Tính giáo dục

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện châu đức (Trang 31)

Theo Chương I, Điều 5, mục 1 của Luật Giáo Dục Việt Nam năm 2019: “Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân”.

Theo Chương I, Điều 5, mục 2 của Luật Giáo Dục Việt Nam năm 2019: “Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học”.

Theo Vũ Văn Thăng (chuyên viên Vụ giáo dục dân tộc): Mô hình học tập gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, giúp các em học sinh hiểu được giá trị của sự lao động, chia sẻ nổi nhọc nhằn của bà con nông dân, tạo được không khí học tập vui tươi thoải mái, phát huy được tính sáng tạo, tích cực trong học tập của học sinh, gắn những lý thuyết đã đucợ học với thực tiễn, giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế và vốn sống. Thông qua hoạt động mô hình này các em học sinh còn được phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc với cộng đồng... Đồng thời, đây cũng là hoạt động nhằm phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, góp phần thực hiện thành công việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.

32 2.5 Tổng quan về huyện Châu Đức

Hình 2.3: Bản đồ hành chánh huyện Châu Đức (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn (Ngãi Giao). Dân số trung bình của huyện hiện nay khoảng 157.816 người, lao động trong độ tuổi là 101.791 người. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

33

- Thông tin địa lý, hành chính

Diện tích tự nhiên 42.456.61 km², dân số khoảng 157.816 người. Có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 1 thị trấn. Đó là thị trấn Ngãi Giao và các xã: Cù Bị, Xà Bang, Quảng Thành, Láng Lớn, Bàu Chinh, Bình Ba, Suối Nghệ, Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn, Sơn Bình, Suối Rao, Đá Bạc, Nghĩa Thành, Kim Long. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

- Thổ nhưỡng

Hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như: Cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và các cây hàng năm như: bắp, khoai mì, đậu các loại, bông vải... Đây thực sự là một thế mạnh so với các huyện khác trong tỉnh. Một số cây trồng tuy không chiếm tỷ lệ cao, song có diện tích trồng khá lớn như cây điều, cây ăn trái, khoai mì… (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

- Nông nghiệp

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng từng bước tăng dần, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 34,9%, trồng trọt chiếm 65,1%. Giá trị sản xuất bình quân 01 ha đất nông nghiệp đạt 90 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 64 triệu đồng. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và triển khai quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020 đã tạo thuận lợi trong việc định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từng bước hình thành một số vùng sản xuất tập trung phù hợp với lợi thế đối với từng vùng, loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh nông nghiệp của huyện như hồ tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng gắn với nhu cầu thị trường. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản và hạ giá thành sản xuất cho nông dân. Hầu hết cây trồng hàng năm được sử dụng giống mới từ đó

34

cho năng suất cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong chuồng lạnh, kết hợp với giống mới, kỹ thuật chăm sóc hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Xã Quảng Thành đạt 19/19 tiêu chí đã được UBND tỉnh công nhận xã điểm nông thôn mới. Tổng số vốn được huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới 1.400 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 356 tỷ đồng, vốn dân đóng góp 445 tỷ đồng, còn lại các nguồn vốn khác. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

- Công nghiệp

Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Cụm công nghiệp Ngãi Giao giá trị sản xuất khoảng 2.578 tỷ đồng/ năm; khu Công nghiệp - Đô thị Châu Đức đang được tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kêu gọi đầu tư; khu Công nghiệp Đá Bạc đã được khởi công và đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Hoạt động ngành tiểu thủ công nghiệp được duy trì và ổn định sản xuất, đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường tại chỗ và phục vụ thị trường lân cận. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

- Thương mại dịch vụ

Xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa chợ Kim Long, Ngãi Giao và một số chợ xã; các mô hình kinh doanh thương mại khác như cửa hàng tự chọn, siêu thị điện máy; loại hình dịch vụ như hoạt động tín dụng ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, vận tải, cơ sở lưu trú, thông tin liên lạc góp phần giúp cho ngành thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được tăng cường, thường xuyên kiểm tra chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại, góp phần đảm bảo cho môi trường kinh doanh ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kích thích kinh tế phát triển. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

