1.3 .Những yếu tố tác động đến BHYT HGĐ
2.3. Đánh giá tác động của việc tăng LCS đối với phát triển BHYT HGĐ
lương cơ sở, khắc phục được tình trạng giảm số lượng người tham gia tại tháng áp dụng mức phí mới khi tăng lương cơ sở. Để giúp mọi người hiểu rằng việc tăng phí là rất cần thiết, số người tham gia BHYT HGĐ trong những tháng cuối năm đang tăng nhanh, từ đó đạt được mục tiêu của chính phủ cho ngành bảo hiểm xã hội. Điều này cũng cho thấy việc phổ biến chính sách và huy động sự tham gia BHYT tư nhân trong các HGĐ có ý nghĩa nhất định.
2.3. Đánh giá tác động của việc tăng LCS đối với phát triển BHYT HGĐ HGĐ
2.3.1. Kết quả điều tra về tác động tăng LCS đối với nhóm người mua BHYT HGĐ
Hiện tại, BHXH tỉnh Phú Thọ có 310 đại lý BHXH trực tiếp làm công tác khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHYT HGĐ, tạo thành một mạng lưới rộng khắp trên địa bàn. Các đại lý BHXH này bao gồm: bưu điện văn hóa xã; ủy UBND xã, phường, thị trấn; Hội phụ nữ.... Khi các đại lý ký hợp đồng với các cơ quan BHXH, họ là những cá nhân cụ thể thuộc về các đơn vị và tổ chức theo yêu cầu. Bạn có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với mọi người - thành viên của nhóm BHYT HGĐ để phổ biến và phổ biến các chính sách BHYT HGĐ, lợi ích của việc khám và điều trị y tế bằng thẻ BHYT và cung cấp thông
tin. Nếu bạn thay đổi tỷ lệ thanh toán, bạn được hưởng lợi từ mọi người. Qua đó, họ cũng có được những thông tin phản hồi từ người dân đối với BHYT HGĐ đình như: mức phí tham gia, tỷ lệ giảm trừ khi tham gia theo HGĐ, chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT...
Nhằm thực hiện đánh giá tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển BHYT HGĐ, tác giả tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 202 người - là đại lý BHXH đang trực tiếp thực hiện công tác khai thác, phát triển BHYT HGĐ. Như vậy, tỷ lệ phỏng vấn chiếm trên 65% số đại lý BHXH, đảm bảo tính khách quan, đa chiều trong việc đánh giá những tác động của tăng LCS đối với phát triền BHYT HGĐ.
Thời gian tiến hành phỏng vấn: tác giả thực hiện phỏng vấn từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020.
Cách thức phỏng vấn: phát bảng hỏi trực tiếp cho đối tượng được hỏi. Cách thức lựa chọn người được phỏng vấn: tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính huyện, thành, thị (cấp huyện). Mỗi đầu đại lý chính của bưu điện cấp huyện và đại lý thuộc các đơn vị hành chính cấp xã tác giả lựa chọn 01 người, có kinh nghiệm làm về công tác khai thác, phát triển các đối tượng tham gia BHYT HGĐ từ 2 năm trở lên. Những đại lý này tiếp xúc trực tiếp với người dân, tư vấn, tuyên truyền và tiếp nhận những phản hồi của người dân về BHYT HGĐ nên họ có nhiều thông tin chính xác. Họ cũng là kênh đưa những phản hồi của người tham gia BHYT HGĐ, những bất cập về mức đóng, tỷ lệ giảm trừ, chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế đến cơ quan BHXH để từ đó ngành BHXH có những sửa đổi, kế hoạch phù hợp hơn trong việc phát triển nhóm đối tượng này.
Câu hỏi phỏng vấn: tác giả chia câu hỏi phỏng vấn thành 05 nhóm câu hỏi chính, để làm rõ được vấn đề chính là đánh giá tác động của tăng lương cơ sở đối với việc phát triển người tham gia BHYT HGĐ. Để đánh giá được tác động này, có 05 vấn đề cần thu thập thông tin đó là: Bộ máy thực hiện chính sách
BHYT HGĐ; Sự hiểu biết, nắm bất thông tin của các đại lý với nhóm người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ; Các tác động của tăng LCS đối với nhóm người tham gia BHYT HGĐ; Việc tổ chức tuyên truyền của các đại lý đối với BHYT HGĐ; Chất lương khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT HGĐ...
