Lượng giống và phân bón sử dụng bình quân cho 1 ha lúa nếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 58 - 60)

Các chỉ tiêu so sánh ĐVT Số lượng 1. Lượng giống sử dụng kg 120 2. Lượng phân bón sử dụng Phân chuồng tấn 3 Đạm kg 70 3. Số lần bón phân/vụ kg 2

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018)

Qua điều tra thực tế cho thấy, lượng giống mà các hộ nông dân đang sử dụng trung bình là 120 kg/ha; trong đó không có sự chênh lệch giữa các vùng. Phân chuồng là loại phân hữu cơ rất tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tuy nhiên đối với vùng thổ nhưỡng Thẩm Dương, lượng phân chuồng người dân bón rất thấp nhưng cây lúa vẫn có sự sinh trưởng rất thuận lợi. Lượng phân chuồng bón bình quân trên 1 ha lúa chỉ có 3 tấn, lượng phân chuồng các hộ dân ở các xã khác bón cao hơn do đất ở đó nghèo dinh dưỡng hơn.

Do điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và nhu cầu của cây lúa nếp, lượng đạm bón của bà con cũng rất ít. Theo kết quả điều tra, nếu người dân đã bón phân chuồng thì lượng phân đạm bón cho 1 ha vào khoảng 70kg, thậm trí có những hộ không phải bón đạm, khi bón cây lúa có thể bị lốp đổ.

d) Thị trường tiêu thụ gạo Khẩu Tan Đón

Sự phát triển của cây lúa nếp Khẩu Tan Đón gắn bó chặt chẽ với truyền thống canh tác lúa của người Tày và người Thái trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Lúa nếp được trồng đầu tiên trên đất người Thái Thẩm Dương từ rất lâu và phải tính bằng đời người mới biết được tuổi của cây lúa nếp nhưng tập trung nhiều nhất ở các thôn Bản Ngoang, Nậm Miện, Nậm Con… Từ xa xưa, người ta lý giải nếp Thẩm Dương ngon bởi một tay con gái Thái khéo léo chăm sóc. Nếp Thẳm Dương dẻo thơm thuộc hàng “đệ nhất nếp” cũng bởi được trồng ở

vùng khí hậu đặc trưng, nguồn nước tưới lấy từ khe suối Nậm Con từ núi Pú Hẻo về.

Nhưng khi giống lúa này đưa về nơi khác trồng lại không còn nguyên vị dẻo thơm đặc trưng nữa. Phần vì không hợp khí hậu, đất đai, phần vì không phải người Thái, người Tày Thẩm Dương chăm sóc. Trước kia, lúa nếp Thẩm Dương được trồng rất ít. Mỗi gia đình cùng với cấy lúa tẻ, chỉ trồng thêm một thửa ruộng nếp nhỏ lấy gạo phục vụ những ngày lễ, tết hay trong nhà có việc hiếu, hỷ. Có nhà trồng lấy gạo dẻo để kính người già ăn hằng ngày. Đến nay, người Thẩm Dương chưa phát triển vùng lúa đặc sản thành hàng hóa mà vẫn chỉ bó hẹp trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người Thái, người Tày.

Vụ nếp Thẩm Dương bắt đầu từ trung tuần tháng tư âm lịch, nước từ suối Nậm Con tràn về các chân ruộng bậc thang, người Thái, người Tày đem những hạt nếp nảy mầm gieo mạ, rồi làm đất cấy lúa. Đến tháng 10, lúa đã vào giai đoạn chín sáp. Người nông dân trồng lúa nếp nhàn như đi chợ, đến kỳ là làm cỏ, bón phân mà không cần nhiều công chăm sóc. Lúa nếp Thẩm Dương bán giá khoảng 18.000 đồng/kg, đến nay người trồng lúa nếp thu hoạch bao nhiêu bán hết đến đó. Ông Hà Văn Chương, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thẩm Dương cho biết: Vùng lúa của xã rộng 295 ha, nhưng chỉ có 30 ha nông dân trồng lúa nếp. Gạo nếp đặc sản là quà quý trời đất ban tặng, món ngon đãi khách ghé thăm. Nhưng chỉ vào vụ thu hoạch mới có thể tìm mua được, còn vào dịp khác thì rất hiếm vì hầu hết người Thẩm Dương giữ lại gạo nếp dùng cho những ngày quan trọng trong năm.

Gạo nếp đặc sản bán được giá cao nhưng điều mà chính quyền xã trăn trở là, làm sao nếp Thẩm Dương trở thành hàng hóa, có thể cung cấp rộng rãi trên thị trường. Năm 2011, dự án sản xuất lúa chất lượng cao đã chọn mô hình lúa nếp Thẩm Dương với diện tích 35 ha phát triển theo hướng hàng hóa, để người dân thấy được hiệu quả kinh tế khi trồng lúa nếp đặc sản. Mô hình đã thu hút sự vào cuộc của doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm. Năm 2018, diện tích là 180 ha trồng lúa Khẩu Tan Đón.

Như vậy, hiện tại thị trường gạo nếp Thẩm Dương là mới chỉ bắt đầu, người dân trồng manh mún không tập trung và chỉ sản xuất để sử dụng cho chính gia đình mình. Năng suất cây lúa cong nhiều hạn chế, diện tích canh tác chưa có nhiều… đó là nguyên nhân làm cho sản lượng lúa nếp Thẩm dương chưa đáp ứng được nhu cầu thương mại.

3.1.3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Khẩu Tan Đón

Trước khi phân tích kết quả và hiệu quả trong sản xuất lúa nếp của các hộ nông dân chúng tôi tiến hành tìm hiểu và phân tích các khoản chi phí trong sản xuất của họ.

a) Chi phí sản xuất 1 ha lúa Khẩu Tan Đón

Chi phí sản xuất là chỉ tiêu để đánh giá mức độ đầu tư cho sản xuất, là cơ sở để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân được xem xét chủ yếu là chi phí trung gian (gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)