Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu
Sản xuất lúa có một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Phát triển sản xuất lúa của địa phương là hướng đi đúng với chiến lược phát triển kinh tế của địa, phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Mặc dù phát triển sản xuất lúa trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng không ngừng tăng lên và đã có nhiều nghiên cứu về phát triển sản xuất lúa, nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nhằm đưa ra nhứng giải pháp phát triển bền vững lúa Khẩu Tan Đón. Kinh nghiệm rú ra từ tổng quan tài liệu cho phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón tại huyện Văn Bàn:
Một là, huyện Văn Bàn phải xác định phát triển lúa Khẩu Tan Đón là con đường để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từ đó có chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển phù hợp với từng xã, từng thôn.
Hai là, phải giải quyết vấn đề giống mà theo kinh nghiệm chủ yếu là giống địa phương
Ba là, coi trọng kỹ thuật trồng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người dân qua việc đẩy mạnh công tác khuyến nông;
Bốn là, lựa chọn mô hình tổ chức phát triển phù hợp, đặc biệt cần tập trung phát triển mô hình sản xuất tập trung
Năm là, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng trọt kém hiệu quả sang sản xuất lúa Khẩu Tan Đón
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thẩm Dương nằm ở phía Tây Nam huyện Văn Bàn với tổng diện tích tự nhiên là 6.016,00 ha, có toạ độ địa lý từ 210 59' 14'' đến 220 04' 12'' vĩ độ Bắc và từ 1040 03' đến 1040 10' 12'' kinh độ Đông. Xã có địa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp xã Dần Thàng huyện Văn Bàn. - Phía Nam giáp xã Nậm Xây huyện Văn Bàn. - Phía Đông giáp xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn. - Phía Tây giáp xã Minh Lương huyện Văn Bàn.
Thẩm Dương là xã vùng cao cách trung tâm huyện lỵ 19 km về phía Tây Nam, có quốc lộ 279 chạy qua. Thẩm Dương có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Bàn nói riêng và tỉnh Lào Cai, vùng Tây Bắc nói chung.
2.1.1.2. Về địa hình
Địa hình của xã thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và rất phức tạp, nằm giữa hai dãy núi lớn là Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy Con Voi ở phía Đông Nam. Phần lớn địa hình là đồi núi cao xen lẫn các thung lũng, bồn địa nhỏ hẹp và hệ thống khe suối nhỏ đan xen. Phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng có thể xảy ra sạt lở, trượt khối.
Xã Thẩm Dương thuộc dòng phụ trải dài của hệ thống dãy Hoàng Liên Sơn, được chia cắt bởi các khe suối lớn nhỏ, chia thành các dạng địa hình chủ yếu, như: Núi cao chiếm 60% diện tích toàn xã; Đồi núi thấp chiếm 25% diện tích toàn xã; Địa hình bằng chiếm 15% diện tích toàn xã, diện tích trải dài theo khe suối tạo thành những thung lũng, cánh đồng.
phân chia các vùng không rõ nét. Độ cao trung bình của xã từ 500 đến 800 m, thấp nhất là 350 m, cao nhất là 1.300 m. Địa hình của Thẩm Dương có thể chia làm 3 khu vực đặc trưng sau:
- Vùng trung tâm xã: Đây là vùng với độ cao trong khoảng 300 - 500 m so vơi mực nước biển, là vùng thung lũng được kiến tạo bởi các dãy núi cao. Vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp. Hầu hết diện tích lúa Khẩu Tan Đón tập trung tại vùng này.
- Khu Tây Bắc vùng trung tâm: Vùng này có địa hình núi cao và dốc lớn, chủ yếu là phát triển lâm nghiệp.
- Khu vực Nam và Đông Nam khu trung tâm: Vùng này có độ dốc và độ cao giảm dần. Vùng này có diện tích lớn chiếm tới 50% diện tích tự nhiên của xã.
Như vậy, địa hình đã phân chia xã Thẩm Dương thành các tiểu vùng có các đặc trưng khác nhau. Cây lúa Khẩu Tan Đón được trồng chủ yếu dọc theo vùng trung tâm xã.