Về bộ máy thực hiện BHYT HGĐ
Bảng cho thấy bộ mày thực hiện chính sách BHYT HGĐ đình khá hoàn thiện.
Hệ thống văn bản đã đầy đủ, BHYT HGĐ đã được Luật hóa, các quy định rõ ràng, văn bản dưới Luật hướng dẫn chi tiết, đầy đủ. Tuy nhiên, 02 tiêu chí còn lại thì chưa được đánh giá cao, điều này cho thấy kết quả triển khai kế hoạch tăng phí mua thẻ BHYT HGĐ hàng năm thông qua bộ máy tổ chức trên địa bàn tỉnh - huyện chưa đạt được như mong đợi.
Cụ thể, mặc dù nhận được sự quan tâm của các cơ quan khác nhau trên địa bàn tỉnh, nhưng dường như sự phối hợp này chưa đạt được kết quả như mong muốn, bởi sự phối hợp hiện tại dường như khá lỏng lẻo, và thậm chí, có 12,5% số người được phỏng vấn cho rằng sự phối hợp của các cơ quan nhà nước về quản lý như UBND các cấp không tốt, và số đánh giá tốt cũng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm câu hỏi về vấn đề này.
Bảng 2.3.1: Đánh giá bộ máy thực hiện BHYT HGĐ STT Tiêu chí Số người trả STT Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ lựa chọn phương án trả lời (%) Không tốt Trung bình Tốt
Nhóm câu hỏi về bộ máy thực hiện BHYT HGĐ 1 Hệ thống văn bản, chính sách về
BHYT HGĐ 202 0 0 100,0
2 Kế hoạch tăng phí mua thẻ BHYT
HGĐ hàng năm. 202 25,00 18,75 56,25
3
Việc triển khai BHYT HGĐ trên địa bàn luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan trên địa bàn
202 12,50 43,75 43,75
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Về sự hiểu biết của các đại lý đối với nhóm người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ
Nhóm câu hỏi này khai thác nhiều thông tin từ đại lý đối với nhóm người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ. Việc thu thập thông tin về các nhóm người tham gia BHYT HGĐ là một yêu cầu bắt buộc trong nội dung hợp đồng giữa BHXH và đại diện khai thác và phát triển đối tượng. Có nắm bắt được thông tin thì đại lý mới khai thác đúng, trúng được đối tượng tham gia BHYT HGĐ. Đại lý nắm bắt thông tin qua nhiều kênh như: tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, qua báo cáo tình hình dân số, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, mức thu nhập bình quân về đối tượng cư trú trên địa bàn của đại lý phụ trách (xã, phường, thị trấn...). Do vậy, thông tin đại lý cung cấp là sát thực, có độ chính xác cao.
đồng về tỷ lệ chọn phương án trả lời với hơn 60% chọn mức trung bình. Nó thể hiện sự logic về thói quen “chăm sóc sức khỏe của người dân”, về mức thu nhập của người dân và khả năng chi tiêu cho việc mua thẻ BHYT. Bảng hỏi thu thập được những đáp án lựa chọn có sự phân định về địa bàn dân cư, ví dụ tỷ lệ 30% lựa chọn phương án không tốt (không thường xuyên) về chăm sóc sức khỏe, về thu nhập và khả năng chi tiêu tập trung nhiều ở những địa bàn xã khó khăn như huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy. Còn tỷ lệ trả lời 4,5%-5,5% phương án tốt (thường xuyên) thường tập trung ở địa bàn thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và một vài thị trấn các huyện.
Như vậy, có thể thấy về cơ bản nhóm người được hưởng BHYT tại nhà ít có thói quen thường xuyên khám bệnh định kỳ, chủ động chăm sóc sức khỏe, họ thường mua thẻ khi có bệnh nên so với việc tự bỏ tiền hoàn toàn chi phí khi KCB với việc khám bằng thẻ BHYT thì khám bằng thẻ BHYT giúp họ giảm được 80% chi phí nên họ cũng sẵn sàng chi phí từ thu nhập để mua thẻ BHYT. Theo số liệu khảo sát của tác giả thi mức thu nhập bình quân của một HGĐ khoảng 4 người thường là 70 -78 triệu/năm, phí mua thẻ BHYT theo hộ gia đình đã giảm trừ theo tỷ lệ cho 4 thành viên trong gia đình tham gia là khoảng 2 triệu/năm, chiếm khoảng 2,5% thu nhập. Đây là mức mà người dân có thể chấp nhận được.
