Tình hình huy động vốn của SCB Bình Thuận giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 50 - 52)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị So với năm 2016 Giá trị So với năm 2017

+/- % +/- %

Tổng vốn huy động 2.910 5100 2190 75,26 6000 900 17,65

Phân theo kỳ hạn

Tiền gửi ngắn hạn 814,8 2408 1593,2 195,53 3600 1192 49,5 Tiền gửi dài hạn 2095,2 2692 596,8 28,48 2400 -292 -10,85

Phân theo tiền tệ

Tiền gửi VND 1978,8 3900 1921,2 97,09 4015 115 2,95 Tiền gửi ngoại tệ 931,2 1200 268,8 28,87 1985 785 65,42

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SCB Bình Thuận trong giai đoạn 2016-2018

Dựa vào bảng 2.1 có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã không ngừng tăng lên. Cụ thể: Năm 2016, tổng nguồn huy động là 2.910 tỷ đồng, trong đó nguồn trung dài hạn là 2.095,2 tỷ đồng (chiếm 72%), VNĐ đạt 1978.8 tỷ đồng (chiếm 68%).

Tại SCB nói chung và SCB Bình Thuận nói riêng, năm 2017 là năm có nhiều đột phá trong môi trƣờng hoạt động. Thực hiện phát triển chi nhánh theo mô hình ngân hàng hỗn hợp trong định hƣớng chung phát triển của tập đoàn SCB thành tập đoàn tài chính Ngân hàng Việt Nam, cả hệ thống nói chung và SCB Bình Thuận đều đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới và tìm hƣớng đi mới theo hƣớng tiếp cận sát hơn với thị trƣờng, nâng cao tính năng động, sáng tạo và chủ động trong hoạt động kinh doanh. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 5.100 tỷ đồng (tăng 75,26% so với 2016), trong đó nguồn vốn có thời hạn trên 1 năm là 2.692 tỷ đồng (chiếm 52,8%), nguồn VNĐ đạt 3.900 tỷ đồng (chiếm 76,4%) và tăng 97,09% so với 2016.

Năm 2018 đƣợc đánh giá là năm khó khăn của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, nguồn huy động của SCB Bình Thuận vẫn tăng 17,65% so với 2017, đạt 6000 tỷ đồng (đến thời điểm 31/12/2018), trong đó nguồn vốn trung dài hạn giảm 10,85% so với 2017, còn 2.400 tỷ đồng; VNĐ tăng rất ít 2,95%, đạt 4.015 tỷ đồng.

Từ những số liệu trên có thể thấy năm 2018, do những biến động khó lƣờng của thị trƣờng tài chính thế giới cũng nhƣ Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng nguồn huy động có giảm so với năm 2016 và 2017, nhƣng chi nhánh đã giữ vững và tăng trƣởng tốt nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ hoạt động huy động vốn của chi nhánh thực sự có hiệu quả, uy tín, thu hút đƣợc khách hàng.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động huy động vốn của SCB Bình Thuận đã đạt đƣợc kết quả vƣợt bậc, giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả, tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, RRTD cũng là một yếu tố quan trọng mà ngân hàng cần chú ý để đƣa ra lãi suất phù hợp cũng nhƣ những hình thức vay vốn tƣơng thích với khách hàng và tình hình hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng cho vay chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu trên phạm vi tỉnh Bình Thuận, quá trình cho vay đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho các chủ thể kinh doanh, cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)