Kết quả và hiệu quả sản xuất bình quân 1 ha lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 61)

Diễn giải ĐVT Số lượng

Năng suất Tạ/ha 50,7

Giá trị sản xuất (GO) Trđ 46,0

Chi phí trung gian (IC) Trđ 1,6

Giá trị tăng thêm (VA) Trđ 44,4

GO/IC Lần 28,75

VA/IC Lần 27,75

Qua điều tra thực tế cho thấy năng suất lúa nếp Khẩu Tan Đón bình quân 1 ha là 50,7 tạ, giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng lúa là 46 triệu đồng. Chi phí trung gian bình quân đầu tư cho 1 ha 1,6 triệu đồng. Giá trị tăng thêm (VA) trên 1 ha lúa là 44,4 triệu đồng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất là chỉ tiêu được so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí mà hộ đã bỏ ra. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa nếp của các hộ nông dân ở vùng trồng được xem xét dựa trên hiệu quả sử dụng chi phí (GO/IC, VA/IC).

Giá trị sản xuất/chi phí trung gian trong vùng sản xuất lúa đều trên 20 lần tức là cứ đầu tư 1 đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được 28 đồng giá trị sản xuất hay 27 đồng thu nhập. Điều này chứng tỏ các hộ dân sản xuất có thu nhập rất cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển ngành sản xuất lúa Nếp Khẩu Tan Đón hàng hóa.

3.1.3.4. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

a) Đóng góp của lúa Khẩu Tan Đón với phát triển kinh tế huyện Văn Bàn

Lúa là cây trồng có vị trí nhất định đối với kinh tế huyện Văn Bàn, điều đó được thể hiện trên các khía cạnh:

- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển bền vững, do cây lúa là cây trồng quan trong của huyện

- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá như: Đường giao thông, hệ thống kênh mương thuỷ lợi, các công trình thiết chế văn hoá... Trong đó, huy động từ nhân dân chiếm 40 - 50 %.

- Thu nhập từ lúa Khẩu Tan Đón góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn.

b) Phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón bền vững về mặt xã hội

Phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập đáng kể cho người lao động. Đồng thời lúa Khẩu Tan Đón

cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế: Nông nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển. Người dân đã ý thức được lúa Khẩu Tan Đón đem lại giá trị kinh tế cao, giúp bà con thoát khỏi đói nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm liên tục qua các năm

Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ nghèo các thôn trên địa bàn xã Thẩm Dương

ĐVT: % STT Thôn Tỷ lệ hộ nghèo 2016 2017 2018 1 Bản Bô 14,32 12,05 8,48 2 Bản Thẳm 13,12 11.87 10,35 2 Bản Ngoang 12,80 10,64 7,43 4 Bản Nậm Con 14,24 12,60 10,44

Nguồn: UBND xã Thẩm Dương, 2019

Công tác giáo dục đào tạo ngày càng được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hóa. Mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển. Vì vậy, số lượng trẻ em đi mẫu giáo, số lượng học sinh phổ thông tiếp tục tăng, nhất là học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, góp phần vào sự phát triển cho toàn huyện.

Trong những năm gần đây công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tăng cường và nâng cao chất lượng. Ở mỗi địa phương đều có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm.

Sản phẩm từ lúa Khẩu Tan Đón đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, nâng cao từng bước mức sống dân cư nông thôn. Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, mở mang phát triển văn hoá xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

c) Phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón bền vững về mặt môi trường

Sử dụng thuốc BVTV là biện pháp phòng trừ sâu hại chính của các hộ trồng lúa Khẩu Tan Đón. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV chủ yếu là do kinh nghiệm của từng gia đình và các gia đình tự học hỏi nhau. Qua điều tra thực tế, các hộ đều phun thuốc đại trà khi có sâu hại. Cứ thấy sâu, bệnh hại xuất hiện là phun đại trà để phòng trừ, vừa tốn kém lại vừa độc hại.

Hiện nay nhiều gia đình đã hướng tới sản xuất lúa Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững, hạn chế sử dụng thuốc BVTV có độc tính cao, thay vào đó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc và áp dụng hệ thống IPM trong canh tác lúa Khẩu Tan Đón. Điều này hạn chế nhiều ảnh hưởng nguy hại từ thuốc bảo vệ thực vật.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sản xuất sản xuất lúa Khẩu Tan ĐÓn theo hướng bền theo hướng bền

3.2.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Địa hình

Văn Bàn thuộc khối nâng kiến tạo mạch, có nền rắn, kết cấu bằng tập hợp các loại đá trầm tích, biến chất, các loại đá macma,... Trải qua nhiều thế kỷ, với các biến đổi địa chất và là huyện nằm trong lưu vực vùng đầu nguồn sông Nậm Rốn, đã tạo nên những đặc điểm của địa hình Văn Bàn với nhiều dãy núi đá cao hiểm trở và các thung lũng sâu. Có tới 2/3 số xã của huyện là vùng xung yếu và cực xung yếu của vùng phòng hộ.

