Hiện nay, loại hình du lịch nông thôn ngày càng phát triển nhanh và mạnh. Theo kết quả khảo sát đăng trên tạp chí khoa học của trường đại học cần Thơ (2012) thực hiện khảo sát về xu hướng du lịch tại vùng nông thôn đối với du khách TP. HCM thì Bà rịa – Vũng tàu được du khách nội địa lựa chọn là địa điểm muốn tham gia loại hình du lịch nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất (86.5%), sau đó là Long An (72.1%)… cho thấy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách
73
nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức (Bà rịa – Vũng Tàu) là điều cần thiết để phát triển và tạo lợi thế cạnh tranh với du lịch địa phương khác, tỉnh khác.
Qua kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các yếu tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức đó là: (1) An toàn, (2) Sự trải nghiệm, (3) Marketing truyền miệng tích cực, (4) Tính giáo dục, (5) Tự nhiên, (6) Văn hóa. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tố Uyên (2020) cho rằng các yếu tố để phát triển du lịch nông thôn là: (1) Đào tạo nhân lực, (2) Xúc tiến – quảng bá, (3) Đa dạng sản phẩm, (4) Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Vân (2015) chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến du lịch nông thôn, cụ thể là: (1) Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Xúc tiến – quảng bá, (4) Quy hoạch – phát triển, (5) Quản lý công tác địa phương. Hay trích nghiên cứu của Bùi Thị Lan Hương (2012) thì các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định đi du lịch nông thôn gồm: (1) Cự ly chuyến đi, (2) Tiện nghi sinh hoạt, (3) Khám phá mới, (4) Hoạt động hấp dẫn, (5) Điều kiện vệ sinh môi trường, (6) An toàn.
So với các nghiên cứu trước đây đã nêu ở trên, nghiên cứu của tác giả cũng nêu ra một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng giống các nghiên cứu trước như yếu tố an toàn, yếu tố văn hóa, yếu tố tự nhiên, yếu tố xúc tiến – quảng bá, yếu tố sự trải nghiệm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả đã tìm ra các yếu tố khác cũng tác động đến ý định quay trở lại của du khách như yếu tố tính giáo dục, yếu tố marketing truyền miệng (yếu tố này chi tiết hơn so với yếu tố xúc tiến – quảng bá) đây có thể được coi là đóng góp mới của tác giả trong việc nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, yếu tố an toàn trong nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu trước đều được đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng cao nhất đến ý định quay trở lại của du khách. Như vậy, kết quả nghiên cứu tác giả so với một số nghiên cứu khác không có sự nhất quán các yếu tố tác động có thể do sự khác biệt trong cách thức tổ chức các hoạt động du lịch của từng địa phương, đối tượng được khảo sát khác nhau dẫn đến có sự khác biệt này.
74
Hy vọng với kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức có định hướng để làm cơ sở đầu tư, phát triển và thu hút thêm nhiều du khách đến với các chương trình du lịch của mình. Bên cạnh đó, tác giả kỳ vọng với kết quả nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này vì các nghiên cứu cho đề tài này còn ít. Mặc dù, nghiên cứu đã chứng minh thêm một vài yếu tố tác động mới nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về đối tượng nghiên cứu, bỏ qua một số yếu tố tác động khác.
Tóm lại, trong nghiên cứu này của tác giả, có 06 yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức là: (1) An toàn, (2) Sự trải nghiệm, (3) Marketing truyền miệng tích cực, (4) Tính giáo dục, (5) Tự nhiên, (6) Văn hóa.
75 CHƯƠNG 5: HÀM ÝCHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN
5.1 Hàm ý chính sách 5.1.1 An toàn
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, yếu tố an toàn luôn là yếu tố được khách du lịch quan tâm hàng đầu khi đi đến một địa điểm mới để tham quan trải nghiệm.
Đối với du lịch nông thôn, các hoạt động diễn ra ở khuôn viên rộng, gần gũi với thiên nhiên và tập trung ít dân cư nên ở khu này thường ít có hiện tượng ăn xin, chèo kéo khách, cướp giật… diễn ra và huyện Châu Đức cũng như vậy. Tuy nhiên, các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch này cũng cần tiếp tục tăng cường việc bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, phải có bảo vệ thúc trực để khi có sự cố xảy ra thì phản ứng kịp thời và phải tăng cường đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ bảo vệ.
Trong môi trường thiên nhiên cũng không dễ tránh khỏi các trường hợp du khách bị côn trùng hoặc các con vật bò sát gây sát thương vì thế các đơn vị kinh doanh cần phải phun thuốc diệt côn trùng, trang bị phòng y tế và các kỹ năng cần thiết cho du khách trước khi bắt đầu các hoạt động du lịch. Chú trọng, đảm bảo an toàn dịch bệnh truyền nhiễm trong các hoạt động du lịch.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được hầu hết các du khách quan tâm nên việc đảm bảo chất lượng các bữa ăn trong quá trình du lịch nông thôn tại địa phương phải được chú trọng, nguồn lương thực thực phẩm nấu ăn phải có đơn vị cung cấp rõ ràng uy tín, phải sạch và tươi.
