Yếu tố bên trong tác động đến BHYT HGĐ

Một phần của tài liệu Tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 36)

1.3 .Những yếu tố tác động đến BHYT HGĐ

1.3.2. Yếu tố bên trong tác động đến BHYT HGĐ

Các nhân tố thuộc về chủ thể chính sách bao gồm: “Bản thân chính sách BHYT nói chung và chính sách BHYT HGĐ nói riêng cần phải hưởng tới những lợi ích thực tế của chủ thể được hưởng lợi - cụ thể là các thành viên trong gia đình”. Nếu bản thân chính sách ít tạo áp lực tài chính đối với các thành viên thì sẽ hỗ trợ thực hiện chính sách một cách tốt nhất. Thêm vào đó, chính sách

có những điều khoản cần thiết, đảm bảo thực hiện một cách minh bạch, tránh được tình trạng gian lận bảo hiểm sẽ tạo điều kiện cho BHXH thanh toán được các chi phí cần thiết, và đảm bảo niềm tin của dân chúng vào nhà nước. Ngược lại, nếu chính sách không được sự ủng hộ của người dân sẽ khó thực hiện.

Thứ nhất, có bộ máy hành chính minh bạch. Để thực thi chính sách, cần phải có hệ thông thực hiên, chính sách từ Trung ương đến tận cơ sở hoạt động một cách đồng bộ, kịp thời và một đội ngũ công chức có đủ năng lực và phẩm chất để làm nhiệm vụ này. Cơ chế thủ tục hành chính hợp lý cũng là một nhân tố góp phần tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách BHYT bắt buộc được thuận lợi. Thêm vào đó, bên cạnh bộ máy thì cần có chính sách hợp lý. Sự tuân thủ quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững vàng; sự xác định đúng vấn đề, đối tượng, mục tiêu, các giải pháp công cụ để thực hiện chính sách BHYT bắt buộc đóng vai trò mấu chốt và là điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách thành công. Cuối cùng là có sự phối hợp của các cơ quan ban ngành. Để thực thi chính sách, cần phải có sự cương quyết, quyết tâm và đồng lòng của các nhà lãnh đạo, sự phối hợp chặt sẽ, nhịp nhàng của các cơ quan quản lý: cơ quan BHXH, cơ quan tài chính,...

Thứ hai, Công tác thông tin tuyên truyền về BHYT HGĐ."Do bảo hiểm chỉ thực hiện khi sự kiện bảo hiểm xảy ra nên việc tuyên truyền đến các HGĐ là thực sự cần thiết. Các hoạt động tuyên truyền cần được triển khai rộng khắp cả về cả nội dung và hình thức; Nội dung tuyên tuyên truyền phải phù hợp - nhất là với nhóm đối tượng là người dân lao động nghèo. Chỉ khi công tác tuyên truyền tốt thì chính sách BHYT HGĐ mới được triển khai một cách hiệu quả."[15]

Thứ ba, công tác phối kết hợp giữa các đơn vị. Công tác phối hợp nếu như được làm một cách trơn tru, nhịp nhàng thì sẽ thúc đẩy công tác chuẩn bị - triển khai - giám sát một cách thích hợp.

Thứ nhất, sự hiểu biết của người dân về BHYT HGĐ. Tại các nước đang phát triển, Hà Văn Sỹ (2016) thấy rằng “người có thẻ BHYT thường nghĩ, chỉ đi khám bệnh vào ngày, giờ hành chính mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Còn đi khám ngoài giờ, ngày nghỉ coi như mình phải bỏ tiền túi toàn bộ. ít người biết được, quy định mới của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn đã quy định rất rõ các trường họp này. Người dân cũng không biết rằng người bệnh khám ở khoa dịch vụ của các bệnh viện, mặc dầu bệnh viện yêu cầu trả tiền trực tiếp, nhưng sau đó, người có thẻ BHYT có quyền yêu cầu bệnh viện cung cấp các biên lai, phiếu khám để đến cơ quan bảo hiểm thanh toán. Nhiều người không hề biết khám ở bệnh viện tư, khám vượt tuyến đều được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Nếu bệnh viện tư có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với tổ chức BHYT thì người bệnh được giải quyết chế độ bảo hiểm tại bệnh viện đó, nhưng, nếu không có hợp đồng thi người bệnh sẽ tự mang hóa đơn khám chữa bệnh đến thanh toán với cơ quan bảo hiểm. Còn vượt tuyến, trước đây, người bệnh phải chi trả 100% chi phí, nhưng nay Luật BHYT quy định việc vượt tuyến vẫn được hưởng bảo hiểm, nhưng người bệnh cùng chi trả. Nếu vượt lên tuyến trung ương, người bệnh chỉ được bảo hiểm chi trả 30% chi phí khám, chữa bệnh tuyến tỉnh là 50% và tuyến huyện là 70%”.

Thứ hai, về việc thói quen quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân của người dân. Hiện nay, mức sống của người dân đã được cải thiện, các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên, cho nên tham gia BHYT HGĐ trở thành một “xu hướng phù hợp”.

