Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 44 - 48)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển lúa Khẩu Tan Đón

- Diện tích đất canh tác có khả năng phát triển lúa Khẩu Tan Đón - Diện tích trồng lúa Khẩu Tan Đón

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và sản xuất, thị trường tiêu thụ

- Sản lượng lúa Khẩu Tan Đón - Năng suất lúa Khẩu Tan Đón

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có). Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO) là tỷ số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA). - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI). - Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí (TTC).

- Chênh lệch giá bán lúa Khẩu Tan Đón ở thời điểm cao nhất và thời điểm thấp nhất.

- Tốc độ tăng giá một số vật tư chủ yếu. - Tốc độ tăng giá bán lúa Khẩu Tan Đón. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.4.3.1. Phương pháp xử lý

Công cụ xử lý: Sau khi thu thập những thông tin cần thiết chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.

- Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển.

Đối với số liệu thứ cấp, trên cơ sở tài liệu ban đầu chúng tôi chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích.

2.4.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp lại thành các nhóm, theo loại hình chúng tôi đã sử dụng đến các chỉ tiêu như số bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu,… để biểu hiện thông tin: Năng suất bình quân, sản lượng, chi phí đầu vào, giá cả, lao động, vốn đầu tư,… để so sánh, đánh giá mức độ phát triển cây lúa Khẩu Tan Đón. Mô tả tình hình sản xuất của hộ trong xã, để thấy được thực trạng sản xuất tại địa phương.

* Phương pháp so sánh và phân tổ

Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng thông qua các số tương đối và tuyệt đối và các yếu tố định tính cũng như định lượng để so sánh, đánh giá sự vật hiện tượng theo từng không gian và thời gian cụ thể (trong khoảng thời gian nghiên cứu đề tài). Qua đó làm nổi rõ quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu thế vận động. Các yếu tố định lượng được so sánh với nhau qua những chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối. Các yếu tố định tính không xác định được mức bằng con số cụ thể, chúng được so sánh với nhau và dựa vào giác quan của người phân tích. Qua đó làm rõ sự khác nhau về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa giữa các nhóm hộ và giữa các công thức chăm sóc cây trồng. So sánh diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa qua các năm.

Phân tổ thống kê được sử dụng để nghiên cứu xu hướng thay đổi của hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa khi các yếu tố liên quan thay đổi để từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa của các hộ. Các tiêu thức phân tổ như sau:

+ Tiêu thức nguyên nhân: quy mô đất đai, lao động, mức đầu tư… + Tiêu thức kết quả: Thu nhập hỗn hợp.

* Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức: khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn, được sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm:

- Liệt kê các mặt mạnh (S) - Liệt kê các mặt yếu (W) - Liệt kê các cơ hội (O) - Liệt kê các nguy cơ (T)

Kết hợp S/O: Thu được do sự phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội hộ trồng lúa. Điều kiện quan trọng là sử dụng các mặt mạnh để khai thác các cơ hội nhằm giúp các hộ tăng thu nhập, phát triển nghề trồng lúa lâu đời ở xã.

Kết hợp S/T: Thu được từ sự phối hợp các mặt mạnh với các nguy cơ từ môi trường nhằm sử dụng mặt mạnh khống chế nguy cơ nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội.

Kết hợp W/O: Thu được từ sự phối hợp giữa mặt yếu và các cơ hội. Hộ sản xuất cần tranh thủ các cơ hội để khắc phục các điểm yếu

Kết hợp W/T: Là sự phối hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ mà trồng lúa gặp phải. Điều quan trọng là tối thịểu hoá các điểm yếu để tránh các nguy cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp khẩu tan đón theo hướng bền vững tại huyện văn bàn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)