2.1.1.3. Về khí hậu
Cây lúa Khẩu Tan Đón được trồng từ tháng 4 - 11 hàng năm. Vì vậy, đánh giá đặc thù về khí hậu là rất quan trọng khi xem xét phát triển bền vững cho cây lúa.
Bảng 2.1. Các yếu tố khí hậu tại Văn Bàn và vùng trồng Khẩu Tan Đón Thẩm Dương
Yếu tố Tháng 4 5 6 7 8 9 10 11 Lượng mưa (mm) 76,30 164,93 192,43 186,40 431,10 332,97 87,77 18,57 Nhiệt độ (0C) 25,1 27,7 27,7 28,4 27,5 26,8 23,5 19,5 Biên độ nhiệt (0C) 3 - 4 2 - 3 1 - 3 3 - 4 2 - 3 2 - 3 3 - 4 1 - 3 Độ ẩm (%) 86,0 82,0 83,3 85,0 87,0 85,3 86,7 85,0 Lượng bốc hơi (mm) 84,5 69,7 63,3 52,5 52,7 65,5 78,3 57,9
* Lượng mưa
Văn Bàn thuộc vùng ít mưa, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 mm, song phân bố không đều. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều vào tháng 7 và tháng 8, chiếm 70% lượng mưa cả năm. Qua số liệu Bảng 1 cho thấy, hầu như tất cả các vùng trồng nếp Khẩu Tan Đón trên địa bàn huyện Văn Bàn đều có chung một lượng mưa như nhau. Cây lúa Khẩu Tan Đón được gieo tháng 4 và thu hoạch tháng 11, như vậy, cây lúa sinh trưởng, phát triển trong điều kiện khá thuận lợi về nhu cầu nước tưới.
* Nhiệt độ
Theo số liệu bảng 2.1 cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 11, nền nhiệt độ vùng trồng lúa Khẩu Tan Đón tại Thẩm Dương có sự khác biệt so với vùng trồng khác trên địa bàn huyện Văn Bàn. Chất lượng gạo được quyết định trong giai đoạn cây lúa chuyển dần từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực (phân hóa mầm hoa). Các nhà khoa học đã khẳng định tác dụng của biên độ nhiệt độ ngày đêm đối với tính trạng chất lượng lúa trong giai đoạn hình thành hoa và hạt. Đối với lúa Khẩu Tan Đón, thời kỳ này nằm trong giai đoạn tháng 7 - 8. Biên độ nhiệt độ ngày đêm tại khu vực trồng lúa Khẩu Tan Đón Thẩm Dương là 7 - 80C, trong khi các khu vực khác giá trị này thấp hơn (1 - 30C). Bên cạnh đó, trung bình nhiệt độ của vùng trồng lúa Khẩu Tan Đón thấp hơn các vùng khác.
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí huyện Văn Bàn trung bình vào khoảng 88,9%. Độ ẩm cao nhất tới 91% và độ ẩm thấp nhất là 44%. Tương tự, qua số liệu Bảng 4.1 cho thấy vùng trồng Thẩm Dương nằm trong khoảng 83 - 84%, trong khi đó vùng trồng Hòa Mạc, Dương Quỳ có độ ẩm ở mức cao hơn (85%) hoặc thấp hơn ở mức 80%.
* Lượng bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi hàng năm huyện Văn Bàn khá cao so với toàn tỉnh. Từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau lượng bốc hơi cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh nhưng các tháng còn lại lượng bốc hơi chỉ vào loại trung bình.
Thung lũng vùng trồng lúa nếp có tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm đạt 780 mm/năm. Chúng ta thấy, càng lên cao lượng bốc hơi càng tăng và càng xuống thấp lượng bốc hơi nước càng giảm. Theo kết quả nội suy từ bản đồ lượng bốc hơi cho thấy, các vùng trồng lúa nếp Khẩu Tan Đón ở các xã Hòa Mạc, Nậm Xây, Dương Quỳ đều có tổng lượng bốc hơi hằng năm thấp hơn so với xã Thẩm Dương. Lượng bốc hơi ở các xã này chỉ ở mức 680 - 720 mm/năm. Đây là một điểm đặc thù về khí hậu của xã Thẩm Dương so với các xã có trồng lúa Khẩu Tan Đón.
