Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 26 - 28)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa

1.1.4.1. Nhóm nhân tố về tự nhiên

Trong các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên, thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai, ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều kiện này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lúa, đồng thời cũng là nhân tố cơ bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch. Do vậy, muốn phát triển bền vững sản xuất lúa cần phải hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất, nhất là đất đại, khí hậu, thổ nhưỡng, từ đó tạo tiền đề cho việc bố trí các giống lúa đưa vào sản xuất cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.

1.1.4.2. Nhóm nhân tố về kỹ thuật

Các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn hóa sản xuất cây trồng vật nuôi nói chung và lúa nói riêng, được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đó là những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống lúa. Các loại giống lúa mới có tính thích nghi,sức kháng bệnh cao, ổn định năng suất, ổn định sản lượng;

Thứ hai, bên cạnh tiến bộ công nghệ trong sản xuất giống mới, hệ thống qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa cũng được hoàn thiện và phổ biến nhanh đến người sản xuất;

Thứ ba, đó là sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến lúa, nhất là lúa giống (F1).

1.1.4.3. Nhóm nhân tố về kinh tế, tổ chức sản xuất

Nhóm nhân tố này gồm nhiều vấn đề nhưng có thể chia ra như sau: Thứ nhất, trình độ, năng lực của người sản xuất: nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý; khả năng ứng xử trước những biến động của thị trường; khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất;

Thứ hai, quy mô sản xuất: quy mô càng hợp lý thì sản xuất có hiệu quả, mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí ... cũng được tiết kiệm, còn nếu quy mô sản xuất không hợp lý thì sản xuất sẽ kém hiệu quả;

Thứ ba, tổ chức công đoạn sau thu hoạch: tổ chức bảo quản, chế biến, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề quan trọng quyết định đến tính bền vững của sản xuất lúa, nhất là lúa giống.

1.1.4.4. Nhóm nhân tố về chính sách

Chính sách có vai trò quan trọng trong phát triển các ngành sản xuất nói chung và nông nghiệp nói riêng. Các chính sách hợp lý sẽ khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất. Với các chính sách về thuế, khuyến nông, chính sách tín dụng, chính sách thị trường, chính sách về nghiên cứu, hỗ trợ ... đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nước ta tăng nhanh, tạo ra được các vùng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến phát triển sản xuất lúa nói chung và lúa nói riêng, nhất là chính sách về khoa học công nghệ, chính sách về khuyến nông, chính sách về hỗ trợ ... từ đó đã góp phần phát triển trồng lúa thương phẩm, lúa giống (F1), đã phần nào giải quyết được vấn đề giống lúa của nước ta.

Tóm lại, nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến sản xuất nói chung và lúa nói riêng. Việc phân tích, đánh giá đúng sự ảnh hưởng của chúng là rất cần thiết để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất lúa lai bền vững ở Văn Bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)