Bảng 2.3.2 : Đánh giá nhóm người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ STT Tiêu chí STT Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ lựa chọn phương án trả lời (%) Không tốt Trung bình Tốt Nhóm câu hỏi về sự hiểu biết của các đại lý đối với nhóm người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ
1 Thói quen chăm sóc sức khỏe của người
dân trên địa bàn 202 34 61,5 4,5
2 Mức BQ thu nhập của người dân thuộc
diện tham gia BHYT HGĐ 202 30 64,5 5,5
3 Khả năng chi tiêu của người dân đối với
việc mua thẻ BHYT HGĐ hàng năm 202 30 64,5 5,5
Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra khảo sát của tác giả Tác động của tăng lương cơ sở với nhóm người thuộc điện tham gia BHYT HGĐ
Tăng LCS hàng năm là điều tất yếu của nền kinh tế. Việc tăng lương tác động đến tất cả các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội nói chung và những người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ nói riêng. Vì sao tăng lương lại có tác động đặc biệt hơn đối với nhóm người này? Bởi phần lớn trong số họ là những người có mức thu nhập trung bình hoặc thấp hơn mức trung bình của xã hội. Việc tăng lương cơ sở nó sẽ làm tăng các chi phí mà họ cần phải chi trả cho các nhu cầu thiết yếu, trong đó có tăng mức phí mua thẻ BHYT HGĐ. Chỉ số giá tiêu dùng của năm sau thường cao hơn năm trước. Người dân đứng trước sự tính toán về việc chi trả cho các nhu cầu của bản thân, họ cân nhắc việc dịch vụ y tế cũng tăng theo để quyết định lựa chọn mua thẻ BHYT HGĐ nhằm giảm
bớt gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật. Tăng LCS cũng giúp cho thu nhập của họ tăng lên nên có thể tại thời điểm tháng tăng lương họ chưa đưa ra quyết định mua nhưng sau đó họ cũng sớm thay đổi quyết định.
Qua kết quả khảo sát ta thấy, phương án trả lời 03 câu hỏi đầu hoàn toàn trùng khớp với phương án trả lời của nhóm câu hỏi của bảng 2.3.2. Điều này cho thấy mức độ đánh giá của các đại lý đối với tác động của tăng lương cơ sở lên phí mua thẻ, thu nhập của người dân và chi phí dịch vụ y tế. Tuy nhiên, các câu hỏi thứ 4 và thứ 5 của nhóm này cho thấy mức độ khó khăn trong việc khai thác, phát triển người tham gia BHYT HGĐ của các đại lý. Việc khai thác mới người tham gia BHYT theo hộ gia đình với tỷ lệ trả lời là 55% không tốt, cho thấy tại thời điểm này các đại lý khai được rất ít đối tượng tham gia mới (chiếm 2%) và cũng khó khăn trong việc duy trì những người đã tham gia trước đó, tái tục được 5% số người hết hạn thẻ tham gia mua mới ở thời điểm này.
