Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 55)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng thu ròng từ các hoạt động 76 93 122.5 2 Chi phí quản lý kinh doanh 32 40 52,4

3 Chênh lệch thu chi 44 53 70,1

4 Dự phòng rủi ro 4,06 8,46 14,1

5 Lợi nhuận trƣớc thuế 39,9 44,8 56

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận, 2016-2018

Hình 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế của SCB Bình Thuận, giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận, 2016-2018

Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận trong giai đoạn 2016- 2018 cho thấy lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trƣởng trong giai đoạn 2016-2018, đặc biệt trong năm 2018, lợi nhuận trƣớc thuế đạt mức 56 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Điều này phần nào phản ánh, SCB Bình Thuận hoạt động kinh doanh trong môi trƣờng luôn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các TCTD trên địa bàn, nhƣng với sự cố gắng hết sức mình SCB Bình Thuận vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi

và chi phí đƣợc kiểm soát không vƣợt định mức cho phép.

2.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng tại SCB Bình Thuận

2.2.1 Quy trình tín dụng tại SCB Bình Thuận

Quy trình tín dụng của SCB Bình Thuận khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh. Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là cấp tín dụng cho khách hàng đƣợc vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời giúp giảm thiểu đƣợc các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại SCB Bình Thuận.

Bảng 2.5: Quy trình tín dụng hiện nay tại SCB

Bƣớc Thời gian Công việc cụ thể

1 Khách hàng có nhu cầu vay vốn

- Nhân viên SCB Bình Thuận tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục vay vốn

- Thẩm định sơ bộ về mục đích vay thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo

2

Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ hồ sơ

- Thẩm định tài sản đảm bảo, tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay

- Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình 3 Thu thập đầy đủ

chứng từ

Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng

4 Khi khách hàng có nhu cầu rút vốn

- Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo)

- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền và giải ngân

5 Sau khi khách hàng rút vốn

- Thƣờng xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay - Nhắc nợ và thúc nợ

- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay...

Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với SCB Bình Thuận trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ đƣợc hƣớng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này đƣợc thực hiện bởi CBTD.

Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định TSĐB. Và CBTD cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tƣ cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay của khách hàng kể cả với tổ chức tín dụng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.

Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng: Sau khi hoàn tất tất cả các thủ tục, nhân viên tín dụng sẽ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Nhân viên dịch vụ khách hàng tín dụng (CSR tiền vay) sẽ là ngƣời thông báo bằng văn bản cho khách hàng kết quả xét duyệt này.

Hoàn tất thủ tục pháp lý và hợp đồng tín dụng, giải ngân

Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO) sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và công chứng, đăng ký theo quy định.

CSR tiền vay lập hợp đồng tín dụng, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đã đƣợc phê duyệt, tiến hành thủ tục để chuẩn bị giải ngân. Tạo tài khoản vay và giải ngân khi KH có nhu cầu. Sau đó, lƣu trữ hồ sơ theo quy định.

Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ

Sau khi đã giải ngân cho KH, chuyên viên tín dụng cũng nhƣ CSR tiền vay sẽ thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua hệ thống. chuyên viên tín dụng và CSR tiền vay thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và an toàn. Nếu phát hiện

khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có các dấu hiệu bất thƣờng thì phải báo cáo và đề xuất hƣớng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy quy trình cho vay của SCB Bình Thuận rất chặt chẽ, một khoản vay đƣợc cấp phải trải qua một quá trình rất tỷ mỷ với sự tham gia của nhiều nhân viên tín dụng và các phòng ban nhằm giảm thiểu RRTD đến mức tối đa, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Chi nhánh.

2.2.2 Nhận biết rủi ro

SCB nhận biết RRTD theo phƣơng pháp dự báo rủi ro trƣớc và dự báo rủi ro sau khi cấp tín dụng với yêu cầu các hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện đúng theo quy định để từ đó khách hàng trả nợ đúng thời hạn và đúng số tiền theo hợp đồng tín dụng đã đƣợc ký kết.