- Tài nguyên và Môi trường

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Việc thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tuân thủ theo đúng kế hoạch, quy hoạch đã được phê duyệt. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

35

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được tập trung chỉ đạo, đã cấp được 34.989,84 ha, đạt tỷ lệ 95,37% so với diện tích các loại đất thuộc đối tượng cần phải cấp giấy chứng nhận. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp khai thác vật liệu san lấp không phép, trái phép, đồng thời kiểm tra và xử lý tình hình gây ô nhiễm môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi. Công tác lập và triển khai kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện nghiêm túc. Công tác quản lý tài nguyên nước, chất lượng nước sinh hoạt trong nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 52%, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

- Văn hóa xã hội

Cơ sở vật chất ngành giáo dục và đào tạo được đầu tư đáp ứng nhu cầu dạy và học. Xây mới 12 trường học, hiện nay tất cả các xã, thị trấn cơ bản có đủ các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và quản lý Nhà nước được quan tâm. Thực hiện tốt việc ứng dụng các kỹ thuật cao trong chăn nuôi, trồng trọt; các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công cũng có sự phát triển và chiều hướng tăng trưởng tích cực; công nghệ thông tin được áp dụng phục vụ công tác quản lý hành chính, dạy học và phát triển kinh tế - xã hội. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

Hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở được tập trung củng cố về nhân sự, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ngoài ra, hệ thống y tế tư nhân ngày càng phát triển cùng với y tế công lập thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh do đó không có dịch bệnh lớn và trường hợp tử vong. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em có nhiều tiến bộ; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao, Thư viện huyện, Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp,

36

đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của người dân. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thông tin tuyên truyền, giáo dục truyền thống đã phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và các chính sách an sinh xã hội. Các chính sách về tôn giáo được thực hiện tốt, đa số các tu sĩ, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp truyền đạo, xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự trái pháp luật. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

- Tiềm năng phát triển du lịch

Đến Châu Đức, du khách có thể ghé thăm:

+ Đồi cừu Suối Nghệ; Tượng đài chiến thắng Bình Giã, Trung đoàn 33; Địa đạo Kim Long ghi dấu chiến công vang dội trong kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu; Di tích lịch sử rừng Bàu Sen; Thác Xuân Sơn; Viếng chùa; Suối Tầm Bó bắt nguồn từ Cẩm Mỹ chảy ngang qua khu rừng cung cấp nước ngọt và các loại thuỷ sản: Cá, cua, ốc, lươn… (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

+ Trải nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao: Trồng dưa lưới trong nhà màng, sản xuất nấm linh chi tại xã Xà Bang, trại nấm ông Tiên tại xã Láng Lớn, HTX Nông nghiệp Suối Giàu nuôi cá chình, trồng và sản xuất ca cao thành phẩm của Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ-Sản xuất Ca cao Thành Đạt (xã Xà Bang) … (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

+ Thưởng thức ẩm thực địa phương, tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, xem biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Châu Ro vào buổi tối tại Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh. (Nguồn: Báo điện tử huyện Châu Đức- BRVT)

2.6 Lợi ích của du lịch nông thôn

Loại hình du lịch này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân đối với huyện Châu Đức nói riêng và Việt Nam nói chung. (Nguồn: Báo Vietnambiz)

37

Tại đây, du khách sẽ được trở thành nông dân thực thụ được hướng dẫn cách đan cót, làm gốm, trồng rau… từ cách chăm bón đến cách chế biến và sau đó thưởng thức thành quả của mình. (Nguồn: Báo Vietnambiz)

Ví dụ: Ở Green Farm (Châu Đức), du khách có thể lội suối bắt cá, thu hoạch trái cây… là khu canh tác dưa lưới trong nhà lưới đạt chuẩn theo cộng nghệ mới đã thật sự cuốn hút du khách. (Nguồn: Báo Vietnambiz)

Đồng thời du khách được sống, được thư giãn, được trải nghiệm trong bầu không khí trong lành và cảm nhận nét tĩnh lặng, thanh bình của vùng nông thôn Việt Nam. (Nguồn: Báo Vietnambiz)

