Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 64 - 66)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Địa hình

Văn Bàn thuộc khối nâng kiến tạo mạch, có nền rắn, kết cấu bằng tập hợp các loại đá trầm tích, biến chất, các loại đá macma,... Trải qua nhiều thế kỷ, với các biến đổi địa chất và là huyện nằm trong lưu vực vùng đầu nguồn sông Nậm Rốn, đã tạo nên những đặc điểm của địa hình Văn Bàn với nhiều dãy núi đá cao hiểm trở và các thung lũng sâu. Có tới 2/3 số xã của huyện là vùng xung yếu và cực xung yếu của vùng phòng hộ.

Độ cao trung bình trong toàn huyện từ 1.000 - 1.200 m so với mặt nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, độ dốc trung bình từ 20 - 250.

Đặc điểm địa hình ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất lúa, thể hiện ở các điểm:

- Khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng, thay đổi quy mô sản xuất; - Khó khăn trong việc liên kết, giao thương giữa nội bộ vùng sản xuất và giữa vùng sản xuất và các vùng khác;

- Khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là cơ giới hóa sản xuất.

3.2.1.2. Khí hậu

Khí hậu của Văn Bàn chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa và bị yếu tố đa dạng phức tạp của địa hình chi phối, sự chênh lệch về độ cao đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa, đặc biệt các dấu hiệu thời tiết khí hậu cực đoan làm giảm năng suất và chất lượng lúa.

3.2.1.3. Tài nguyên nước

Văn Bàn có sông Nậm Rốn chảy qua huyện với chiều dài là 48,5 km; bao quanh 2 mặt phía Tây và phía Nam của huyện. Do lòng sông sâu và hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác gềnh, lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1.670 m3/s; mùa khô 17,6 m3/s) nên ít có ý nghĩa trong giao thông vận tải, cũng như trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, còn có các hệ thống sông suối khe lạch nhỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn, tập quán canh tác và đời sống của người dân trong huyện, đặc biệt vào mùa khô ở những vùng cao thường xảy ra hiện tượng khan hiếm nước.

Nước rất cần cho đời sống cây lúa, tuy nhiên, thực tế cho thấy, nước trồng lúa Khẩu Tan Đón chủ yếu được dẫn từ trên núi về theo các dòng suối nhỏ.

3.2.1.4. Tài nguyên đất

Đặc trưng trên của Văn Bàn cũng đang đặt ra những thách thức về cải tạo đất đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo sức tăng trưởng mới cho sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế của Huyện. Đặc biệt, cần tính tới việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng còn rất lớn vào phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

tác lâu dài của người dân thiếu các quy trình bón phân cân đối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)