Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 43 - 44)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành, mạng internet... được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn bao gồm số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thầm Dương; số liệu thống kê về lĩnh vực sản xuất lúa Khẩu Tan Đón của xã Thẩm Dương trong các năm gần đây. Tôi cũng tham khảo thêm một số thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất lúa đặc sản. Ngoài ra, tôi còn sử dụng thông tin thứ cấp từ các tạp chí, sách báo về những kinh nghiệm phát triển cây lúa đặc sản của các đề tài phát triển lúa cả nước để làm rõ thêm kết quả nghiên cứu của luận văn.

2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Theo số liệu báo cáo của xã Thẩm Dương (năm 2018), điều tra ở các bản gồm: Bản Bô, bản Thẳm và bản Ngoang. Đề tài đã chọn nghiên cứu tại đây vì

đây là vùng trồng lúa chính của xã.

Số liệu sơ cấp được thu thập điều tra từ các đối tượng là cán bộ quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xã Thẩm Dương, cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp.

Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:

- Thông tin của cán bộ quản lý được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất lúa Khẩu Tan Đón.

- Thông tin của các nông dân được thu thập theo nhóm hộ có các nguồn lực đầu tư và quy mô khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh tế và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển lúa của các hộ nói riêng và của từng vùng và trên địa bàn toàn xã.

Phương pháp tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp như sau: + Đối tượng và số mẫu điều tra

Chúng tôi đã chọn nghiên cứu, phỏng vấn 03 cán bộ quản lý và 60 hộ với tiêu chí có trồng lúa và tham gia vào thị trường thuộc các thôn. Căn cứ vào điều kiện kinh tế, 60 hộ lựa chọn được chia thành 3 nhóm: (i) Nhóm kinh tế khá; (ii)

Nhóm kinh tế trung bình; (iii) Nhóm hộ nghèo. Mối nhóm gồm 20 hộ + Nội dung thông tin thu thập

Phỏng vấn hộ nông dân sản xuất bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ về toàn bộ đặc điểm sản xuất của hộ.

Thu thập thông tin từ các lãnh đạo huyện, xã và các cán bộ kỹ thuật về sản xuất, tiêu thụ và phát triển lúa Khẩu Tan Đón.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)