5.1.2 Sự trải nghiệm
Mục đích của du khách khi đi du lịch nông thôn là muốn lấy lại cảm hứng sống muốn được thư giãn và tham gia các hoạt động khám phá thế giới xung quanh nên các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nông thôn nên tập trung đầu tư vào các hoạt động trải nghiệm trở nên đa dạng, mới lạ và độc đáo hơn nhằm tạo sự hứng thú cho du khách từ đó thu hút nhiều du khách quay trở lại hơn. Đội ngũ nhân viên tổ chức
76
các hoạt động trải nghiệm cần được trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng, nên đi tham gia vào nhiều hoạt động trải nghiệm của các đơn vị khác trong tỉnh của mình và các tỉnh lân cận, thậm chí là các quốc gia khác có hoạt động du lịch nông thôn phát triển lâu như Mỹ, Nhật Bản...
Những hoạt động trải nghiệm của du lịch nông thôn không chỉ là hoạt động vui chơi mà phải giúp du khách khám phá được năng lực của bản thân, giúp tổ chức và quản lý được cuộc sống, giúp bản thân du khách sống tích cực hơn hay có thể giúp du khách là các bạn học sinh định hướng được nghề nghiệp, khám phá và sáng tạo trong học tập, cuộc sống.
5.1.3 Marketing truyền miệng tích cực
Yếu tố này có tác động mạnh thứ ba đến ý định quay trở lại của du khách nội địa. Bởi lẻ, trong thời đại công nghệ số hiện nay việc du khách tham khảo thông tin trước khi đến một điểm du lịch là điều hiển nhiên và marketing truyền miệng luôn là kênh tiếp cận khách hàng nhanh, mạnh, hiệu quả và hầu như không tốn chi phí. Chính vì vậy, để du khách quay trở lại thì các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch nông thôn cần quan tâm đến yếu tố này.
Để tận dụng yếu tố marketing truyền miệng tích cực, doanh nghiệp cần xác định được du khách nào là người sẽ truyền thông tin sau chuyến đi từ đó thực hiện chương trình chăm sóc người nói bằng các hình thức như: Cảm ơn trực tiếp hoặc viết thư cảm ơn, tặng quà, tạo các nhóm người hâm mộ hay đưa ra các chủ đề gợi ý hay có tính lan truyền cao để người nói nói về doanh nghiệp của mình.
5.1.4 Tính giáo dục
Khi các gia đình quyết định đi du lịch nông thôn, họ rất mong muốn con của họ học hỏi được nhiều điều thú vị, giúp những đứa trẻ khám phá thế giới, được gần gủi với thiên nhiên và sáng tạo hơn. Biết được yếu tố giáo dục sẽ có tác động đến quyết định của du khách nên các đơn vị tổ chức du lịch nông thôn cần phải lồng ghép các nội dung giáo dục vào trong từng hoạt động mà du khách tham gia. Giáo dục ở đây
77
không chỉ là kiến thức khoa học và xã hội mà còn là giáo dục về tình yêu thương gia đình, con người, giáo dục về sự đoàn kết, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm… để làm được điều này đòi hỏi quá trình xây dựng các hoạt động trải nghiệm phải kỹ lưỡng, sâu sắc và phù hợp thì khi đó mới thu hút được các bạn trẻ và phụ huynh cũng cảm thấy hài lòng, thường xuyên chủ động để gia đình vui chơi và học tập bằng hình thức du lịch nông thôn.
5.1.5 Tự nhiên
Du khách lựa chọn du lịch nông thôn khi họ cảm thấy căng thẳng sau khi làm việc cần được giải tỏa và gần gũi với thiên nhiên giúp họ giải tỏa được điều đó. Thiên nhiên mang lại nguồn năng lượng tích cực và trong lành, giúp thư giãn cũng như giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Ở huyện Châu Đức vừa có núi vừa có những khu vườn trái cây cho trái quanh năm là điều tuyệt vời tạo nên không gian tự nhiên nơi đây. Để phát triển du lịch nông thôn, các đơn vị tổ chức cần chú trọng bảo vệ thiên nhiên, nhắc nhở du khách khi đi tham quan hoặc trải nghiệm các hoạt động, có thể lồng ghép các hoạt động nhặt rác, trồng cây bảo vệ môi trường, trồng rau sạch, làm đồ trái chế từ rác thải nhựa… vừa có tính giáo dục vừa tạo ra môi trường tự nhiên trong lành.
