Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt Tiêu chí 2016 2017 2018 2019
1
Tổng thu BHYT HGĐ (tỷ.đ) 73.084 81.402 92.955 105.286 Tăng trưởng so với năm trước (%) - 11.38 14.19 13.27
Nguồn: BHXH Phú Thọ 2019 0 10 20 30 40 50 60
Người thứ 1 Người thứ 2 Người thứ 3 Người thứ 4 Người thứ 5 trở đi
Biểu đồ 2.2. Một số chỉ tiêu thu, chi Quỹ BHYT HGĐ toàn tỉnh Phú Thọ
Bảng số liệu cho thấy:
Thứ nhất, Tổng thu nhập từ BHYT HGĐ trên toàn tỉnh đã tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Nguyên nhân chính là do điều chỉnh LCS tăng làm tăng mức phí mua BHYT HGĐ nên ảnh hưởng đến số tiền thu BHYT. "Năm 2016- 2017 lương cơ sở tăng từ 1.150.000 lên 1.210.000 chênh lệch 60.000 đồng và giai đoạn 2017-2018 LCS tăng chênh lệch 90.000 đồng so với mức cũ nhưng đến tháng 07/2019 điều chỉnh tăng chênh lệch 100.000 đồng so với mức cữ kéo theo chi phí tham gia BHYT hộ gia đình tăng cao hơn so với các giai đoạn trước, ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT HGĐ của người dân rất lớn. Hầu hết số thu này vẫn duy trì tốt chủ yếu tập trung vào các địa bàn dân số có đời sống cao, thu nhập ổn định như thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ hoặc tập trung thị trấn của các huyện." [24]. Còn tại huyện nghèo và xã nghèo của các huyện thì số thu thấp và có chiều hướng sụt giảm tại tháng tăng lương cơ sở. Luận văn thực hiện điều ưa trên địa bàn huyện Tân Sơn và thành phố Việt Trì để so sánh mức độ ảnh hưởng của tăng LCS đối với số thu BHYT hộ gia đình như sau: 0 20 40 60 80 100 120 2016 2017 2018 2019
Kết quả thu BHYT HGĐ trên địa bàn huyện Tân Sơn:
“Năm 2016, 2017, 2018, Sự gia tăng phí BHYT cho các hộ gia đình đã tăng lên do sự gia tăng số lượng người tham gia và tăng mức lương cơ bản.
Năm 2016, việc tăng doanh thu phản ánh đầy đủ sự gia tăng của người tham gia và tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng theo nghị định của chính phủ 47/2016 / NĐ-CP ngày 26/5/2016. Chính phủ (áp dụng từ ngày 1 tháng 5 năm 2016). Năm 2017 mức tăng lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng áp dụng 01/7/2017. Năm 2018 mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng tăng 1.390.000 đồng áp dụng 01/07/2018.” (Trích từ Báo cáo công tác thu của BHXH huyện Tân Sơn)
Giai đoạn 2016 - 2019, BHXH huyện Tân Sơn đã thu tiền BHYT hộ gia đình như sau:
Bảng 2.6: Kết quả thu từ BHYT HGĐ ở huyện Tân Sơn giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Đối tượng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ (%)
1 Hộ gia đình
đóng 217.038.670 687.906.268 837.744.000 196.47
Nguồn: Dữ liệu báo cáo năm của BHXH huyện Tân Sơn
Tổng số thu BHYT HGĐ năm 2018 tăng so với năm 2017 là 470,867 triệu đồng. Năm 2019 so với năm 2018 là 153,771 triệu đồng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của BHYT HGĐ ở huyện Tân Sơn do mức lương cơ sở tăng và tỷ lệ thu thấp nhất so với các đơn vị khác trong huyện bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi việc điều chỉnh phí mua thẻ BHYT HGĐ tỉnh và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, việc tăng lương cơ sở dẫn đến tăng phí mua thẻ BHYT HGĐ có ảnh hưởng rất lớn đến nhóm đối tượng tham gia BHYT HGĐ. Vì Tân Sơn là một trong những huyện miền núi có đời sống kinh tế - xã hội khó khăn
