Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tạ) 2014 30,6 38,7 1.184,22 2015 38,7 40,7 1.575,09 2016 100,5 46,1 4.633,05 2017 155,6 47,0 7.313,20 2018 180,4 50,7 9.146,28
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Bàn, 2019)
Thực tế sản xuất tại xã Thẩm Dương, huyện Văn Bàn cho thấy, quá trình sản xuất Khẩu Tan Đón diễn ra từ rất lâu, vì vậy đã hình thành các vùng sản xuất đặc hữu. Đối với các vùng trung tâm (dọc quốc lộ 279), sự phát triển sản xuất theo chiều rộng có nhiều thuận lợi về mặt như được hỗ trợ về kỹ thuật, về giống về các chương trình dự án phát triển lúa nếp. Người dân tiếp cận với
các tiến bộ khoa học kỹ thuật thường xuyên hơn vì vậy trình độ sản xuất của họ cao hơn các vùng khác.
Ngược lại, đối với vùng xa trung tâm như vùng trồng Bản Nậm Con và các vùng sâu, vùng xa hơn, người dân thường có xu thế sản xuất theo kinh nghiệm và tập quán canh tác lạc hậu hơn, chính vì vậy, trình độ sản xuất ở các vùng này thấp hơn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển lúa Khẩu Tan Đón, sự nâng cao năng suất, chất lượng lúa bị hạn chế. Tuy nhiên, đối với các vùng này quỹ đất trồng lúa còn rất lớn, có khả năng thích hợp với cây lúa. Đây là một thuận lợi trong công tác mở rộng diện tích trồng lúa và tăng sản lượng lúa.
3.1.2. Biến động số hộ trồng lúa Khẩu Tan Đón
Bảng 3.3. Biến động số hộ trồng lúa Khẩu Tan Đón tại Thẩm Dương
ĐVT: Số hộ
STT Tên bản Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Bản Bô 28 35 35
2 Bản Thẳm 22 50 50
3 Bản Ngoang 21 50 50
4 Bản Nậm Con 8 18 18
Tổng cộng 79 153 153
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Bàn, 2018)
Số hộ trồng lúa Khẩu Tan Đón trên địa bàn xã tập trung chủ yếu tại các thôn: Bản Bô, Bản Thẳm, Bản Ngoang, Bản Nậm Con. Số hộ trồng lúa Khẩu Tan Đón có sự thay đổi nhiều, số hộ trồng lúa có xu hướng tăng. Các hình thức tổ chức sản xuất dần thay đổi, hầu hết các hộ sản xuất theo xu thế tự do đã hạn chế, có hình thức liên kết và sản suất tập thể.
Như vậy, do đặc điểm điều kiện sản xuất và sự phân chia các vùng sản xuất lúa theo vị trí địa lý đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sản xuất lúa theo chiều rộng. Mỗi vùng có một đặc điểm phát triển riêng ở từng
khâu. Vì vậy, ngành hàng lúa tại Thẩm Dương vẫn trong tình trạng chưa đồng bộ theo các vùng sản xuất. Đặc biệt, đối với phát triển theo chiều rộng, mỗi vùng sản xuất có tiềm năng khác nhau, điều này liên quan chặt chẽ đến đặc điểm địa hình, quỹ đất, ảnh hưởng của công tác quy hoạch cụ thể của các cấp ban ngành. Trong công tác định hướng phát triển sản xuất lúa tại Văn Bàn cần nắm rõ đặc điểm này nhằm có các giải pháp phù hợp, từng bước có hướng quy hoạch và phương án triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả.
3.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón tại các hộ nghiên cứu nghiên cứu
3.1.3.1. Thông tin cơ bản về các hộ sản xuất lúa Khẩu Tan Đón
Thông tin cơ bản về hộ được xem xét ở các chỉ tiêu: trình độ văn hóa của chủ hộ, số nhân khẩu, thu nhập và lương thực bình quân/người của hộ.