Độ cao trung bình trong toàn huyện từ 1.000 - 1.200 m so với mặt nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, độ dốc trung bình từ 20 - 250.

Đặc điểm địa hình ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất lúa, thể hiện ở các điểm:

- Khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng, thay đổi quy mô sản xuất; - Khó khăn trong việc liên kết, giao thương giữa nội bộ vùng sản xuất và giữa vùng sản xuất và các vùng khác;

- Khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là cơ giới hóa sản xuất.

3.2.1.2. Khí hậu

Khí hậu của Văn Bàn chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa và bị yếu tố đa dạng phức tạp của địa hình chi phối, sự chênh lệch về độ cao đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa, đặc biệt các dấu hiệu thời tiết khí hậu cực đoan làm giảm năng suất và chất lượng lúa.

3.2.1.3. Tài nguyên nước

Văn Bàn có sông Nậm Rốn chảy qua huyện với chiều dài là 48,5 km; bao quanh 2 mặt phía Tây và phía Nam của huyện. Do lòng sông sâu và hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác gềnh, lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1.670 m3/s; mùa khô 17,6 m3/s) nên ít có ý nghĩa trong giao thông vận tải, cũng như trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, còn có các hệ thống sông suối khe lạch nhỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn, tập quán canh tác và đời sống của người dân trong huyện, đặc biệt vào mùa khô ở những vùng cao thường xảy ra hiện tượng khan hiếm nước.

Nước rất cần cho đời sống cây lúa, tuy nhiên, thực tế cho thấy, nước trồng lúa Khẩu Tan Đón chủ yếu được dẫn từ trên núi về theo các dòng suối nhỏ.

3.2.1.4. Tài nguyên đất

Đặc trưng trên của Văn Bàn cũng đang đặt ra những thách thức về cải tạo đất đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo sức tăng trưởng mới cho sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế của Huyện. Đặc biệt, cần tính tới việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng còn rất lớn vào phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

tác lâu dài của người dân thiếu các quy trình bón phân cân đối.

3.2.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội

3.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Là một huyện vùng cao, địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh vì vậy việc đi lại của các xã trong huyện gặp rất nhiều khó khăn.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các công trình giao thông vận tải đã và đang được đầu tư sửa chữa cũng như làm mới. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống đường giao thông liên xã còn kém phát triển, đường ô tô đến được trung tâm xã nhưng đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Hệ thống đường liên xã hiện nay chủ yếu là đường cấp phối (tổng chiều dài 73,89 km) và đường đất lớn (tổng chiều dài 34,24 km), bề rộng mặt đường từ 3 - 5 m, độ dốc lớn. Nền đường chưa đảm bảo cho các phương tiện giao thông đi lại. Hệ thống đường liên thôn chủ yếu là đường mòn nhỏ hẹp.

Đường trục huyện có 34 km, trong những năm qua đã được đầu tư sửa chữa và nâng cấp, đến nay cơ bản đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ đi lại của người dân, kể cả trong mùa mưa.

* Thủy lợi, nước sinh hoạt

Toàn huyện có 82 công trình thủy lợi, trong đó có 45 công trình kiên cố và 37 công trình tạm. Các công trình này chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu tưới cho 50 - 55% tổng diện tích (công suất tưới trung bình của mỗi công trình khoảng 5 - 10 ha). Chính vì vậy việc thâm canh tăng vụ gặp rất nhiều khó khăn.

Văn Bàn hiện có nhiều xã được hưởng lợi từ chương trình 135. Toàn huyện có 67 công trình nước sinh hoạt với tổng dung tích bể chứa là 360 m3, cung cấp cho 6.536 nhân khẩu trong huyện (bằng 14,05% tổng dân số toàn huyện). Đa số các công trình này phục vụ cho các khu dân cư tập trung.

Hiện còn khoảng trên 1 vạn người thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô; nhiều công trình thủy lợi bị cạn kiệt vào mùa khô. Nguyên nhân do rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề không còn khả năng giữ cũng như điều tiết nước (UBND huyện Văn Bàn, 2018).

3.2.2.2. Tập quán canh tác

Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ theo dạng kinh tế hộ, chưa đầu tư ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến chi phí sản xuất cao. Mặt khác, là giống cây bản địa, đặc sản riêng có tại Văn Bàn nhưng các nông hộ vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất; Mặc dù đã có đã có nhiều tiến bộ KHKT nhưng hiện nay hình thức trồng lúa vẫn theo quy mô hộ gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh nghiệm dân gian mà chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể.

3.2.2.3. Tác động thị trường

Theo ghi nhận từ thống kê các năm, nhận thấy rằng lúa Khẩu Tan Đón tuy từ lâu được coi là đặc sản của Thẩm Dương, Văn Bàn nhưng hầu như chưa có sản phẩm và thị trường.

