CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HẠN CHẾ RRTD TẠI CÁC NHTM
2.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng tại SCB Bình Thuận
2.2.1 Quy trình tín dụng tại SCB Bình Thuận
Quy trình tín dụng của SCB Bình Thuận khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh. Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là cấp tín dụng cho khách hàng đƣợc vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời giúp giảm thiểu đƣợc các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại SCB Bình Thuận.
Bảng 2.5: Quy trình tín dụng hiện nay tại SCB
Bƣớc Thời gian Công việc cụ thể
1 Khách hàng có nhu cầu vay vốn
- Nhân viên SCB Bình Thuận tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục vay vốn
- Thẩm định sơ bộ về mục đích vay thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo
2
Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ hồ sơ
- Thẩm định tài sản đảm bảo, tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay
- Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình 3 Thu thập đầy đủ
chứng từ
Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng
4 Khi khách hàng có nhu cầu rút vốn
- Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo)
- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền và giải ngân
5 Sau khi khách hàng rút vốn
- Thƣờng xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay - Nhắc nợ và thúc nợ
- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay...
Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với SCB Bình Thuận trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ đƣợc hƣớng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này đƣợc thực hiện bởi CBTD.
Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định TSĐB. Và CBTD cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tƣ cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay của khách hàng kể cả với tổ chức tín dụng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.
Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng: Sau khi hoàn tất tất cả các thủ tục, nhân viên tín dụng sẽ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Nhân viên dịch vụ khách hàng tín dụng (CSR tiền vay) sẽ là ngƣời thông báo bằng văn bản cho khách hàng kết quả xét duyệt này.
Hoàn tất thủ tục pháp lý và hợp đồng tín dụng, giải ngân
Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO) sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và công chứng, đăng ký theo quy định.
CSR tiền vay lập hợp đồng tín dụng, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đã đƣợc phê duyệt, tiến hành thủ tục để chuẩn bị giải ngân. Tạo tài khoản vay và giải ngân khi KH có nhu cầu. Sau đó, lƣu trữ hồ sơ theo quy định.
Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ
Sau khi đã giải ngân cho KH, chuyên viên tín dụng cũng nhƣ CSR tiền vay sẽ thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua hệ thống. chuyên viên tín dụng và CSR tiền vay thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và an toàn. Nếu phát hiện
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có các dấu hiệu bất thƣờng thì phải báo cáo và đề xuất hƣớng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy quy trình cho vay của SCB Bình Thuận rất chặt chẽ, một khoản vay đƣợc cấp phải trải qua một quá trình rất tỷ mỷ với sự tham gia của nhiều nhân viên tín dụng và các phòng ban nhằm giảm thiểu RRTD đến mức tối đa, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Chi nhánh.