2.1.1.4. Thủy văn và nguồn nước
Văn Bàn có hệ thống sông suối khá dày, bình quân khoảng 1,0 - 1,75 km/km2 gồm sông Hồng và các suối chính như: Suối Nậm Tha, Ngòi Chăn, Ngòi Nhù và các khe suối nhỏ với chiều dài hàng trăm km. Các khe suối này hầu hết lòng hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước đến hàng nghìn m3/s.
Vùng lúa nếp Thẩm Dương được cung cấp nước tưới chủ yếu từ suối Nậm Con, suối chảy qua địa phận các xã như Bản Ngoang, Bản Thẳm, Bản Bô,... Theo người dân, cây lúa nếp được tưới nước từ dòng suối này cho chất lượng gạo cao hơn hẳn các vùng trồng lúa Khẩu Tan Đón khác. Như vậy, nước tưới cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của gạo Khẩu Tan Đón.
2.1.1.5. Đặc thù đất vùng trồng lúa nếp Khẩu Tan Đón xã Thẩm Dương
Kết quả xây dựng bản đồ đất vùng đất chuyên trồng lúa xã Thẩm Dương cho thấy có 3 nhóm đất chính: Nhóm đất Phù Sa, nhóm đất Xám và nhóm đất Dốc Tụ.
Bảng 2.2. Kết quả phân loại đất xã Thẩm Dương Tên đất Diện tích Tên đất Diện tích ha Tỷ lệ % I. ĐẤT PHÙ SA 30,78 12,52 1. Đất phù sa chua 30,78 12,52 1. Đất phù sa chua, đọng nước 30,78 12,52
1. Đất phù sa chua, đọng nước, điển hình 30,78 12,52
II. ĐẤT XÁM 184,38 74,99
2. Đất xám đọng nước 90,10 36,65
2. Đất xám đọng nước, nghèo bazo 17,25 7,02
2. Đất xám đọng nước, nghèo bazo, điển hình 17,25 7,02
3. Đất xám đọng nước, nhiều sỏi sạn 72,85 29,63
3. Đất xám đọng nước, nhiều sỏi sạn, điển hình 72,85 29,63
3. Đất xám điển hình 94,28 38,35
4. Đất xám điển hình, sỏi sạn 94,28 38,35
4. Đất xám điển hình, nhiều sỏi sạn, nghèo bazo 94,28 38,35
III. ĐẤT DỐC TỤ 30,70 12,49
4. Đất dốc tụ chua 30,70 12,49
5. Đất dốc tụ chua, đọng nước 30,70 12,49
5. Đất dốc tụ chua, đọng nước, cơ giới nhẹ 30,70 12,49
Diện tích điều tra 245.86 100,00
Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Văn Bàn, 2019
- Đất phù sa sông suối (P): Diện tích 30,78 ha chiếm 12,52 % diện tích tự nhiên, phân bố rải rác dọc theo hệ thống sông ngòi, thuộc các xã: Thẩm Dương, Hoà Mạc, Dương Quỳ... Đất được hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa sông, suối, do các suối chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình khác nhau tích tụ lại. Đất có độ phì tương đối cao, giàu chất hữu cơ, thích hợp cho việc phát triển các loại cây lương thực (lúa, ngô, đậu, rau màu), cây công nghiệp.
- Đất xám đọng nước: Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện ở độ cao 900m trở xuống, diện tích khoảng 90,10 ha chiếm 36,65% diện tích tự nhiên. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ, Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm. Quá trình hình thành và tích luỹ chất hữu cơ không có tầng thảm mục hoặc có nhưng rất mỏng, quá trình phong hoá xảy ra rất mạnh. Thành phần khoáng vật sét chủ yếu là: Cao Linit, Gơtit, Gipxit. Các chất bazơ kiềm, kiềm thổ (Mg, Ca...) bị rửa trôi mạnh nên đất thường chua. Phân theo nguồn gốc phát sinh nhóm đất này gồm các loại:
+ Đất xám đọng nước, nhiều sỏi sạn, điển hình: Phân bố ở khu vực vùng núi cao và trung bình đến thấp và các thung lũng thuộc các xã: Sơn Thuỷ, Võ Lao, Nậm Tha... Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ. Thành phần từ cát, cát pha đến thịt trung bình nặng đến thịt nhẹ. Tầng dày trung bình từ 50 – 100 cm. Thành phần cơ giới từ cát pha thịt trung bình nặng đến thịt nhẹ, tầng đá phong hoá sâu, độ phì tự nhiên khá, ít chua, hàm lượng kali, lân nghèo do bị rửa trôi.