Hiện nay, diện tích trồng Khẩu Tan Đón tăng lên đáng kể và thì trường lúa gạo đã dần hình thành. Tuy vậy, thị trường tiêu thụ cũng không cố định, ngoài những thị trường truyền thống, mỗi năm sản phẩm gạo Khẩu Tan Đón của huyện cũng được đưa ra các huyện khác nhưng hầu như chưa biết tiếng tăm của sản phẩm. Đây là một điều hết sức bất lợi trong việc tạo dựng thương hiệu và lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm đặc sản của huyện vùng cao tỉnh Lào Cai này.

3.2.2.4. Tác động của chính sách

Qua điều tra và tổng hợp thông tin từ phiếu điều tra chúng tôi được biết hiện nay trên địa bàn huyện Văn Bàn chưa có một tổ chức nào đứng ra quản lý chất lượng cũng như kiểm soát quá trình lưu thông sản phẩm ngoài thị trường sản phẩm gạo Khẩu Tan Đón.

Khi được hỏi về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thì những hộ nông dân trồng lúa hầu như không có chút kiến thức nào về thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ có một số ít những cá nhân, hộ gia đình tham gia quá trình kinh doanh sản phẩm đã từng nghe đến việc đăng ký thương hiệu.

3.3. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón

3.3.1. Điểm mạnh

Là một huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng có khí hậu đặc trưng riêng. Cây lúa được phân bố trồng tại các khu vực có độ cao, khí hậu mát mẻ. Chính sự chia cắt đại hình đã tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, rất phù hợp với yêu cầu Cây lúa. Các nhà khoa học đã chứng minh về ảnh hưởng tốt của biên độ nhiệt độ đối với chất lượng nông sản. Theo đó, đối với Cây lúa đây là điều kiện rất thuận lợi để năng cao chất lượng quả.

Đất đai màu mỡ, có khả năng sản xuất lớn, diện tích đất trồng lúa lớn là điểm mạnh trong canh tác lúa Khẩu Tan Đón tại huyện Văn Bàn. Do khí hậu mát mẻ, có độ cao, vì vậy, tính chất đất trồng đạt yêu cầu. Đất ít bị khoáng hóa vô hiệu, các chất dinh dưỡng không bị mất bởi các quá trình nhiệt hóa. Với quỹ đất lớn cho phép người dân có thể mở rộng diện tích trồng lúa.

Trong nhiều năm qua người dân đã không ngừng tích luỹ những kinh nghiệm sản xuất quý báu, sản xuất lúa ngày càng mang tính chuyên nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hoá. Khả năng thâm canh của người dân cũng tăng dần, tạo ra những bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp.

Về thị trường tiêu thụ, sau khi có chỉ dẫn địa lý, sản phẩm đã được biết đến và bán rộng rãi tại xã Thẩm Dương, và có mặt tại thị trường thành phố Lào Cai và các tỉnh thành khác.

Hộp 3.1. Ý kiến người trồng về thị trường

Trước kia, chúng tôi chỉ trồng Khẩu Tan Đón để nấu xôi trong các dịp lễ. Tuy nhiên, từ khi huyện đầu tư vào phát triển, có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, chúng tôi đã mở rộng sản xuất và bán gạo rộng khắp các nơi trên địa bàn tỉnh, mở các gian hàng trưng bày, khách đi qua mua với khối lượng rất lớn.

3.3.2. Điểm yếu

Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân mỗi người dân còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất lúa. Người dân vùng trồng lúa đa số là người dân tộc với trình độ dân trí còn hạn chế, họ trồng lúa theo phương thức truyền thống và không có sự áp dụng các kiến thức khoa học. Mặc dù là vùng sản xuất lúa từ lâu đời, tuy nhiên, quy mô sản xuất vẫn chưa thực sự lớn vẫn còn mang tính tự phát và rãi rác. Diện tích trồng lúa phân bố còn rải rác, không tập trung, thiếu quy hoạch.

Hộp 3.2. Ý kiến người trồng về mở rộng diện tích

Chúng tôi trồng lúa tự phát theo mỗi gia đình nên diện tích nhỏ, việc mở rộng và quy hoạch vùng trồng là hết sức khó khăn. Hiện nay nhà tôi trồng 3 sào lúa, thấy hiệu quả mang lại rất tốt xong cũng chưa có phương án mở rộng diện tích vì ít hiểu biết về đất đai.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông La Văn Bơ – Bản Bô (2015)

Thị trường vừa là thuận lợi đồng thời cũng vừa là khó khăn trong phát triển sản xuất lúa. Thị trường rộng lớn thì ở xa, trong khi đó thị trường tại huyện mang tính chất mùa vụ và quy mô khá nhỏ.

3.3.3. Cơ hội

Đầu tháng 4/2018, tỉnh Lào Cai đã được trao Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón Thẩm Dương. Việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý giúp người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)