Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới
Lúa là cây lương thực đóng vai trò quan trọng đối với đời sống cũng như kinh tế của con người trên thế giới nói chung và đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á nói riêng. Theo thống kê nông nghiệp của FAO, diện tích trồng lúa trên thế giới khoảng 140 triệu ha, tập trung chủ yếu ở châu Á (90% diện tích), năng suất trung bình 25 tạ/ha một vụ với sản lượng tổng cộng khoảng 344 triệu tấn.
Về diện tích: Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha. Diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất vào thập niên 70, 90 của thế kỷ 20 và có xu hướng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ 21. Các nước có diện tích lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam đứng hàng thứ 6 sau Thái Lan. Diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á chiếm khoảng 90%.
Về sản lượng: Sản lượng lúa trên thế giới đều tăng dần qua các năm, tuy nhiên năm 2010 sản lượng có giảm nhẹ ở mức 561,74 triệu tấn là do năm khí hậu có nhiều biến đổi thất thường nên sản xuất lúa gạo chịu rất nhiều ảnh hưởng như: mưa bão, lụt lội, hạn hán tại một số nước trong khu vực Châu Á. Sản lượng lúa trên thế giới đã tăng lên trên 745,71 triệu tấn trong năm
2013, đạt mức kỷ lục mới trong lịch sử thế giới sản xuất. Năm 2014 sản lượng lúa giảm 0,2% so với mùa vụ năm 2013.
Về năng suất: Năng suất lúa bình quân trên thế giới ngày một cao, năm 2000 năng suất là (38,9 tạ/ha), năm 2013 năng suất đạt (44,8 tạ/ha) tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2000.
Diện tích, năng suất và sản lượng của cây lúa không ngừng được cải thiện theo thời gian. Và đến ngày nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp phát triển năng suất lúa ngày càng cao.
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trong nước
Cây lúa là thế mạnh của Việt Nam do Việt Nam thuộc Đông Nam Châu Á với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho phát triển cây lúa. Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp thường xuyên (đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long) cùng một loạt các châu thổ nhỏ hẹp ở ven các dòng sông, ven biển miền Trung khác. Các đồng bằng châu thổ đều được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2000 7,66 42,5 32,55 2005 7,34 49,5 36,34 2006 7,32 48,9 35,80 2007 7,20 49,1 35,90 2008 7,40 52,3 38,73 2009 7,44 52,3 38,95 2010 7,51 53,2 39,99 2011 7,66 55,0 42,4 2012 7,75 56,3 43,66 2013 7,90 55,7 44,03 2014 8,00 53,7 42,90 2015 7,99 56,0 43,60 2016 7,98 55,7 43,18 2017 7,72 55,5 42,80 (Nguồn: http://faostat.fao.org/, 2018)
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng lúa có xu hướng giảm dần nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đã và đang làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng giảm đáng kể. Nếu so sánh năm 2000 với 2005 thì diện tích trồng lúa của ta giảm tới 315.000 ha. Diện tích trồng lúa vẫn tăng từ năm 2011 đến năm 2014 nhưng tăng chậm.
Về năng suất và sản lượng: diện tích giảm trong khi năng suất lúa và sản lượng lúa tăng nhanh. Liên quan tới quá trình năng suất lúa tăng nhanh.
Từ năm 2000 đến năm 2011: Năng suất lúa đạt từ 4 lên 5 tấn/ha, tăng thêm 1 tấn.
Năm 2011 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,6 triệu ha. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất trên cùng diện tích canh tác, trong giai đoạn 2000 – 2011 năng suất lúa đã tăng bình quân hàng năm 2,13%, năm 2011 năng suất lúa đạt 5,5 tấn/ha, tăng 1,3 tấn/ha so với năm 2000. Sản lượng lúa đã tăng đều năm trong các năm qua và năm 2011 đạt 42,4 triệu tấn.
Năm 2012 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,75 triệu ha, năng suất lúa đạt 5,63 tấn/ha và sản lượng đạt 43,66 triệu tấn cao hơn so với năm 2011 là 1,26 triệu tấn.
Năm 2013 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,9 triệu ha tăng hơn so với năm 2012 tuy nhiên năng suất lại giảm chỉ còn 5,57 tấn/ha, sản lượng tăng hơn so với năm 2012 0,37 triệu tấn và đạt 44,03 triệu tấn.
Năm 2014 diện tích trồng lúa cả năm tăng nhưng năng suất và sản lượng giảm. Năng suất giảm 2 tạ/ha, sản lượng giảm 1,13 triệu tấn.
Năm 2015 diện tích trồng lúa của cả nước giảm 1 ha nhưng năng suất và sản lượng lại tăng hơn so với năm 2014.
Năm 2016 diện tích đất trồng lúa là 7,98 triệu ha giảm hơn so với năm 2015 nhưng trong đó năng suất và sản lượng lại giảm nhẹ.
Năm 2017 diện tích đất trồng lúa lại tiếp tục giảm xuống 7,72 triệu ha năng suất giảm xuống còn 5,55 tấn /ha và sản lượng đạt 42,8 triệu tấn.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về lúa, gạo Khẩu Tan Đón
Giai đoạn năm 2010 - 2018 là giai đoạn cây lúa Khẩu Tan Đón được đầu tư chăm sóc và phát triển với rất nhiều chương trình từ trung ương đến địa phương. Năm 2010, các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu phát triển cây trồng – học viện nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng trung tâm giống cây nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai tiến hành phục tráng giống lúa Khẩu Tan Đón và Khẩu Tan Lương trên địa bàn huyện Văn Bàn. Kết quả, đã bàn giao cho trung tâm giống bộ giống siêu nguyên chủng đạt chất lượng tốt.
Năm 2013, dự án: “Mô hình thâm canh sản xuất lúa Khẩu Tan Đón” tại Thẩm Dương đã được triển khai từ cơ quan Trạm Khuyến Nông huyện Văn Bàn. Kết quả cho thấy, sau mô hình, diện tích lúa Khẩu Tan Đón được mở rộng lên 35 ha, người dân nắm vững quy trình canh tác đạt năng suất và chất lượng cao cho cây lúa Khẩu Tan Đón.
Giai đoạn từ 2013 đến nay, diện tích Khẩu Tan Đón được nâng lên rất nhiều (Năm 2018 đạt 180,4 ha). Năm 2018, cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho địa danh “Thẩm Dương” và danh tiếng chất lượng của gạo Khẩu Tan Đón. Đây là mốc rất quan trọng đánh dấu quá trình phát triển bền vững gạo Khẩu Tan Đón.