- Một số nhân tố khác như:

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, ngoài 2 nhóm nhân tố trên, còn có một số nhân tố khác như thủ tục KCB bằng BHYT, chất lượng KCB tại các cơ sở y tế.

Thứ nhất, Thủ tục KCB bằng BHYT tốt sẽ thúc đẩy người dân sử dụng bảo hiểm nhiều hơn, và tin tưởng vào chính sách BHYT của nhà nước hơn.

Ngược lại, nếu thủ tục này bị đánh giá là phức tạp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân thì việc thực thi sẽ gặp phải sự “chống đối” hoặc phản kháng của đối tượng thụ hưởng. Thường thì đối với các thủ tục thanh toán sau khi nhập viện hoặc xuất viện nếu nhanh chóng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Thứ hai, Chất lượng KCB tại các cơ sở y tế. Nếu chất lượng KCB, đặc biệt là KCB dành cho đối tượng dùng BHYT tốt thì người dân sẽ tin tưởng vào BHYT và BHXH nhiều hơn. Ngược lại, nếu chất lượng KCB tại các cơ sở y tế không tốt - dù do bất cứ lý do gì, cũng sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào BHXH - từ đó hạn chế khả năng thực thi chính sách BHYT nói chung và BHYT hộ gia đình nói riêng.

1.4. Kinh nghiệm về phát triển BHYT HGĐ tại một số tỉnh thành ở Việt Nam.

1.4.1.Kinh nghiệm phát triển BHYT HGĐ tại một số tỉnh thành ở Việt Nam.

1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển BHYT HGĐ tại tỉnh Quảng Ninh

BHYT là “chính sách xã hội lớn, dưới hình thức huy động sự đóng góp của nhiều người trong cộng đồng tạo lập một quỹ để chi trả các chi phí y tế cho những người không may bị ốm đau, bệnh tật. Xác định việc tiến tới BHYT toàn dân là điều cần thiết, mang ý nghĩa chia sẻ cộng đồng sâu sắc, thời gian qua, Quảng Ninh đã tích cực nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT”. Hiện nay Quảng Ninh được đánh giá là “địa phương có tỷ lệ đóng BHYT cao hơn so với mức bình quân cả nước.

Đáng nói là, tỉnh ban hành “chính sách riêng hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn, như: Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo, người cao tuổi từ 75 đến 80 tuổi” - đây là điểm mới để các tỉnh khác cần học tập vì nhóm đối tượng này đã được Ngân sách tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 100% còn các tỉnh khác trên cả nước hầu như chỉ

hỗ trợ 1 phần kinh phí để mua thẻ BHYT: "nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30-80%; hỗ trợ BHYT đối với một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết ngày 30-9- 2016, số thẻ BHYT ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng đạt 343.697 thẻ; trong đó, hỗ trợ người thuộc gia đình hộ nghèo 46.660 thẻ, người dân tộc thiểu số đang sống ở vùng đặc biệt khó khăn 41.439 thẻ, người có công với cách mạng 19.106 thẻ, trẻ em dưới 6 tuổi 147.470 thẻ..."[13]

Theo thống kê của BHXH tỉnh này thì: “tỷ lệ người dân tham gia BHYT của tỉnh luôn tăng dần trong những năm gần đây. Năm 2018, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đã đạt 93.9% dân số; năm 2019, tỷ lệ người tham gia BHYT của tỉnh đạt 95.2%. Đây là kết quả của quá trình triển khai BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia BHYT tăng, nhưng lại chưa có tính bền vững, nhất là đối với các nhóm đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp và người tham gia BHYT HGĐ”. Thực tế, những năm gần đây: “các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn hoạt động cầm chừng, thậm chí chờ giải thể và sát nhập, dẫn đến tình trạng nợ đọng BHYT kéo dài" [8].

Một số người SDLĐ còn có ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm như: “có hành vi cố tình trốn tránh trách nhiệm đóng BHYT cho NLĐ, trong khi chế tài xử phạt vi phạm còn chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp và cá nhân có hành vi vi phạm. Đối với đối tượng tham gia BHYT, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, dù các địa phương đã quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng, tuy nhiên, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa thật sự phù hợp với trình độ dân trí, nhận thức, phong tục, tập quán của địa phương.”

phương triển khai trên 531 đại lý thu BHYT tại UBND các xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện văn hoá xã và bệnh viện, trạm y tế đảm bảo cho người có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, tham gia BHYT. Cùng với đó, tỉnh xây dựng hướng dẫn liên ngành và quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện và tuyên truyền chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh; thực hiện rà soát, lập danh sách để cấp thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng được ngân sách đóng BHYT kịp thời; tăng cường thanh, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân để hạn chế tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng BHYT cho người lao động” [24]

1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển BHYT hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai

Với việc thực hiện nghị quyết, nhận thức và hành động của tất cả các cấp, ngành và cộng đồng về tầm quan trọng và vai trò, ý nghĩa của việc tham gia BHYT và BHYT hộ gia đình trong hệ thống an sinh xã hội đối với sự phát triển và ổn định chính trị - xã hội được nâng cao, nhu cầu hiểu biết về các lĩnh vực này ngày càng tăng. Đáng kể nhất là sự gia tăng hàng năm về số lượng các công ty BHYT và BHYT hộ gia đình. Trong đó, số người tham gia BHYT hộ gia đình ở tỉnh Lào Cai tăng 14%, đạt tỷ lệ BHYT vào cuối năm 2017 lên 98,68%, vượt chỉ tiêu theo Quyết định số 1167 /. QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ và việc thực hiện các chính sách BHXH và BHYT đã đạt được kết quả tích cực do tăng cường quản lý, công khai minh bạch trong các hoạt động khám và điều trị y tế. Bên cạnh đó, từ tháng 1 năm 2018, dữ liệu thu nộp BHYT và BHXH sẽ được quản lý trên toàn quốc trong một hệ thống tập trung để giúp nghiên cứu và cập nhật dữ liệu người tham gia dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc tổ chức cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia đã được cải thiện và nâng cao. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã triển khai nhiều dịch vụ kỹ thuật mới để tạo điều kiện cho những người có BHYT được tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến và chăm sóc tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khám và điều

trị y tế cho người dân ở tỉnh Lào Cai. Tuy vậy, những người tham gia BHYT có tăng nhưng vẫn còn chậm, BHYT trên toàn tỉnh đã vượt chỉ tiêu được giao, nhưng hơn 80% người tham gia là các thực thể do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng giúp đỡ gần gũi.

Với xu hướng giảm dần sự hỗ trợ BHYT từ NSNN, số hộ nghèo đang giảm dần mỗi năm và người Kinh ở các cộng đồng và làng xã cực kỳ khó khăn không còn được hỗ trợ BHYT là thách thức để duy trì và phát triển bền vững về chỉ tiêu bao phủ BHYT ở tỉnh Lào Cai. Để khắc phục tình trạng này, Lào Cai sẽ đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng và khu vực trong những năm tới; tập trung vào tuyên truyền cho nông dân và hộ gia đình cận nghèo, sinh viên, học sinh, người sử dụng lao động mang lại sự thay đổi đáng kể về nhận thức và hành động liên quan đến mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm đối với sự phát triển của số lượng người tham gia bảo hiểm lâu dài. Đồng thời, tỉnh Lào Cai đề xuất tại hội nghị rằng nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư để thu hút nhiều nhân công.

1.4.1.3 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Yên Bái

Năm 2018, tỉnh Yên Bái thu BHYT hộ gia đình được 46.688 người với tổng số tiền thu là 25,667 triệu đồng, tăng 16,2% so với năm 2017.

Để đạt được kết quả trên, BHXH tỉnh Yên Bái đã quan tâm nâng cao chất lượng việc thu BHYT hộ gia đình.

Giao tờ rơi cho các cơ quan thu phí bảo hiểm yêu cầu phát cho các hộ gia đình chưa tham gia BHYT đủ 100% thành viên trên địa bàn phụ trách. Kết hợp với tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin như họp tổ dân phố, các buổi họp đoàn thể, thôn, bản, làng để mọi người có thể hiểu và thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế.

Các hoạt động "truyền thông của BHXH Yên Bái với các cơ quan truyền thông đại chúng như báo Yên Bái, đài phát thanh và truyền hình của tỉnh Yên Bái trong truyền thông về BHYT hộ gia đình đã hỗ trợ và tạo tiếng vang cho các hoạt động truyền thông. Sự phối hợp chặt chẽ và tích hợp khéo léo các nội dung của BHYT hộ gia đình trong các cuộc điều tra về nghèo đói, điều tra nông lâm kết hợp và các chương trình y tế thôn bản đã tạo ra hiệu quả toàn diện cho việc thực hiện kế hoạch. Giao dịch bảo hiểm y tế." [13]

Bài học kinh nghiệm phát triển BHYT HGĐ cho tỉnh Phú Thọ

BHYT là một chính sách lớn và quan trọng mà đảng và nhà nước đặc biệt chú ý, nhằm huy động sự tham gia của mọi người trong việc chăm lo về sức khỏe của người dân và thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và

hỗ trợ lẫn nhau là mục tiêu và cho thấy sự vượt trội của chế độ của Nhà nước. Trong những năm gần đây, việc triển khai hệ thống BHYT nói chung của tỉnh với nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, các sở, ngành, địa phương đã có kết quả tích cực trong việc thực hiện Đề án BHYT. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, số người tham gia BHYT trên toàn tỉnh là 1.253.349, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 88,4% dân số của tỉnh, trong đó có 173.366 người đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình chiếm tỷ lệ 13,8% tổng số người tham gia BHYT trên toàn tỉnh. Cơ bản đáp ứng các mục tiêu mà chính quyền tỉnh Phú Thọ đặt ra, người tham gia BHYT được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng ngày càng cao, giúp giảm gánh nặng tài chính cho họ khi không may ốm đau. Góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, thực hiện công bằng xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia BHYT HGĐ vẫn còn thấp. Tại các đơn vị (xã, phường, thị trấn) có nhiều người tham gia nhiều nhất cũng chỉ vài trăm thẻ, thậm chí có những nơi chỉ có vài người tham gia, Hầu hết là những người

Một phần của tài liệu Tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)