Du lịch nông thôn giúp nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng vì nó có nhiều lợi ích sau: Tính thực tế, tính giáo dục, tính trải nghiệm, không gian thoáng, bảo vệ nét đẹp văn hóa địa phương… tạo ra sự đa dạng hóa trong du lịch. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao trong các hoạt động. (Nguồn: Báo Vietnambiz)

Sản xuất nông nghiệp trong lúc này còn có nhiệm vụ khác là bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nông dân, phát triển kinh tế địa phương… Nông nghiệp trở nên đa chức năng hơn và được công nhận, chú trọng nhiều hơn. (Nguồn: Báo Vietnambiz)

Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch nông thôn phải tạo nên sự đa dạng, phong phú trong các hoạt động. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm độc đáo có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau. (Nguồn: Báo Vietnambiz)

2.7Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Theo Metin Kozak và Luisa Andrew (Progress in tourism Marketing 2006, chapter 16, tr.271) nghiên cứu về mức độ trung thành của du khách đối với các điểm đến du lịch nông thôn, nghiên cứu này đưa ra mô hình về khả năng quay trở lại của du khách được tác động bởi bốn yếu tố sau: (1) Hình ảnh điểm đến (bao gồm: Thiên nhiên, bầu không khí chào đón, hoạt động/ xã hội hóa, thông tin và tiếp cận, văn hóa). (2) Mức độ quen thuộc của du khách với điểm đến. (3) Thời gian lưu trú và mùa lưu trú. (4) Một số đặc điểm nhân khẩu học như: Độ tuổi, giới tính, trình độ… trong đó yếu tố hình ảnh điểm đến tác động mạnh nhất đến ý định quay trở lại của du khách.

38

Nghiên cứu của Nhu và cộng sự (2013) cũng đã chứng minh hình ảnh điểm đến tác động đến ý định quay trở lại của du khách và nghiên cứu này chỉ ra rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách gồm: Sức hấp dẫn của văn hóa, ẩm thực, môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính trị và cơ sở hạ tầng du lịch, môi trường kinh tế xã hội, tài nguyên tự nhiên, ngôn ngữ và bầu không khí của điểm đến.

Hay theo Zhou (2005) cho rằng các thuộc tính của hình ảnh điểm đến được dùng trong rất nhiều nghiên cứu trước đây bao gồm: Văn hóa và lịch sử, cảnh quan, dịch vụ, giải trí, thư giãn, khí hậu, giá cả, an toàn…

Nghiên cứu của Quadri – Felitti và Fiore (2013), nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trải nghiệm đối với sự hài lòng của du khách. Bên cạnh đó Ali, Hussain và Ragavan (2014) cũng thực hiện kiểm định của các thành phần trải nghiệm đến lòng trung thành của du khách, nghiên cứu này ứng dụng thang đo bốn thành phần trải nghiệm – nền kinh tế trải nghiệm của Pine và Gilmore (1999).

Theo Huỳnh Nhựt Phương và Nguyễn Thúy An (tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2017) cũng cho rằng hình ảnh điểm đến và sự trải nghiệm trong du lịch là những yếu tố tác động đến ý định quay lại của du khách.

Crompton (1979) cho rằng giáo dục là một trong những động cơ chi phối liên quan đến du lịch và trải nghiệm giáo dục ngày càng phát triển vì tính mới của nó. Lucy Fuggle (2016) thực hiện báo cáo về xu hướng du lịch cho thấy:

+ 95% người khảo sát cho biết họ luôn xem các thông tin mà du khách đi trước kể lại trước khi quyết định đặt chỗ du lịch.

+ Cứ 5 người sử dụng TripAdvisor (trang web chuyên tư vấn du lịch) thì có 4 người cho biết họ thường xuyên và luôn luôn tham khảo các thông tin mà du khách đi trước kể lại mỗi khi quyết định chọn địa điểm tham quan nào đó.

39 2.8 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.8.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào lý thuyết nền về hành vi (TPB), các khái niệm nghiên cứu và kết quả của các mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

2.8.2 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Tác giả xây dựng các giả thuyết của mô hình như sau:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với du lịch nông thôn tại huyện châu đức (Trang 31)