Hệ số KMO và Bartlett lần 02

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện châu đức (Trang 63)

Hệ số KMO .802

Mô hình kiểm tra của Bartlett

Giá trị Chi-Squre 3842.895

df 406

Sig. .000

Nguồn: Kiểm định SPSS 20 của tác giả

Qua bảng số liệu cho thấy hệ số KMO = 0.802 > 0.5 nên nhân tố hoàn toàn phù hợp và đủ độ tin cậy. Hệ số Sig. < 0.05 chứng minh rằng các biến quan sát có tương quan với nhau. Các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1. Phương sai trích 68.03% > 50% nên đạt yêu cầu và số liệu trên cho thấy với 8 nhân tố thì giải thích được 68.03% sự thay đổi của biến phụ thuộc. (Số liệu tại phần phụ lục)

64 Bảng 4.18: Ma trận xoay lần 02 Thành phần 1 2 3 4 5 6 7 8 GD3 .839 GD4 .809 GD1 .789 GD2 .780 MA3 .862 MA2 .809 MA1 .801 MA4 .797 AT4 .865 AT3 .849 AT2 .815 AT1 .794 ST2 .839 ST1 .775 ST4 .680 ST3 .639 KK1 .782 KK3 .778 KK2 .777 KK4 .530 GC2 .862 GC3 .836 GC1 .794 VH1 .849 VH2 .827 VH4 .788 TN3 .825 TN2 .722 TN1 .712

Nguồn: Kiểm định SPSS 20 của tác giả

Qua bảng ma trận xoay lần 02 ta thấy không có biến nào trong thang đo < 0.5 nên giữ nguyên 29 biến quan sát.

65

Sau khi phân tích EFA cho thấy các nhân tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu đức chia làm 8 nhóm nhân tố như sau:

- Nhóm nhân tố 01: Gọi là thiên nhiên với 03 biến quan sát TN1, TN2, TN3 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy.

- Nhóm nhân tố 02: Gọi là không khí chào đón với 04 biến quan sát KK1, KK2, KK3, KK4 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy. - Nhóm nhân tố 03: Gọi là văn hóa địa phương với 03 biến quan sát VH1, VH2, VH4 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy. So với mô hình nghiên cứu đề xuất thì có 01 biến bị loại.

- Nhóm nhân tố 04: Gọi là giá cả với 03 biến quan sát GC1, GC2, GC3 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy.

- Nhóm nhân tố 05: Gọi là an toàn với 04 biến quan sát AT1, AT2, AT3, AT4 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy.

- Nhóm nhân tố 06: Gọi là marketing truyền miệng tích cực với 04 biến quan sát MA1, MA2, MA3, MA4 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy.

- Nhóm nhân tố 07: Gọi là tính giáo dục với 04 biến quan sát GD1, GD2, GD3, GD4 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy.

- Nhóm nhân tố 08: Gọi là sự trải nghiệm với 04 biến quan sát ST1, ST2, ST3, ST4 và các giá trị hệ số tải nhân tố đều thỏa các điều kiện để phân tích hồi quy.

4.3.3 Phân tích EFA cho ý định quay trở lại của du khách

Bảng 4.19: Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Hệ số KMO .722

Mô hình kiểm tra của Bartlett

Giá trị Chi-Squre 434.229

df 3

Sig. .000

66

Qua bảng số liệu cho thấy hệ số KMO = 0.722 > 0.5 nên nhân tố hoàn toàn phù hợp và đủ độ tin cậy. Hệ số Sig. < 0.05 chứng minh rằng các biến quan sát có tương quan với nhau. Phương sai trích 77.66% > 50% nên đạt yêu cầu. (Số liệu tại phần phụ lục)

Bảng 4.20: Ma trận xoay cho biến phụ thuộc

Thành phần 1

YD2 .906

YD3 .874

YD1 .863

Nguồn: Kiểm định SPSS 20 của tác giả

Qua bảng số liệu cho thấy, các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 nên không có biến nào bị loại.

4.4 Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu gồm 29 biến chia làm 08 nhân tố (biến độc lập) và 03 biến (biến phụ thuộc).

Tác giả gọi các biến độc lập và phụ thuộc như sau:

- Biến độc lập gồm 08 biến: “Thiên nhiên”, “Không khí chào đón”, “Văn hóa địa phương”, “Giá cả”, “An toàn”, “Marketing truyền miệng tích cực”, “Tính giáo dục”, “Sự trải nghiệm”.

- Biến phụ thuộc gồm: “Ý định quay trở lại của du khách nội địa”.

Tiếp theo, để phân tích hồi quy tác giả gọi:

- Nhóm nhân tố 01: TN là thiên nhiên (với giá trị trung bình của các biến TN1, TN2, TN3).

67

- Nhóm nhân tố 02: KK là không khí chào đón (với giá trị trung bình của các biến KK1, KK2, KK3, KK4).

- Nhóm nhân tố 03: VH là văn hóa địa phương (với giá trị trung bình của các biến VH1, VH2, VH4).