Tính đến nay, SCB Bình Thuận chƣa có cách thức nhận biết rủi ro tín dụng một cách cụ thể, đồng thời chƣa có phƣơng pháp dự báo rủi ro một cách hữu hiệu và riêng biệt cho các hoạt động đặc thù của Chi nhánh, các hoạt động nhận biết rủi ro chủ yếu dựa vào các Công văn chính thức đƣợc ban hành bởi Khối quản trị rủi ro từ Hội sở SCB. Từ đó, việc nhận biết rủi ro tín dụng đƣợc giải quyết tập trung tại các Khối chuyên trách tại Hội sở Ngân hàng. Các Khối sẽ dự báo và xử lý rủi ro một cách nhanh chóng, kịp thời và triệt để. Mặc dù vậy, hoạt động dự báo rủi ro chƣa sát sao, dẫn đến các hoạt động hạn chế tín dụng khi đã nợ xấu phát sinh hoặc tỷ trọng cho vay khá cao, gây ra sự lúng túng và xử xử lý không kịp thời trong công tác điều hành tại SCB Bình Thuận. Ngoài ra, việc nhận biết rủi ro do mỗi cán bộ tín dụng tự thống kê, đánh giá. Chi nhánh chƣa tập trung vào một đầu mới chính, dó đó mỗi cán bộ tín dụng có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro khác nhau, dựa vào kinh nghiệm thực tế dẫn đến công tác nhận diện rủi ro không đồng nhất.

2.2.3 Đo lƣờng rủi ro tín dụng

2.2.3.1 Tình hình dư nợ tín dụng tại SCB Bình Thuận

Ngân hàng huy động vốn để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tƣ và cho vay nhằm thu về lợi nhuận. Cùng với việc huy động tăng cao thì kết quả sử dụng vốn của SCB Bình Thuận đều có sự tăng trƣởng khá tốt qua các năm. Việc sử dụng vốn đầu tƣ cho vay phải đảm bảo đƣợc mức độ an toàn và sinh lời. Trong

những năm qua, SCB Bình Thuận đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay, tuân thủ đúng các bƣớc của quy trình cho vay. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, SCB Bình Thuận đã tăng cƣờng tiếp thị các khách hàng mới nhằm đem lại cho khách hàng nguồn vốn với chi phí hợp lý cùng chất lƣợng phục vụ tốt nhất.

Bảng 2.6: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại SCB Bình Thuận giai đoạn 2016–2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dƣ nợ 3.087 100 3.685 100 3.906 100 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1.992 64,5 2.440 66,2 2.499 64,0 - Trung hạn 348 11,3 443 12,0 518 13,3 - Dài hạn 747 24,2 802 21,8 889 22,7 Theo tiền tệ - VND 2.326 75,3 2.998 81,4 3.248 83,2 -Ngoại tệ quy VND 761 24,7 687 18,6 658 16,8 Theo khách hàng - KHDN lớn 1.631 52,8 1.929 52,3 1.654 42,3 - KHDN VVN 673 21,8 724 19,6 853 21,8 - KHCN 783 25,4 1.032 28,1 1.399 35,9 Tăng trƣởng 814 35,8 598 19,4 221 6,0

Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng của SCB Bình Thuận liên tục tăng trƣởng qua các năm với tốc độ tăng trƣởng cao. Dƣ nợ năm 2017 tăng 598 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 221 tỷ đồng so với năm 2017. Tuy tốc độ tăng trƣởng qua các năm không ổn định nhƣng nhìn chung dƣ nợ của chi nhánh luôn có sự tăng trƣởng hợp lý và an toàn theo từng thời điểm, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc gặp nhiều khó khăn.

Xét về cơ cấu tín dụng có một số đặc điểm nhƣ sau:

- Theo kỳ hạn: Cơ cấu dƣ nợ phân theo kỳ hạn biến động qua các năm nhƣng vẫn theo xu hƣớng tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 60%). Tuy nhiên so với các ngân hàng khác trên địa bàn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ lệ khá cao nhờ SCB luôn chủ động đƣợc nguồn vốn trung dài hạn để cho vay, điều nay giúp khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và dòng tiền trả nợ khá an toàn. Ngoài ra, cơ cấu vay trung dài hạn lớn sẽ giúp gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh từ hoạt động cho vay.

- Theo đồng tiền cho vay: Tỷ trọng cho vay VND có xu hƣớng tăng dần trong những năm gần đây và đạt 83,2%, đây cũng là điều phù hợp với chủ trƣơng của Chính phủ và NHNN nhằm giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngoại tệ.

- Theo loại hình khách hàng: Tỷ trọng dƣ nợ của KHDN lớn có xu hƣớng giảm dần cùng với việc tỷ trọng của khách hàng bán lẻ (bao gồm KHDN VVN và KHCN) tăng, đây là điều phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành ngân hàng nói chung và SCB nói riêng.

