MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Điểm mạnh (S) 1. Địa hình cao, khí hậu ôn đới thuận lợi phù hợp với sự phát triển của cây lúa.
2. Quỹ đất sản xuất lúa dồi dào, bà con dân tộc vẫn duy trì cây lúa từ hàng chục năm nay. 3. Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
4. Là một điểm du lịch rất nổi tiếng, rất nhiều người biết đến
Điểm yếu (W)
1. Người dân vùng đa số là người dân tộc với trình độ dân trí còn hạn chế, họ trồng lúa theo phương thức truyền thống và không có sự áp dụng các kiến thức khoa học.
2. Quy mô sản xuất vẫn chưa thực sự lớn vẫn còn mang tính tự phát và rãi rác.
3. Thị trường rộng lớn thì ở xa, trong khi đó thị trường tại huyện mang tính chất mùa vụ và quy mô khá nhỏ
Cơ hội (O)
1. Chỉ dẫn địa lý "Thẩm Dương" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp quyền sở hữu.
2. Cây lúa nhận được sự quan tâm của chính quyền và các nhà khoa học khi có những dự án, nghiên cứu nhằm nâng cao năng
Kết hợp S-O
1. Quy hoạch vùng sản xuất lúa.
2. Tăng cường công tác đào tạo kỹ thuật sản xuất lúa cho các hộ dân.
Kết hợp O-W
1. Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý theo năm tới từng xã
2. Xây dựng quy trình chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đảm bảo chất lượng cho sản phẩm lúa
suất, chất lượng.
3. Thị trường lúa được mở rộng bởi Việt Nam đã ra nhập các tổ chức thương mại thế giới và khu vực, sản phẩm không bị tồn đọng khi tiến hành phát triển sản xuất lúa ở quy mô lớn hơn
đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản tới bà con trồng lúa 4. Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng, kiến thức thương mại cho các cán bộ xã và bà con trồng lúa
Thách thức (T)
1. Sự biến đổi của khí hậu
Kết hợp S-T Tương tự mục 2, 3, 4 của S Kết hợp O - W 1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản.
2. Đào tạo kiến thức và kỹ năng trong sản xuất lúa cho nông dân.
3. Xác định các tiêu chí cần thiết trong yêu cầu chất lượng của lúa Khẩu Tan Đón.
Kết hợp T-W
Tương tự các mục 1, 2, 3, 4 của T
Kết hợp O - W
Tạo điều kiện cho các hộ trồng lúa vay vốn đầu tư sản xuất
3.4. Giải pháp phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón theo hưởng bền vững
3.4.1. Định hướng chung
Các căn cứ xây dựng định hướng phát triển bền vững lúa Khẩu Tan Đón tại Thẩm Dương: Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
hàng hoá giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Lào Cai đã được họi nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ tỉnh Lào Cai khía XIV thông qua. Căn cứ văn bản số 2849/QĐ- UBND ngày 14/10/2015 của UBND tỉnh về việc lập dự án thực hiện đề án phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Lào Cai.
Lúa Khẩu Tan Đón sẽ vẫn là cây trồng quan trọng tại Thẩm Dương nói riêng và huyện Văn Bàn nói chung, không chỉ giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo mà còn trở thành một sản phẩm đặc sản đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Từ những lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người, huyện Văn Bàn sẽ triển khai dự án phát triển bền vững lúa Khẩu Tan Đón tại vùng chỉ dẫn và các vùng lân cận có triển vọng.
3.4.2. Định hướng cụ thể
- Tiếp tục vận động hướng dẫn các hộ dân tham gia dự án làm cỏ, bón phân cho cây lúa. Phục tráng giống, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng gạo;
- Lồng ghép chương trình về sở hữu trí tuệ, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn người dân về quyền lợi và nghĩa vụ đối với thương hiệu cây lúa Khẩu Tan Đón;
- Từng bước quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi khu vực có thể trồng lúa Khẩu Tan Đón nhằm mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng lúa tạo thị trường cho sản phẩm;
- Hình thành các cơ chế, chính sách nhằm phát triển mối liên kết trong chuỗi liên kết của ngành hàng lúa Khẩu Tan Đón, hình thành cơ chế gắn kết các tác nhân trong tiêu thụ sản phẩm lúa.
3.4.3. Các giải pháp
UBND tỉnh Lào Cai đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp đặc biệt đối với sản xuất lúa đặc sản (Sèng Cù, Khẩu Tan Đón...) nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng. Trung tâm giống Nông
Lâm Nghiệp phối hợp với UBND huyện Văn Bàn họp bàn thống nhất nội dung, phương thức phối hợp triển khai theo kế hoạch, đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất lúa.
Phối hợp với các đơn vị trong ngành chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật theo đúng quy trình, tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động, chuyển giao kỹ thuật tới người dân.