- Nhóm nhân tố 04: GC là giá cả (với giá trị trung bình của các biến GC1, GC2, GC3)

- Nhóm nhân tố 05: AT là an toàn (với giá trị trung bình của các biến AT1, AT2, AT3, AT4).

- Nhóm nhân tố 06: MA là marketing truyền miệng tích cực (với giá trị trung bình của các biến MA1, MA2, MA3, MA4).

- Nhóm nhân tố 07: GD là tính giáo dục (với giá trị trung bình của các biến GD1, GD2, GD3, GD4).

- Nhóm nhân tố 08: ST là sự trải nghiệm (với giá trị trung bình của các biến ST1, ST2, ST3, ST4).

- Gọi YD là ý định quay trở lại của du khách nội địa (với giá trị trung bình của các biến YD1, YD2, YD3).

Ta có phương trình hồi quy như sau:

Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + a8X8

 YD = a0 + a1 * TN + a2 * KK + a3 * VH + a4 * GC + a5 * AT + a6 * MA + a7 * GD + a8 * ST

4.4.1 Kiểm định mô hình hồi quy đa biến

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách chạy hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp đưa vào một lần hay còn gọi là phương pháp enter.

68 Bảng 4.21: Kiểm định mô hình Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .808a .652 .643 .48436 1.873

Nguồn: Kiểm định SPSS 20 của tác giả

Qua bảng số liệu ta thấy, R2 = 0.643 cho thấy ý định quay trở lại của du khách nội địa phụ thuộc vào 8 yếu tố là 64,3% còn lại 35,7% là do các biến ngoài mô hình.

Bảng 4.22: ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 136.519 8 17.065 72.738 .000b Residual 72.729 310 .235

Total 209.248 318

Nguồn: Kiểm định SPSS 20 của tác giả

Qua bảng phân tích ANOVA cho thấy, giá trị Sig. = 0.00 < 0.05 nên ta có thể kết luận rằng phương trình hồi quy đưa ra là phù hợp.

4.4.2 Phân tích hồi quy

Bảng 4.23: Số liệu thống kê mô hình hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF 1 (Constant) -.654 .293 -2.231 .026 TN .072 .030 .083 2.362 .019 .913 1.095 KK -.015 .035 -.015 -.440 .660 .984 1.016 VH .077 .034 .077 2.273 .024 .977 1.024 GC .005 .034 .005 .149 .882 .978 1.023 AT .428 .044 .422 9.735 .000 .595 1.680 MA .235 .042 .209 5.572 .000 .793 1.261 GD .189 .040 .182 4.694 .000 .750 1.334 ST .216 .039 .216 5.535 .000 .736 1.358

69

Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số Sig. của các giả thuyết đều < 0,05 nên chấp nhận hết các giả thuyết. Tuy nhiên, có 02 giả thuyết là KK (không khí chào đón) và GC (giá cả) có hệ số Sig. > 0.05 nên bị loại.

Giá trị hệ số VIF từ 1.016 – 1.680 đều nhỏ hơn 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các biến đều được chấp nhận.

Hệ số Durbin – Watson = 1.873 với mức ý nghĩa 1%, n = 319 và tham số k – 1 = 8. Tra bảng Durbin – Watson ta thấy dL = 1.592, dU = 1.757 và dU < d < 4 – dU = 1.757 < 1.873 < 4 – 1757 = 2.243 nên không có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.24: Kết luận các giả thuyết

Stt Giả

thuyết Nhân tố Sig. Beta Kết luận giả thuyết

1 H1 TN .019 .083 Chấp nhận 2 H2 KK .660 -.015 Không chấp nhận 3 H3 VH .024 .077 Chấp nhận 4 H4 GC .882 .005 Không chấp nhận 5 H5 AT .000 .422 Chấp nhận 6 H6 MA .000 .209 Chấp nhận 7 H7 GD .000 .182 Chấp nhận 8 H8 ST .000 .216 Chấp nhận Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ các phân tích và bảng số liệu trên, cho thấy có 6 nhân tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức là:

Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + a8X8

 YD = 0.422 * AT + 0.216 * ST + 0.209 * MA + 0.182 * GD + 0.083 * TN + 0.077 * VH

Như vậy, các giả thuyết H1, H3, H5, H6, H7, H8 được chấp nhận tương đương với các nhân tố thiên nhiên, văn hóa, an toàn, marketing truyền miệng tích cực, tính giáo dục, sự trải nghiệm cụ thể như sau:

70

- Nhân tố an toàn có hệ số beta cao nhất (0.422) cho thấy có sự tác động mạnh nhất đến ý định quay trở lại của du khách nội địa. Điều này cho thấy khách du lịch nội địa rất quan tâm đến vấn đề an toàn khi đi du lịch nông thôn ở một địa điểm nào đó.