2.2.3.2 Chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu Nợ quá hạn:

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại SCB Bình Thuận giai đoạn 2016-2018 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dƣ nợ 3.087 3.685 3.906 Nợ quá hạn, trong đó: 258 115 217 Nhóm 2 204 44 133 Nhóm 3 23 1 13 Nhóm 4 1 9 13 Nhóm 5 30 60 58 % nợ quá hạn 8,4% 3,1% 5,6%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của SCB Bình Thuận, 2016-2018

Trong giai đoạn 2016-2018, chất lƣợng tín dụng của SCB Bình Thuận có chiều hƣớng sụt giảm, các khoản nợ quá hạn và nợ xấu có xu hƣớng tăng cao tuy đã có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chất lƣợng tín dụng, xử lý nợ bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng. Đây cũng là tình hình chung của các chi nhánh NHTM trong cả nƣớc do ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài trong những năm qua. Nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm nhƣng chậm đƣợc khắc phục; và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là quản lý kinh tế vĩ mô…

 Chỉ tiêu Nợ Xấu:

Bảng 2.8: Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn tại SCB Bình Thuận giai đoạn 2016-2018 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng

Ngắn hạn 178 68.9% 79.5 69.1% 153 70.5% Trung dài hạn 80 31.1% 35.5 30.9% 64 29.5%

Tổng Nợ xấu 258 115 217

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của SCB Bình Thuận, 2016-2018

Tỷ lệ Nợ xấu theo kỳ hạn của chi nhánh đã giảm qua các năm và không có sự thay đổi nhiều về cơ cấu nợ xấu. Qua số liệu cơ cấu nợ, ta thấy trong tổng dƣ nợ mà Chi nhánh thực hiện đƣợc, dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2018 là 2499 tỷ đồng chiếm 64% tổng dƣ nợ; Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi tỷ lệ nợ xấu cũng tập trung vào loại tín dụng này, cao nhất là 70.5% trên tổng nợ quá hạn tƣơng ứng 153 tỷ VNĐ năm 2018.

Hình 2.3: Cơ cấu nợ xấu phân theo ngành

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của SCB Bình Thuận, 2016-2018

Cơ cấu tín dụng của Chi nhánh những năm trƣớc đây tập trung khá nhiều vào nhóm ngành xây dựng và thuỷ sản. Đây là những ngành từng có khoảng thời gian phát triển rất mạnh mẽ, đem lại nguồn thu lớn và đều đặn cho Chi nhánh. Tuy nhiên, khi kinh tế gặp suy thoái, đây cũng là những ngành gặp ảnh hƣởng đầu tiên, khi nguồn nguyên liệu thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt bị sụt giảm, sự cạnh tranh gắt gao trong quá trình thu mua từ ngƣ dân; đối với ngành xây dựng, việc cắt giảm đầu tƣ công, vốn đầu tƣ giải ngân chậm tiến độ, chủ đầu tƣ chây ỳ trong việc nghiệm thu khối lƣợng thi công đã ảnh hƣởng lớn đến dòng tiền của các doanh nghiệp. Hình 2.3 cho thấy hiện nay tỷ trọng nợ xấu của ngành xây dựng chiếm khoảng 50% số dƣ nợ xấu và thuỷ sản là 20%. Một số khách hàng dù đã vƣợt qua giai đoạn khó khăn nhƣng tình hình tài chính bị suy giảm, chủ yếu là duy trì hoạt động, có những doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ, bán dƣới giá thành để tiếp tục có thể hoạt động nhƣng khả năng trả nợ đối với Ngân hàng bị suy giảm, thƣờng xuyên trả nợ gốc và lãi trễ hạn do nguồn tiền thu đƣợc không ổn định. Một vấn đề khác là đối với các doanh nghiệp này, Chi nhánh thƣờng nhận thế chấp tài sản là xe công trình, xe đào, xe ủi, khoản phải thu hoặc cho vay có bảo đảm một phần bên cạnh bất động sản. Vì vậy khi có rủi ro xảy ra, việc thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn, thƣờng mất khá nhiều thời gian cũng nhƣ khả năng thu hồi đủ nợ cho

Ngân hàng là khá thấp.

Hiện nay, SCB Bình Thuận đã chuyển dần cơ cấu dƣ nợ sang ngành thƣơng mại hàng tiêu dùng, đây là ngành hàng có mức độ rủi ro khá thấp, rủi ro của khách hàng đƣợc phân bổ rất nhỏ đến các đại lý con, vòng quay vốn rất nhanh. Ngoài ra, hệ thống SCB đã đi đầu trong việc phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính với các tiêu chuẩn khá cao nhằm đánh giá một cách sát sao rủi ro đối với khoản vay, vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn luôn cao hơn so với quy định thông thƣờng của NHNN.

2.2.3.3 Đánh giá rủi ro tín dụng

Với những kết quả nhƣ trên, tuy SCB Bình Thuận đã nỗ lực giảm tỷ lệ này nhƣng kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa nhƣ mong đợi. Thực tế đó đã phản ánh mô hình, chính sách hạn chế rủi ro tín dụng của SCB nói chung và SCB Bình Thuận nói riêng chƣa thực sự mang lại hiệu quả. Cùng với sự khủng hoảng kinh tế trong thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)