+ Đất vàng xám trên đá Mácma axit (Fa): Phân bố ở địa hình thung lũng, bồn địa, núi thấp dọc các suối chính thuộc địa bàn các xã: Minh Lương, Thẩm Dương, Hoà Mạc, Liêm Phú... Đất có màu nâu đỏ, đỏ vàng, tầng dày trung bình lớn hơn 50 cm. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng. Đất có đặc tính chua, chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, hàm lượng lân kém.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ (HF): Phân bố ở phía Tây và Nam huyện nơi có độ cao 900 - 1800m thuộc các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Tha... với diện tích khoảng 44.215,0 ha, chiếm 31,1% diện tích tự nhiên. Đất có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng, được hình thành từ đá mẹ Granit, tầng dày trung bình 50 – 100 cm. Đạm, kali khá, lân trung bình đến nghèo. Đất thích hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, nông nghiệp, dược liệu. Theo nguồn gốc phát sinh nhóm này gồm:
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất: Phân bố trên địa hình núi cao, trung bình ở các xã Thẩm Dương, Dương Quỳ... Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, tầng dày trung bình 50 - 100cm, ít chua, độ phì khá, hàm lượng lân, ka li nghèo.
+ Đất mùn vàng xám trên đá Macmaaxit (FHa): Phân bố ở phía Tây và Nam huyện thuộc các xã: Nậm Xây, Nậm Chày, Nậm Xé... Đất có đặc tính chua, mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, lân nghèo.
+ Đất mùn vàng trên đá cát kết: Phân bố ở địa hình núi cao trung bình và thung lũng thuộc địa phận xã Nậm Tha. Đất có màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng dày đất 50 – 120 cm, hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình.
+ Đất mùn đỏ nâu trên đá Mácma Bazơ: Diện tích nhỏ phân bố ở xã Võ Lao, đất có đặc tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá.
- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Diện tích khoảng: 19.505,0 ha chiếm 14% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau ở độ cao từ 1.700 - 1.800 m, thuộc các xã Nậm Chày, Nậm Xây, Nậm Xé... Đất có màu xám, chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhưng độ phân giải chậm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng dày 50 - 120 cm. Đất có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao. Với các loại cây lâm nghiệp (Sồi, dẻ, thông...), cây đặc sản, cây dược liệu (thảo quả, huyền sâm ...), cây lương thực có giá trị (lúa mì, khoai tây, rau đậu...)
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (FL): Diện tích khoảng 2.600 ha chiếm 1,8% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở các xã Dương Quỳ, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken,... Đất thuộc loại Feralitic hoặc mùn Feralitic ở các sườn ít dốc, các hạt Kaster, đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các
ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu được nhân dân cải tạo thành ruộng để trồng lúa màu...
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (Bm): Chiếm tỷ lệ không đáng kể, phân bố ở xã Chiềng Ken, Khánh Yên Hạ, do quá trình làm nương mưa lớn bị xói mòn, trơ sỏi đá nên hầu như mất khả năng sản xuất nông nghiệp.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2.1. Dân số, lao động 2.2.1. Dân số, lao động
Theo kết quả điều tra dân số tính đến ngày 01/11/2017, hiện nay tổng dân số huyện Văn Bàn có 79.772 người (tổng số hộ 16.582 hộ; trong đó hộ nghèo theo tiêu chí mới là 9.968 hộ = 60,11%) thuộc 11 dân tộc anh em cùng sinh sống, mật độ phân bố bình quân 55 người/km2, phân bố dân cư không đều trên 264 thôn bản ở 23 xã và thị trấn, chủ yếu tập trung nhiều ở thị trấn Khánh Yên, các xã ven đô, dọc quốc lộ 279 và tỉnh lộ 151, mức độ đô thị hoá công cộng thấp.
Toàn huyện hiện nay có khoảng 39.000 lao động chiếm khoảng 50% tổng dân số trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Nguồn lao động trên