Bảng 3.4. Một số thông tin cơ bản về các hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Chung Bản Ngoang Bản Bô Bản Thẳm 1. Số hộ điều tra Hộ 60 20 20 20 2. Trình độ văn hóa của
chủ hộ
Tỷ lệ chủ hộ học cấp 1 % 23,81 27,27 19,67 25,53
Tỷ lệ chủ hộ học cấp 2 % 47,62 39,38 66,67 43,75
Tỷ lệ chủ hộ học cấp 3 % 28,57 33,34 13,67 30,72 4. Số nhân khẩu/hộ Người 5,52 5,73 5,17 5,50 5. Thu nhập/hộ/năm Trđ 110,4 114,6 103,4 110 6. Lương thực/người/năm Kg 177,17 191,24 180,00 186,67
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân, 2018)
Trong tổng 60 hộ điều tra thì chúng tôi tiến hành điều tra 20 hộ của 3 thôn gồm: Bản Ngoang, bản Bô, bản Thẳm
Điều kiện kinh tế của hộ là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sản xuất của hộ cũng như khả năng áp dụng các TBKT mới vào sản xuất. Do đó việc tìm hiểu điều kiện kinh tế của hộ là cần thiết. Tỷ lệ hộ có điều kiện kinh tế
trung bình chiếm 64,71 %; tỷ lệ hộ có điều kiện kinh tế trung bình cao nhất ở Bản Bô (67,78 %).
Tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 2 cao nhất ở tất cả các vùng và tỷ lệ này chung cả 2 vùng là 47,62 %. Điều này cho thấy trình độ dân trí của người dân trong khu vực này là tương đối thấp, đây sẽ là điều kiện khó khăn để đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Số nhân khẩu bình quân 1 hộ tính chung ở 3 bản là 5 người, hộ có số nhân khẩu ít nhất là 2 người và cao nhất là 7 người.
Thu nhập/hộ/năm là một chỉ tiêu để phản ánh kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ trong vòng 1 năm. Theo kết quả điều tra cho thấy thu nhập bình quân/năm của 1 hộ dân ở các xã của huyện Văn Bàn là 53,78 triệu đồng, trong đó các hộ dân thuộc xã Thẩm Dương có thu nhập/năm cao hơn các hộ dân ở vùng khác, tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa các vùng không quá lớn.
Lượng lương thực/người/năm của hộ dao động từ 180 kg đến 191,24 kg.
3.1.3.2. Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra
Diện tích đất canh tác bình quân 1 hộ điều tra là 1,88 ha (bao gồm diện tích đất ruộng, diện tích đất vườn đồi và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản), trong đó diện tích đất canh tác của các hộ dân ở các vùng là gần như tương đương.
Bảng 3.4. Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Bản Ngoang Bản Bô Bản Thẳm
1. Diện tích đất canh tác/hộ Ha 1,90 1,87 1,87
Diện tích đất trồng lúa nếp Ha 0,20 0,10 0,20
Diện tích khác Ha 1,44 0,49 0,75
2. Số lao động/hộ Người 2,64 2,50 2,50
Lao động là Nam Người 1,40 1,25 1,50
Lao động là Nữ Người 1,24 1,25 1,00
Trong diện tích đất canh tác của hộ thì diện tích đất trồng lúa nếp chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hầu hết lúa chỉ trồng ở các chân ruộng bậc thang. Đây là một khó khăn để phát triển và mở rộng diện tích trồng lúa cho người dân vùng chỉ dẫn địa lý.
Lao động cũng là một nguồn lực quan trọng trong sản xuất của các hộ gia đình. Qua bảng 3.4 cho thấy số lao động bình quân 1 hộ là 2,55 người và chủ yếu là lao động nông nghiệp. Nhìn chung, không có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và lao động nữ trong cùng một hộ gia đình cũng như trong từng vùng.
3.1.3.3. Quy mô và hình thức sản xuất lúa Khẩu Tan Đón của các hộ điều tra a) Thay đổi hình thức sản xuất
* Thay đổi về vị trí cây lúa Khẩu Tan Đón trong hệ thống cây trồng Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi cây trồng nằm trong một hệ thống cây trồng nhất định. Đối với cây lúa, có 2 hình thức trồng trọt: Độc canh và luân canh.
- Hình thức độc canh: Đây là hình thức trồng thứ yếu và đang có xu thế chuyển dịch về hình thức luân canh.
- Hình thức luân canh: Cây lúa Khẩu Tan Đón đã và đang được luân canh theo nhiều cơ cấu khác nhau.
* Thay đổi về quy mô sản xuất.
