1.3 .Những yếu tố tác động đến BHYT HGĐ
1.3.1. Yếu tố bên ngoài tác động đến BHYT HGĐ
- Thứ nhất, là tiền lương cơ sở là một bộ phận cấu thành của chế độ tiền lương, có vị trí hết sức quan trọng trong “hệ thống tiền lương”, có ảnh hưởng
tới toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội, an sinh xã hội. Tiền LCS không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà nó còn là “khung pháp lý quan trọng”, là cơ sở để trả công lao động cho toàn xã hội, là căn cứ để quy định mức đóng BHXH, BHYT.
“Việc quy định mức lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với việc bảo vệ người lao động mà còn có ý nghĩa lớn đối với việc phát hiển kinh tế, ổn định quan hệ lao động, ổn định an sinh xã hội. Để xây dựng được hệ thống LCS thì bản thân nó cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đó là: thị trường lao động, việc cung - cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương. Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thi thị trường lao động đạt tới sự cân bằng.Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ ...). Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền lương thực tế sẽ giảm. Như vậy buộc các đơn vị, các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho công nhân để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm. Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước, liên doanh..., chênh lệch giữa các ngành, giữa các công việc có mức độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết tiền lương cho hợp lý”.[23].
Các nhân tố thuộc môi trường DN cũng làm cở sở để tác động đến việc tăng lương cơ sở: “các chính sách lương, phụ cấp, giá thành...được áp dụng triệt để phù hợp sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh
hưởng mạnh tới tiền lương.Với doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền lương cho người lao động sẽ thuận tiện dễ dàng. Còn ngược lại nếu khả năng tài chính không vững thì tiền lương của người lao động sẽ rất bấp bênh. Cơ cấu tổ chức hợp lý hay bất hợp lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiền lương. Việc quản lý được thực hiện như thế nào, sắp xếp đội ngũ lao động ra sao để giám sát và đề ra những biện pháp kích thích sự sáng tạo ưong sản xuất của người lao động để tăng hiệu quả, năng suất lao động góp phần tăng tiền lương. Các yếu tố thuộc về trình độ của người lao động, với số lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó. Có thể đào tạo dài hạn ở trường lớp cũng có thể đào tạo tại doanh nghiệp. Để làm được những công việc đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp thì việc hưởng lương cao là tất yếu” [24]. Sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của lao động Bản chất của tiền lương là “giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu. Tiền lương không chỉ giúp người lao động tái sản xuất sức lao động đã bị tiêu hao trong quá trình lao động mà còn giúp người lao động nuôi sống gia đình họ, ữang trải những chi phí phát sinh do gặp rủi ro trong cuộc sống. Tiền lương còn là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước quản lý kinh tế, tài chính và bình ổn xã hội”.[24]
Như vậy, tiền LCS chính là thước đo giá trị sức lao động của con người, là căn cứ để tính toán các quy định về định mức thu các lĩnh vực của đời sống xã hôi như: thuế, BHXH, BHYT....
- Thứ hai đó là văn bản, chính sách, luật pháp của nhà nước như: Luật BHYT, chính sách, chế độ có liên quan đến BHYT HGĐ gồm những nội dung
chủ yếu: “xác định nội hàm đối tượng, mức giảm trừ khi tham gia nhiều người thuộc diện HGĐ, phương thức đóng, LCS, quy trình khám chữa bệnh và kiểm soát tuân thủ quy định của cơ quan y tế” đối với việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.
- Thứ ba là chất lượng dịch vụ KCB cho người có thẻ BHYT ảnh hưởng mạnh đến đối tượng tham gia BHYT HGĐ. Trong đó việc thu phí mua thẻ BHYT và chi phí khi được hưởng quyền lợi của thẻ BHYT là hai mặt của chính sách BHYT, đó là: “Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tốt thì sức hút của chính sách BHYT nói chung và BHYT HGĐ nói riêng sẽ nâng cao tác động trở lại đến phát triển đối tượng tham gia BHYT HGĐ. Mặt khác phát triển tốt đối tượng tham gia BHYT nói chung và BHYT HGĐ tốt sẽ giúp cân bằng quỹ BHYT, tạo nguồn tài chính cho chi khám chữa bệnh BHYT”.[8]
- Thứ tư là"sự chỉ đạo, hướng dẫn, quy định của BHXH Việt Nam theo thẩm quyền về cải cách thủ tục hành chính với tổ chức, cá nhân tham gia BHYT, về tổ chức bộ máy khai thác, phát triển đối tượng BHYT HGĐ, về chế độ đãi ngộ với cán bộ, về chỉ đạo, hướng dẫn lập, giao kế hoạch phát triển đối tượng BHYT hộ gia đình."[9]
- Thứ năm là tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể đó là: Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh, mỗi huyện; có ít hay nhiều vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo đó các chính sách của nhà nước hỗ trợ về BHYT với người dân sống tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ tác động mạnh đến triển khai BHYT HGĐ. Ví dụ: các huyện thuộc diện nghị quyết 30a tất cả người dân sống tại các xã thôn vùng III (đặc biệt khó khăn) và người dân tộc thiểu số sinh sống tại xã, thôn vùng II (khó khăn) hiện nay đều được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT; các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chương trình mục tiêu giảm nghèo, chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới ... của chính quyền địa phương, tác động đến thu nhập bình quân hộ dân, kéo theo sự tác động mạnh đến quản
lý thu BHYT hộ gia đình của địa phương đó. Quyết tâm chính trị và sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương về BHYT cũng tác động mạnh đến thu BHYT hộ gia đình.(Nguyễn Thị Tứ, 2007)
- Thứ sáu là sự phối hợp của các bên liên quan: “phát triển đối tượng tham gia BHYT HGĐ có nhiều khó khăn hơn so với phát triển đối tượng khác vì họ phải tự đóng 100% tiền mua thẻ BHYT. Do đó nếu không có sự chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong quản lý, điều hành thực hiện chính sách BHYT; Của các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh trong truyền thông các nội dung của BHYT HGĐ đến nhân dân thì sẽ rất khó khăn cho cơ quan BHXH các cấp khi vận động, thuyết phục người dân tham gia. Đặc biệt UBND cấp xã có vai trò quan trọng nhất về truyền thông chế độ BHYT HGĐ đến từng hộ dân trên địa bàn quản lý. Sự quan tâm chỉ đạo và hiệu quả công tác quản lý nhà nước của UBND cấp xã về BHYT trong đó có BHYT HGĐ ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHYT HGĐ”. [9]
- Đặc điểm của dân cư và nhận thức của người dân về BHY HGĐ: “Hộ dân cư với các thuộc tính của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến số lượng người tham gia BHYT HGĐ. Các cấu thành của dân cư như: dân số trung bình năm; phân bố dân cư thành thị, nông thôn; tốc độ tăng dân số; độ tuổi trung bình; thu nhập bình quân đầu người, tập quán sinh sống, hiểu biết về pháp luật BHYT của người dân, tâm lý của người dân... đều tác động mạnh đến số lượng tham gia BHYT HGĐ”.