Bảng 2.3.3. Đánh giá tác động tăng LCS hàng năm
STT Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ lựa chọn phương án trả lời (%) Không tốt Trung binh Tốt Nhóm câu hỏi đánh giá tác động tăng LCS hàng năm đối với người tham gia BHYT HGĐ (tại thời điểm tăng lương tháng 7 hàng năm)
1 Đánh giá mức phí mua thẻ BHYT HGĐ
tăng theo tỷ lệ tăng của LCS 202 34 61,5 4,5
2 Đánh giá mức thu nhập của người dân
tăng theo LCS 202 30 64,5 5,5
3 Đánh giá chi phí dịch vụ y tế cho khám
chữa bệnh tăng theo LCS 202 30 64,5 5,5
tham gia BHYT hộ gia đình tại thời điểm tăng LCS-tăng phí mua thẻ BHYT HGĐ
5
Việc quản lý, duy trì số người đã tham gia BHYT HGĐ tiếp tục mua thẻ BHYT HGĐ khi mức phí tăng theo LCS
202 55 40 5
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát của tác giả Về công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách BHYT HGĐ
Để tiến tới được BHYT toàn dân mà Bộ Chính trị đã đưa ra, các chỉ tiêu BHXH Việt Nam phân bổ cho các tỉnh, trước những khó khăn như vậy BHXH tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch, phương án để khắc phục khó khăn, nâng cao tỷ lệ người tham gia BHYT
Bảng 2.3.4: Đánh giá về chính sách công tác tập huấn và triển khai
Tiêu chí Số người trả lời (người) Tỷ lệ lựa chọn phương án (%) Không tốt Trung bình Tốt
Mức độ thường xuyên của công
tác tập huấn 202 18,75 18,75 62,50
Nội dung tập huấn sâu, sát với
nghiệp vụ thực tế 202 0 56,25 43,75
Chất lượng các khóa tập huấn 202 18,75 43,75 37,50
Các hình thức truyền thông và tư
vấn chính sách 202 0 18,75 81,25
Sự hấp dẫn, tính thu hút của những
sản phẩm truyền thông chính sách 202 43,75 37,5 18,75 Kết quả của công tác truyền thông
và tư vấn chính sách 202 12,50 31,25 56,25
Mặc dù khả quan hơn các kết quả trước, song khi đánh giá về mức độ thường xuyên của công tác hay nội dung, kết quả của phương pháp huấn luyện thì lại không được như kỳ vọng của tác giả: mặc dù đạt được thành tích tốt trong vấn đề phát triển BHYT HGĐ, nhưng người được phỏng vấn cho rằng, phương pháp học tập hiện nay quá nhàm chán, cụ thể là không hướng dẫn được các cán bộ cách thức vận động, và cũng không thường xuyên tổ chức nên chất lượng khóa học bị đánh giá không cao. Thậm chí, số lượng người trả lời chất lượng khóa học tốt cũng rất ít (chỉ chiếm 37,5%).
Bảng 2.3.4 cho thấy, các đại lý khai thác và phát triển người tham gia BHYT HGĐ đánh giá tốt đối với sự đa dạng của các hình thức truyền thông và tư vấn chính sách BHYT bắt buộc trên địa bàn. Tuy nhiên, các cán bộ này lại cho rằng, những sản phẩm truyền thông chính sách chưa hấp dẫn, chưa thu hút sự chú ý của người dân.
Về hệ thống chất lượng dịch vụ y tế và cơ sở KCB
Để thu hút mọi người tham gia BHYT nói chung và BHYT HGĐ nói riêng, mạng lưới các cơ sở khám và điều trị y tế và chất lượng dịch vụ y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu tham gia của mọi người. Trước rất nhiều những tác động đối với họ như: phí mua thẻ BHYT tăng, thu nhập có thể không cao và không ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng hàng năm... thì họ vẫn lựa chọn mua thẻ BHYT để tạo lưới đỡ an toàn cho việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, về hệ thống cơ sở KCB đã xây dựng cơ sở từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, tuy nhiên chỉ có 15 % được đánh giá là chất lượng tốt, chủ yếu thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện và bệnh viện tuyến tỉnh. Còn các trạm y tế xã, phường chiếm khoảng hơn 70% cơ sở KCB trong toàn tỉnh nhưng lại không phát huy được chức năng KCB do hạn chế về cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ... Đây là vấn đề gây cản trở rất lớn đối với người dân khi quyết định tham gia BHYT HGĐ. Bởi phần lớn trong số họ sinh sống ở địa bàn xã, phường xa cơ sở khám chữa bệnh trung tâm của huyện và của tỉnh - nơi họ mong muốn
được khám chữa bệnh chứ không phải ở các trạm y tế xã, phường. Chính vì vậy mà 50% số phiếu điều tra cho rằng quyền lợi của người tham gia BHYT HGĐ chưa được đảm bảo tốt. Trong khi đó, với sự tham gia của họ giúp tăng trưởng quỹ BHYT và khả năng chi trả của quỹ BHYT cho các nhu cầu khám chữa bệnh của nhóm đối tượng này khá cao chiếm hơn 81%.
Bảng 2.3.5. Đánh gia chất lượng dịch vụ y tế và cơ sở KCB
Tiêu chí Số người trả lời (người) Tỷ lệ lựa chọn phương án (%) Không tốt Trung bình Tốt Nhóm câu hỏi đánh giá chất lượng khám chữa
bệnh bằng thẻ BHYT HGĐ 202
Hệ thống cơ sở KCB được cấp phép khám bằng