Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 40 - 43)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.2.1. Dân số, lao động

Theo kết quả điều tra dân số tính đến ngày 01/11/2017, hiện nay tổng dân số huyện Văn Bàn có 79.772 người (tổng số hộ 16.582 hộ; trong đó hộ nghèo theo tiêu chí mới là 9.968 hộ = 60,11%) thuộc 11 dân tộc anh em cùng sinh sống, mật độ phân bố bình quân 55 người/km2, phân bố dân cư không đều trên 264 thôn bản ở 23 xã và thị trấn, chủ yếu tập trung nhiều ở thị trấn Khánh Yên, các xã ven đô, dọc quốc lộ 279 và tỉnh lộ 151, mức độ đô thị hoá công cộng thấp.

Toàn huyện hiện nay có khoảng 39.000 lao động chiếm khoảng 50% tổng dân số trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Nguồn lao động trên địa bàn huyện Văn Bàn tuy khá dồi dào, nhưng chất lượng lao động còn thấp, đa số lao động chưa qua đào tạo cơ bản, nhất là đồng bào dân tộc ít người trình độ văn hoá thấp, hầu hết chưa được đào tạo bồi dưỡng về kỹ thuật sản xuất.

2.2.2. Y tế, văn hoá, giáo dục

Toàn huyện có 23/23 xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố, có trang thiết bị, phương tiện tương đối đồng bộ. Có 13/23 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế và 04 xã đã đủ điều kiện đề nghị tỉnh thẩm định và công nhận trong thời gian tới. Trung tâm y tế huyện được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, 3 phân viện ở 3 trung tâm cụm xã có 232 giường bệnh. Thực hiện tốt chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Hoạt động văn hóa thông tin, truyền thanh truyền hình trong những năm qua từng bước phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng

được nâng lên. Hầu hết các xã đã có bưu điện văn hóa, trạm phát sóng truyền thanh góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Các hoạt động bưu chính viễn thông đảm bảo, thông tin liên lạc từ huyện đến cơ sở kịp thời. Sản lượng chuyển phát các loại công văn, báo chí, bưu phẩm, bưu kiện, điện báo ... đảm bảo.

Năm 2017, toàn huyện có 93 làng bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hoá, 9437 gia đình văn hoá tiêu biểu.

Trong những năm qua ngành giáo dục, đào tạo đã khắc phục những khó khăn và đạt những kết quả quan trọng, luôn duy trì là đơn vị huyện đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, mở rộng nhiều loại hình trường lớp bước đầu thực hiện xã hội hoá giáo dục. Toàn huyện có 92 trường học (trong đó: MN: 26 trường, TH: 36 trường, THCS: 24 trường, PTDT nội trú: 01 trường, THPT 04 trường, TTGDTX 01 trường). toàn huyện có 30 trường học đạt chuẩn quốc gia, 02 trường đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận, có 33 trường được sở GD&ĐT Lào Cai công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực

Năm 2017 đào tạo nghề cho lao động nông thôn 05 lớp, nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số 13 lớp, dạy nghề cho lao động nông thôn 06 lớp, dạy nghề cho người nghèo 12 lớp, đào tạo bồi dưỡng cộng đồng 35 lớp (trung bình 35 - 45 người/lớp), đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã, thôn bản cho 125 đồng chí.

2.2.3. Điều kiện kinh tế

Huyện Văn Bàn là một huyện vùng sâu vùng xa của của tỉnh Lào Cai có nhiều xã đặc biệt khó khăn 10/23 xã năm 2017, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Vì vậy đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người 15 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới 9.968/16.582 hộ (chiếm 60,11%). Là một huyện có trên 90% dân số sống

ở nông thôn, BCH Đảng huyện khoá XIX tiếp tục xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, dưới sự chỉ đạo của huyện Đảng bộ cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong huyện, kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Ngành chăn nuôi đã được chú trọng hơn, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, lấy sức cày kéo và phân bón là chính nay đã chuyển dần sang chăn nuôi có quy mô lớn hơn, đặc biệt là huyện dang triển khai dự án xây dựng vùng chăn nuôi trâu bò hàng hóa, xây dựng các trang trại vỗ béo trâu bò thịt ... điều đó sẽ góp phần làm phong phú thêm cho ngành chăn nuôi của huyện và tăng thu nhập cho người dân mà chăn nuôi mang lại.

Hoạt động thương mại và dịch vụ ổn đinh, công tác quản lý bình ổn giá được quan tâm, các mặt hàng thiết yếu đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân. Công tác QLTT, phong chống buôn lậu, gian lận thương mại, VSATTP tiếp tục được tăng cường.

Tổng diện tích gieo cấy cây lương thực có hạt 8.581 ha, tổng sản lượng cây lương thực có hạt 31.926 tấn. Trong đó diện tích cây lúa: 5.678 ha (năng suất trung bình 51 tạ/ha, sản lượng 21.945 tấn); Cây ngô: 2.903 ha (năng suất bình quân: 34 tạ/ha, sản lượng: 9.980 tấn/năm); Cây đậu tương: 338 ha.

Thực hiện trong năm 2017 trên địa bàn huyện: Trồng rừng phòng hộ 300ha; trồng rừng sản xuất 900ha; Trồng cây phân tán 400.000 cây; Chăm sóc 187 ha rừng trồng các năm trước. Duy trì hoạt động của 28 Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, cấp xã với 298 tổ đội PCCCR và 3.034 thành viên. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạp luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Đầu đàn gia súc gia cầm ổn định và phát triển: Đàn trâu 24.399 con; đàn bò 4.901 con; đàn ngựa 639 con; đàn lợn 74.718 con; đàn gia cầm 383.350 con; diện tích nuôi trồng thuỷ sản 210 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)