3.4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất
Hiện nay, cây lúa Khẩu Tan Đón đang được các cấp ban ngành hết sức quan tâm, với nhiều các đề tài, dự án của tỉnh và các cơ quan ban ngành, cơ quan nghiên cứu quan tâm và đầu tư. Kết quả thực hiện dự án mô hình thâm canh lúa Khẩu Tan Đón, trên địa bàn huyện Văn Bàn đã hoàn thiện mang lại nhiều hiệu quả cho ngành sản xuất lúa, đặc biệt về mặt kỹ thuật sản xuất và mở rộng diện tích trồng. Mặt khác giai đoan 2013 - 2015, dự án “xây dựng chỉ dẫn địa lý “Thẩm Dương” dùng cho sản phẩm gạo Khẩu Tan Đón huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” đã đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa. Vì vậy, để phát triển sản xuất lúa, cần từng bước tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn người dân nắm được các quy trình chăm sóc, canh tác và cải tạo đất lúa. Các cơ quan chuyên môn của huyện cần liên hệ với các viện nghiên cứu, với các trung tâm nghiên cứu về đất, dinh dưỡng, về cây lúa để có những chỉ đạo đúng trong canh tác lúa Khẩu Tan Đón.
Giải pháp kỹ thuật tập trung ở các mặt sau:
- Giống là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng gạo của vùng, điểm yếu của giống địa phương là giống kém đồng đều, nhiều sâu bệnh và năng suất thấp. Như đã phân tích ở trên, chất lượng giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất, trong thời gian tới để nâng cao năng suất, chất
- Phối kết hợp với Phòng Nông nghiệp, Phòng khuyến nông huyện để có các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, tăng kinh nghiệm và kiến thức để
phổ biến lại cho người dân, quan trọng hơn là lai tạo, bón phân, làm đất, làm cỏ sục bùn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...
3.4.3.2. Giải pháp nâng cao diện tích, năng suất và chất lượng lúa
Tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau đây:
- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất của cây lúa Khẩu Tan Đón, rà soát diện tích trồng lúa và các diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có khả năng trồng lúa. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch trồng lúa ở các cấp chính quyền.
- Chuyển đổi nhóm cây trồng kém hiệu quả sang trồng lúa.
- Có chính sách hỗ trợ người dân khai hoang, khai thác các vùng đất chưa sử có khả năng trồng lúa.
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ ở tất cả các vùng nhằm nâng cao năng suất lúa đồng đều.
- Để nâng cao chất lượng lúa cần áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp đồng thời bón phân cân đối, đủ chất cho cây.
Trong tương lai chính quyền địa phương cần phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh PTSX lúa. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh PTSX chính quyền địa phương cần có kế hoạch mở rộng sản xuất gắn với yếu tố nhu cầu thị trường, gắn với nguồn lực sẵn có của địa phương. Vậy muốn PTSX lúa thì cần phải bắt đầu từ quy hoạch. UBND huyện cần tiến hành rà soát lại các vùng sản xuất cụ thể về diện tích, về điều kiện tự nhiên của vùng chuyên sản xuất. Từ đó có giải pháp quy hoạch lại vùng sản xuất, tập trung, tích tụ ruộng đất. Thông qua các hình thức thuê, mua, dồn điền đổi thửa để tập trung sản xuất, tăng thêm diện tích trồng lúa.
Mặt khác, quy hoạch liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất cho sản xuất và kinh doanh lúa. Vì vậy, làm tốt công tác quy hoạch sẽ là một trong những giải pháp bắt đầu cho hàng loạt các giải pháp PTSX kinh doanh lúa khác tiến hành theo, cụ thể là:
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng sản xuất lúa cần phải chọn những vùng đang tập trung sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất tập trung.
- Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì PTSX lúa ở các vùng có đủ điều kiện sản xuất lúa. Đối với những vùng có điều kiện sản xuất lúa nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất lúa.
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm lúa gồm: Các cơ sở thu mua, các thương lái gắn liền với các vùng sản xuất lúa tập trung, các chợ đầu mối. Duy trì cung cấp hàng hóa cho một số người mua để thuận tiện phục vụ tiêu thụ lúa nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.
- Để có thể hình thành các vùng sản xuất hàng hóa điều cần thiết trong thời gian tới chính quyền địa phương tạo điều kiện cho những người có nguyện vong nhận thuê, nhận khoán vùng đất xa, vùng đất chưa được sử dụng… để phát triển với thời gian sản xuất lâu dài hơn và tối đa hóa khả năng canh tác của đất đai, tránh tình trạng đất trống, gây lãng phí và giảm trừ tình trạng đất trống đồi trọc, chống bão lũ và xói mòn đất. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để thị trường đất đai hoạt động linh hoạt, hình thành khung pháp lí để các hộ có thể chuyển đổi diện tích sản xuất, hình thành thửa vườn có diện tích lớn để các hộ tập trung ruộng đất hình thành các khu sản xuất để thuận lợi cho việc đầu tư máy móc, công cụ, dụng cụ để sản xuất, nâng cao kết quả sản xuất lúa và giảm thiểu chi phí sản xuất.