- Nhân tố sự trải nghiệm có hệ số beta là 0.216 cho thấy có sự tác động mạnh thứ 2 đến ý định quay trở lại của du khách nội địa. Như vậy, khách du lịch nội địa khi đi du lịch nông thôn sẽ chú trọng đến việc họ có trải nghiệm gì tại điểm đến từ đó địa phương có hoạt động du lịch này cần chú trọng xây dựng các trải nghiệm mới lạ và hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại.

- Nhân tố marketing truyền miệng tích cực có hệ số beta là 0.209 cho thấy nhân tố này có sự tác động đứng thứ 3 đến ý định quay trở lại của du khách nội địa. Vì hiện nay các trang mạng xã hội ngày càng thu hút nhiều người tham gia từ thiếu niên đến trung niên nên việc chia sẽ thông tin đến với bạn bè, người thân, đồng nghiệp ngày càng dễ dàng và điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định quay trở lại của du khách.

- Nhân tố giáo dục có hệ số beta là 0.182 cho thấy nhân tố này có sự tác động tiếp theo đến ý định quay trở lại của du khách nội địa. Đến với du lịch nông thôn du khách nội địa hy vọng sẽ được tìm hiểu thêm về lịch sử, nét văn hóa đặc trưng, kiến thức nông nghiệp… của địa phương nên tính giáo dục có sự tác động đứng thứ 4 đến ý định quay trở lại của du khách nội địa.

- Nhân tố tự nhiên có hệ số beta là 0.083 là nhân tố có sự tác động tiếp theo đến ý định quay trở lại của du khách nội địa. Đối với nghiên cứu này, nhân tố tự nhiên có tác động không mạnh lắm đến ý định quay trở lại của du khách nội địa vì theo ý kiến chủ quan của tác giả ở không gian khảo sát không khí trong lành nhưng cảnh đẹp thì chưa nhiều nên có sự tác động thấp đến du khách.

- Nhân tố văn hóa có hệ số beta là 0.077 là nhân tố cố sự tác động thấp nhất đến ý định quay trở lại của du khách nội địa. Đối với nghiên cứu này, nhân tố văn hóa có tác động không mạnh đến ý định quay trở lại của du khách nội địa vì theo ý kiến chủ

71

quan của tác giả ở không gian khảo sát không có nhiều nét đặc trưng về văn hóa nên có sự tác động thấp đến du khách. - 0.422 - - -

Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh về các yếu tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức.

Nguồn: Kiểm định của tác giả

4.5 Phân tích phương sai ANOVA

Tác giả đưa ra các giả thuyết để kiểm dịnh như sau:

- Giả thuyết A1: Không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có giới tính khác nhau.

- Giả thuyết A2: Không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có trình độ khác nhau.

- Giả thuyết A3: Không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau.

- Giả thuyết A4: Không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có thu nhập khác nhau.

Tác giả kiểm định các giả thuyết với mức ý nghĩa 5% và độ tin cậy 95%.

An toàn

Marketing truyền miệng tích cực Tính giáo dục

Sự trải nghiệm

Ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức. Văn hóa Tự nhiên 0.209 0.216 0.182 0.083 0.077

72 4.5.1 Kiểm định giả thuyết A1

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. = 0.558 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có giới tính khác nhau.

4.5.2 Kiểm định giả thuyết A2

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. = 0.085 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có trình độ khác nhau.

4.5.3 Kiểm định giả thuyết A3

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. = 0.003 < 0.05 nên ý định quay trở lại của du khách nội địa là khác nhau ở các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau. Vì thế, cần sử dụng bảng kiểm định Welch thay cho ANOVA.

Kết quả kiểm định Welch cho thấy sig. = 0.319 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau.

4.5.4 Kiểm định giả thuyết A4

Kết quả kiểm định cho thấy sig. = 0.242 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết không có sự khác biệt về ý định quay trở lại của du khách nội địa giữa các nhóm du khách có thu nhập khác nhau.

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Hiện nay, loại hình du lịch nông thôn ngày càng phát triển nhanh và mạnh. Theo kết quả khảo sát đăng trên tạp chí khoa học của trường đại học cần Thơ (2012) thực hiện khảo sát về xu hướng du lịch tại vùng nông thôn đối với du khách TP. HCM thì Bà rịa – Vũng tàu được du khách nội địa lựa chọn là địa điểm muốn tham gia loại hình du lịch nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất (86.5%), sau đó là Long An (72.1%)… cho thấy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách

73

nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức (Bà rịa – Vũng Tàu) là điều cần thiết để phát triển và tạo lợi thế cạnh tranh với du lịch địa phương khác, tỉnh khác.

Qua kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các yếu tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức đó là: (1) An toàn, (2) Sự trải nghiệm, (3) Marketing truyền miệng tích cực, (4) Tính giáo dục, (5) Tự nhiên, (6) Văn hóa. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tố Uyên (2020) cho rằng các yếu tố để phát triển du lịch nông thôn là: (1) Đào tạo nhân lực, (2) Xúc tiến – quảng bá, (3) Đa dạng sản phẩm, (4) Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Vân (2015) chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến du lịch nông thôn, cụ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện châu đức (Trang 63)