Chúng ta thấy, hiện nay số hộ trồng lúa đã tăng lên do cây lúa đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, vì vậy, hình thức sản xuất của các hộ đã có sự thay đổi. Khi cây lúa đã được biết đến rộng rãi hơn thông qua các kênh thương mại, thị trường ổn định, người trồng đã có xu thế tăng dần quy mô sản xuất. Căn cứ vào quỹ đất và đặc điểm thổ nhưỡng, người dân đã chuyển đổi các hình thức canh tác kém hiệu quả sang trồng lúa. Diện tích lúa có xu thế tăng lên, sản xuất theo quy mô lớn hơn.
Tuy nhiên, sự thay đổi quy mô sản xuất còn diễn ra chậm và tập trung tại các vùng mà người dân có trình độ sản xuất cao và có điều kiện sản xuất khá (dọc quốc lộ 279).
b) Phát triển theo chiều sâu
* Liên kết ngang
Tại Thẩm Dương, đây là hình thức liên kết còn nhiều hạn chế. Giữa các hộ đã hình thành các mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm song chủ yếu bằng miệng, không ổn định. 100% các hộ có liên kết với nhau để bán sản phẩm đầu ra, hình thức chủ yếu ở đây là cùng bán cho một người mua buôn, cân và thu mua tại một hộ nào đó, các hộ liên kết để có sự thương lượng rõ ràng, chắc chắn hơn về giá, sản lượng và chất lượng bán ra. Chưa có sự liên kết giữa các hộ để cùng mua đầu vào, cần có sự liên kết này để các hộ được trợ giá đầu vào, mua chịu hoặc hưởng các mức giá ưu đãi cho phân bón, thuốc trừ sâu hay để mua được các sản phẩm đầu vào chất lượng hơn.
* Liên kết dọc
Bình quân gần 90% số hộ được điều tra trả lời có hợp tác với các hộ bán buôn, các thương lái song theo như các hộ cho biết sự liên kết này chỉ bằng miệng dễ thay đổi, mức giá mua đầu ra phụ thuộc vào thị trường từng mùa vụ, từng năm. Tuy nhiên, hầu hết các hộ đều không ứng trước tiền, chỉ có sự thỏa thuận trước về giá (96%) và sản lượng lúa (gần 90%). Thường thì người dân sẽ không phá vỡ thỏa thuận (hộ có phá vỡ chiếm 2,22%), các hộ sẽ làm theo thỏa thuận, theo như các hộ trả lời phỏng vấn, khi có người mua lúa với giá cao hơn, thường họ sẽ vẫn không bán, để giữ chữ tín và nơi buôn bán cố định lâu dài. Tuy nhiên, những thương lái lại dễ phá vỡ thỏa thuận hơn (tỷ lệ làm đúng thỏa thuận trung bình có gần 7%), điều này cho thấy việc ép giá, không giữ chữ tín và làm lợi cho mình của các nhà buôn. Cần có sự thỏa thuận rõ ràng và có hiệu lực hơn trên giấy tờ hoặc đặt cọc.
Nhìn chung sự hợp tác giữa các đợn vị sản xuất với nhau, và giữa hộ với doanh nghiệp/tư thương mặc dù đã được hình thành song mức độ hợp tác còn diễn ra mức độ thấp và vẫn còn nhiều trang trại, hộ hoạt động đơn lẻ mặc dù khi được hỏi 100% các hộ cho rằng nếu hình thành mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và tư thương là rất quan trọng giúp các người dân mua đầu vào và bán sản phẩm đầu ra.
Hình thức liên kết dọc không có sự khác biệt và phân hóa theo các vùng trồng lúa.
* Liên kết bốn nhà
Trong những năm qua, huyện Văn Bàn đã thực hiện liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) trong sản xuất lúa, giúp người nông dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa đạt năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nông dân với doanh nghiệp vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau; số doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm lúa của huyện chưa có, trong khi đó các tác nhân thu gom nhỏ lẻ hoạt động mạnh. Chưa tạo được một đầu mối tập trung, tin cậy hỗ trợ người nông dân trong thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân chính của vấn đề là tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Hơn nữa, sản xuất của người dân theo xu hướng đơn lẻ không có sự liên kết, vì vậy, không đáp ứng được số lượng và chất lượng sản phẩm.