3.4.3.3. Giải pháp về vốn
Vấn đề vốn sản xuất là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Sản xuất lúa yêu cầu đòi hỏi mức chi phí đầu tư không lớn. Vì vậy các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả.
* Thu hút đầu tư qua ngân hàng
Cần tư vấn cho ngân hàng về đặc thù của từng dự án cần vay vốn và cùng chịu trách nhiệm với bên vay nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển lúa Khẩu Tan Đón. Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng là nguồn vốn cho vay lại chỉ tập trung vào 30 - 35% số hộ có nhu cầu vay (mà chủ yếu là hộ giàu, hộ khá), cũng có trường hợp nguồn vốn bị chặn đứng ở trên để sử dụng vào mục đích khác chứ không đến tay nhân dân vay vốn. Nhóm hộ nghèo có nhu cầu cao trong vay vốn vì không có thế chấp hoặc sợ không trả được vốn, nên không dám sử dụng vốn vay…Do đó, cần tư vấn cho Nhà nước biện pháp xử lý đối với một số trường hợp rủi ro bất khả kháng, điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng đối tượng vay vốn. Cụ thể đối với các ngân hàng các quỹ tín dụng cần thực hiện tốt các công việc sau:
- Xây dựng và ban hành quy định cụ thể và rõ ràng về cơ chế để khuyến khích đầu tư trên địa bàn huyện Văn Bàn, bao gồm các quy định về phạm vi, đối tượng áp dụng, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi đầu tư, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong huyện.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn phù hợp với trình độ dân trí.
- Áp dụng chính sách cho vay vốn ưu đãi về lãi suất có thời hạn trả nợ. - Hỗ trợ và ưu tiên các nguồn vay phát triển sản xuất lúa theo mô hình trang trại, có chính sách khuyến khích phát triển.
- Kết hợp tiêu thụ nông sản cho nông dân với việc đầu tư vốn cho nông dân, sau đó sẽ trả sau khi sản phẩm được thu.
Mặt khác cần mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi của tư thương hiện nay.
* Thu hút đầu tư trong dân
dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, để xây dựng đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, lưới điện...
- Các hộ thành lập các tổ chức, các hội, phường, cùng góp vốn chia sẽ vốn cho các hộ thành viên khi hộ có nhu cầu.
3.4.3.4. Giải pháp về khai thác thương mại
Thông qua các kết quả nghiên cứu, tiến hành xây dựng giải pháp thương mại hóa cho sản phẩm lúa Văn Bàn. Giải pháp được xây dựng đã phân tích cụ thể về thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm lúa, gạo Khẩu Tan Đón huyện Văn Bàn hiện nay; trong đó tập trung phân tích các ưu nhược điểm; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thị trường cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp chính như sau:
(i). Bán hàng ủy thác
Trong đó xác định rõ để thực hiện bán hành ủy thác, cần phải có một tổ chức tập thể đứng ra làm tổ chức ủy thác (Hợp tác xã hoặc Hội) tiêu thụ sản phẩm, đây sẽ là đầu mối tiêu thụ chính cho các hộ sản xuất lúa của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
(ii). Mô hình tổng thể hệ thống kênh phân phối sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
+ Kênh phân phối 1: Người sản xuất (nông dân) → Người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối 1 là loại kênh phân phối được sử dụng truyền thống
trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa Văn Bàn hiện nay. Trong điều kiện chưa có đơn vị làm đầu mối tổ chức tiêu thụ với hệ thống phân phối hiện đại cho người nông dân, đây là kênh phân phối hợp lý nhằm giải quyết vấn đề tiêu thụ lúa Văn Bàn, đưa sản phẩm đến với thị trường.
Đối với loại hình kênh phân phối này, xu hướng sẽ giảm dần khi hệ thống kênh phân phối bán hàng uỷ thác qua tổ chức ủy thác được triển khai hoạt động, do kênh tiêu thụ này khó làm tăng cao giá trị của lúa khi mà sản
phẩm đã được bảo hộ.
+ Kênh phân phối 2: Người sản xuất (nông dân) → Tổ chức ủy thác → Nhà bán lẻ đặc biệt: các siêu thị, trung tâm thương mại → Người tiêu dùng cuối cùng.
Có thể nói kênh phân phối 2 là quan trọng nhất khi bước đầu xây dựng hệ thống kênh tiêu thụ, đảm bảo sự tồn tại ban đầu của một hệ thống kênh cũng như góp phần nhanh chóng đưa sản phẩm đến với các thị trường mới trong và ngoài nước. Thông qua kênh phân phối này sản phẩm sẽ được tiêu