nhất cả nước."Với khoảng 20.636 hộ gia đình và khoảng 81.204 người trong đó có 8 nhóm dân tộc thiểu số chiếm 82.3% dân số toàn huyện, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, dân tộc Dao chiếm 6,4%, dân tộc H’Mông chiếm 0,6%. Cơ cấu lao động nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 82,2%, công nghiệp chiếm 8,4%, dịch vụ chiếm 9,4%. Do đó, với một địa bàn miền núi trên 90% dân số là người dân tộc thiểu số và kinh tế nông nghiệp thì việc chi phí cho chăm sóc sức khỏe là điều khó khăn với người dân. Tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện Tân Sơn đạt 98,8% nhưng hơn 90% là được nhà nước hỗ trợ đóng 100% do đối tượng là dân tộc thiểu số, người nghèo, gia đình chính sách, còn lại là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, đối tượng được nhà nước hỗ trợ đóng. Việc khai thác, phát triển 1,2% dân số của huyện Tân Sơn tham gia BHYT HGĐ là việc hết sức khó khăn, đặc biệt trước mỗi lần tăng lương cơ sở. Bình quân với mức phí 2.225.800 đồng/ năm cho một hộ 04 thành viên thì là mức phí khá cao đối với HGĐ trên địa bàn huyện Tân Sơn."
Do vậy, để phát triển được đối tượng tham gia BHYT HGĐ trên địa bàn huyện khó khăn đặc thù như Tân Sơn, BHXH tỉnh Phú Thọ phối hợp rất tốt với chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ. Chính quyền địa phương có giải pháp phát triển kinh tế, tạo công việc ổn định, phát triển kinh tế tại chỗ, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân. Đặc biệt trước mỗi lần tăng lương cơ sở, ngành BHXH tập trung các biện pháp để tuyên truyền, vận động người dân, nêu gương những trường hợp chi trả chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT để họ thấy được việc điều chỉnh phí chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với việc tự chi trả toàn bộ chí phí nếu bị ốm đau, bệnh tật để người dân cân nhắc, lựa chọn, quyết định tham gia BHYT HGĐ.
Bảng 2.7: Kết quả thu BHYT HGĐ trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Đối tượng 2017 2018 2019 Tốc độ PTBQ 1 Hộ gia đình đóng 13.102.171 15.772.575 18.041.898 117.35 Nguồn: Tổng hợp từ BHXH thành phố Việt Trì
Qua bảng số liệu cho thấy, số thu BHYT HGĐ của thành phố Việt Trì cao hơn so với các địa phương khác trong tỉnh và cũng bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh phí mua thẻ BHYT khi tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Phú Thọ, đời sống nhân dân ở mức cao cho nên phần lớn dân số trên địa bàn tham gia hoạt động ở các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội ổn định nên thuộc nhóm đơn vị và đối tượng cùng đóng, số dân lao động tự do và tham gia BHYT HGĐ không nhiều so với mặt bằng chung dân số toàn thành phố. Để so sánh mức ảnh hưởng của địa bàn huyện Tân Sơn và thành phố Việt Trì trước mỗi lần điều chỉnh mức phí tham gia BHYT HGĐ do tăng lương cơ sở ta thấy ở huyện Tân Sơn thể hiện sự ảnh hưởng lớn hơn thành phố Việt Trì. Do người lao động tự do ở Việt Trì có mức sống, thu nhập cao hơn huyện Tân Sơn nên khi phí mua thẻ tăng lên họ vẫn đưa ra quyết định mua.