Mặc dù, nhà nước (sở ban ngành ở tỉnh Lào Cai, huyện Văn Bàn) hiện nay rất quan tâm đến phát triển cây lúa, đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm mở rộng vùng sản xuất cả về chiều sâu, chiều rộng, các nhà khoa học (các viện nghiên cứu, khuyến nông, bảo vệ thực vật...) đang gắn kết rất chặt với người sản xuất lúa, từng bước đưa các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tuy nhiên, để phát triển sản xuất lúa cần phải có nhiều thời gian và có nhiều bước đi đột phá hơn nữa.
Sự liên kết giữa nhà khoa học và người sản xuất lúa trong giai đoạn hiện nay rất sâu sắc. Điều này thể hiện rất rõ trong công tác đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất lúa. Nếu như trước kia, mối liên kết ở mức yếu, người dân mò mẫn phương thức canh tác trên mảnh ruộng nhà mình thì theo sau đó, những năm gần đây được sự giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của các cơ quan nghiên cứu, của các nhà khoa học thì người dân đã được tiếp cận với những kỹ thuật tiến bộ và rất hiệu quả trong chăm sóc lúa, từng bước mở rộng phát triển sản xuất lúa theo chiều sâu và đạt hiệu quả sản xuất cao hơn trước rất nhiều.
* Tình hình phát triển lúa hiện nay
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, khi cây lúa được đầu tư theo chiều rộng đã từng bước tăng diện tích. Đồng thời công tác đầu tư theo chiều sâu (áp dụng chọn giống, phục tráng, trồng mới, bón phân khoa học...) đã mang lại cho PTSX lúa tại Thẩm Dương có rất nhiều khởi sắc mới.
- Về tình hình phát triển cây lúa:
Đối với các khu vực trồng lâu năm từ những năm trước hiện nay đã được cải tạo đất, cây phát triển mạnh, cho năng suất cao hơn, sức chống chịu tốt, ít sâu bệnh hơn.
Đối với các khu vực trồng mới, hiện nay cây lúa đang xây dựng các quy trình canh tác tối ưu, người dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật do các cơ quan chuyên môn hướng dẫn nên cây lúa từng bước phát triển tốt, đặc biệt người dân có ý thức chăm sóc cây lúa hơn.
- Về tình hình đầu tư cho sản xuất lúa: Nếu trước kia người dân không quan tâm đến công việc chăm sóc lúa đặc biệt là bón phân cân đối và hợp lý cho cây lúa, trong giai đoạn hiện nay người dân đã đầu tư sâu hơn cho canh tác lúa, các thôn bản ở vùng sâu, xa người dân đã biết làm đất, bón phân, đầu tư các loại vật tư cho cây lúa phát triển.
Những thay đổi trên chính những ruộng lúa của bà con nông dân thể hiện rõ hiệu quả của việc quản lý cây lúa một cách khoa học, qua đó cho mọi người thấy được lợi ích của mối liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông, giúp nông dân tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
c) Các biện pháp canh tác mà người dân đang sử dụng
Tại Thẩm Dương, người dân canh tác theo phương thức truyền thống, canh tác theo hình thức ruộng bậc thang bám theo các sườn đồi. Nước lấy trực tiếp từ các khe suối và nước trời. Chính dòng nước lấy từ các khe, các dòng suối nhỏ đã tạo cho cây lúa có chất lượng mà chỉ có ở vùng trồng Thẩm Dương mới có được.
Theo kết quả điều tra, chúng tôi thấy, thực trạng cây lúa nếp Khẩu Tan Đón được trồng 1 vụ/ năm và tập trung trong các cơ cấu luân canh, cụ thể:
+ Rau - lúa nếp: Vụ Đông Xuân người dân tổ chức trồng rau và thu hoạch đến tháng 3 dương lịch, bắt đầu từ tháng 4 dương lịch, người dân tổ chức trồng lúa Nếp.
+ Lúa tẻ - lúa nếp: có những chân ruộng, người dân cấy một vụ lúa tẻ xuân sớm và đến tháng 4, người dân tiếp tục trồng lúa nếp.
Mỗi vùng hay mỗi hộ có một cách thức sản xuất riêng và tùy thuộc vào các điều kiện sản xuất, điều kiện kinh tế của hộ gia đình mình mà hộ đưa ra các quyết định sản xuất khác nhau. Biện pháp canh tác của hộ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, điều kiện kinh tế của hộ.
Các biện pháp canh tác lúa nếp của hộ được tìm hiểu bao gồm: lượng