5.1.6 Văn hóa
Văn hóa địa phương có thể được xem là yếu tố tạo ra nét riêng của loại hình du lịch nông thôn ở các địa phương khác nhau. Ở huyện Châu Đức, đồng bào dân tộc Châu Ro sinh sống khá đông với nét văn hóa đặc trưng là “bắn nỏ”. Hiện nay người dân Châu Ro đời sống kinh tế đã tốt hơn trước, không còn phải săn bắn hái lượm nhưng nét văn hóa này vẫn được gìn giữ và phát huy. Các tổ chức du lịch nông thôn nên tận dụng lợi thế này tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa giữa du khách với người dân tộc Châu Ro như: Làm nỏ để bắn, thử thách bắn nỏ, văn nghệ…
78 5.2 Kết luận
Nhu cầu du lịch nông thôn ngày càng phát triển nên việc xác định các yếu tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách là điều cấp thiết và cần thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích cho huyện Châu Đức trong việc nâng cao các yếu tố tác động giúp du khách quay trở lại nhằm tăng doanh thu và phát triển kinh tế - xã hội. Tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Về mặt khoa học, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu Đức với phương pháp nghiên cứu là định lượng và định tính, được nghiên cứu với 319 mẫu hợp lệ, bảo đảm độ tin cậy của các thang đo và có 06/08 nhân tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa bao gồm: An toàn (Beta: 0.422), sự trải nghiệm (Beta: 0.216), marketing truyền miệng tích cực (Beta: 0.209), tính giáo dục (Beta: 0.182), tự nhiên (Beta: 0.083) và văn hóa (Beta: 0.077). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng có 02 nhân tố không tác động đó là giá cả và không khí chào đón.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo có cái nhìn bao quát và toàn vẹn hơn các yếu tố tác động đến du khách đang tạo ảnh hưởng đến doanh nghiệp để doanh nghiệp cần phải khắc phục và nâng cấp hơn. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương tự ở địa phương khác trong thời gian tới.
5.3 Hạn chế của nghiên cứu
- Tác giả thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn các du khách từ nhiều vùng miền khác nhau nên có phần nào hạn chế về tính đại diện tổng thể của nghiên cứu.
- Trong quá trình phỏng vấn của tác giả gặp rất nhiều khó khăn vì có một số du khách không thật sự chú tâm và không muốn dành nhiều thời gian trả lời câu hỏi nên dẫn đến việc chất lượng dữ liệu còn hạn chế.
- Có thể có một số yếu tố khác tác động đến ý định quay trở lại của du khách nội địa mà nghiên cứu của tác giả chưa đề cập đến trong mô hình nghiên cứu và đây cũng là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Lệ Hương (2019), Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch Huế tới ý định quay trở lại của du khách, Luận án Tiến sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
2. Nguyễn Xuân Thanh (2015), Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3. Lê Thị Tường Vi (2018), Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khách – Trường hợp điểm đến du lịch Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
4. Huỳnh Nhật Phương và Nguyễn Thúy An (2017), Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách – Trường hợp du khách đến TP. Cần Thơ, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, tập 50 phần D: Kinh tế và pháp luật, tr.70–79.
5. Phạm Thị Thúy Nguyệt (2016), Xu hướng du lịch cá nhân hóa – tiền đề phát triển và khuyến nghị chiến lược, Tạp chí phát triển KH&CN, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, số X5, tập 19, tr.13–19.
6. Trần Thị Tuyết Vân (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Bùi Thị Lan Hương (2012), Quan niệm và hành vi của khách du lịch nông thôn: Khảo sát tại TP. HCM, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 24b, tr.210 – 218.
8. Nguyễn Thị Tố Uyên (2020), Giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, trường Đại học Trà Vinh.
9. PGS.TS Đào Ngọc Cảnh (2020), Phát triển du lịch nông nghiệp ở TP. Cần Thơ, Tài liệu hội thảo khoa học phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng
80
sông Cửu Long trong mối quan hệ liên kết vùng theo định hướng phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030, Khoa Khoa học Xã hội – Nhân văn, trường Đại học Cần Thơ.
TIẾNG ANH
10.Daniel C. Bello and Michael J. Etzel (1985), The role of novelty in the pleasure travel experience, Journal of Travel Research, vol. 24, 1: pp. 20-26, First Published Jul 1.
11.Metin Kozak and Luisa Andrew (2006), Progress in tourism marketing, chapter 16: Studying visitor loyalty to rural tourist destinations, pp. 239-253.
WEBSIDE 12. https://bvdif.vn/gioi-thieu/tinh-ba-ria-vung-tau/ 13. http://www.moitruongdulich.vn/index.php/item/12785 14. http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201909/du-lich-nong-nghiep-tim- huong-phat-trien-ben-vung-874418/ 15. https://vneconomics.com/thuyet-du-dinh-hanh-vi-tpb-theory-plan-behavior-cua- aijen-1991/ 16. https://luatvietnam.vn/van-hoa/luat-du-lich-2017-115518-d1.html 17. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/5410 18. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dantoc/Pages/Default.aspx? ItemID=4954 19. https://vietnambiz.vn/du-lich-nong-thon-rural-tourism-la-gi-loi-ich-cua-du-lich- nong-thon-20191020213557113.htm
81 PHỤ LỤC
1. Bảng khảo sát chính thức
Tôi tên ĐẶNG SỸ NHÂN, là học viên lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện Châu đức”. Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian điền vào bảng câu hỏi khảo sát ngắn này. Tất cả các câu trả lời của Anh/Chị rất có giá trị và sẽ không có câu trả lời nào của quý Anh/ Chị là sai bởi vì đó là quan điểm, ý kiến của Anh/Chị.
Anh/Chị vui lòng chỉ ra mức độ đồng ý của Anh/ Chị về các câu dưới đây theo