2.2.2.2.Tác động lên số người tham gia BITYT HGĐ:
Mục tiêu của BHYT HGĐ ở tỉnh Phú Thọ hướng đến những đối tượng sau:
Theo Điều 12 của Luật BHXH sửa đổi (2014), những người được liệt kê trong “sổ hộ khẩu thường trú” hoặc trong “sổ tạm trú” chỉ có thể bao gồm giấy chứng nhận tạm trú trong BHYT với HGĐ nếu họ không có sổ tạm trú. gia đình này. Ngoại trừ trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT hoặc người
trong độ tuổi hợp pháp nhưng chưa đi học (sinh từ 1-1 đến 30-9); Những người đã mua BHYT trong các nhóm khác và những người đã tuyên bố vắng mặt tạm thời tại đia phương không phải đưa vào HGĐ, còn lại được tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Về thủ tục, đại diện HGĐ đăng ký việc tham gia BHYT và danh sách đăng ký BHYT HGĐ theo Điều 17 của luật BHYT sửa đổi 2014 quy định: “Trước pháp luật, người nộp đơn phải có trách nhiệm nếu khai báo sai và bồi hoàn mọi chi phí cho việc kiểm tra và điều trị y tế. Khi nộp thủ tục với các cơ quan thu BHYT (UBND thành phố nơi họ sống, hoặc tại bưu điện hoặc một số bệnh viện, phòng khám đa khoa trong khu vực đã ký hợp đồng) Để so sánh, bản gốc của sổ đăng ký hộ khẩu hoặc mang theo sổ tạm trú. Nếu mới sử dụng BHYT lần đầu tiên hoặc đã nghỉ hơn 3 tháng, bạn phải thanh toán từ ngày 25 đến ngày cuối cùng của mỗi tháng. Thẻ có giá trị trong 30 ngày kể từ đầu tháng sau. Nếu thẻ được gia hạn (bao gồm sự gián đoạn của thẻ dưới 3 tháng) đã bị đóng trước ngày 20 của tháng trước, thẻ sẽ hết hạn và liên tục được gia hạn vào tháng tiếp theo.”
Ngoài ra, có 3 nhóm đối tượng không được phép tham gia như sau - theo Điều 12 của luật BHYT sửa đổi 2014, quy định:
“Đầu tiên, người này không được liệt kê trong sổ hộ khẩu. Điều này có nghĩa là chỉ những người được đăng ký trong sổ đăng ký hộ gia đình mới có thể tham gia loại BHYT này để hạn chế tình trạng tham gia bảo hiểm cho mục đích tự tìm kiếm do các loại phí phải trả theo loại này.
Thứ hai, những người trong sổ đăng ký hộ gia đình không sống trên địa bàn trong một thời gian dài. Nguyên tắc này thường được giải thích bởi thực tế là những người không cư trú tại nơi cư trú hiện tại của họ được bảo hiểm bởi một loại bảo hiểm khác - và tham gia vào tổ chức mà họ làm việc. Để giảm áp lực quản lý bảo hiểm, do đó, nó được loại bỏ khỏi danh sách những người tham gia.
"Thứ ba, các đối tượng trong sổ hộ khẩu nhưng đã có bảo hiểm y tế. Điều này sẽ (1) giảm áp lực pháp lý lên các cơ quan bảo hiểm; (2) Tăng thu nhập cho các quỹ bảo hiểm bằng cách loại trừ một người khỏi các thành viên trong gia đình.”
Số người cần mua BHYT HGĐ trên toàn tỉnh trong năm 2019 chiếm 11,2% dân số (dân số toàn tỉnh năm 2019: 1.418.292 người), tức là tăng 1,2% so với khi thực hiện chính sách BHYT HGĐ được thực thi từ năm 2015." [23] Tỷ lệ của mỗi huyện phản ánh mức độ phát triển kinh tế xã hội của từng địa điểm.
Các đơn vị có điều kiện kinh tế xã hội chiếm 14,89% dân số có nghĩa vụ mua BHYT hộ gia đình như thành phố Việt Trì. Tuy nhiên tại các tháng tăng lương cơ sở số người tham gia cũng bị ảnh hưởng, cụ thể như sau: