Những chỉ tiêu đánh giá mức độ RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HẠN CHẾ RRTD TẠI CÁC NHTM

1.1 Tổng quan Rủi ro tín dụng tại các NHTM

1.1.6 Những chỉ tiêu đánh giá mức độ RRTD

RRTD luôn tồn tại cùng với hoạt động tín dụng, ngân hàng không thể loại trừ đƣợc RRTD mà chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Để phản ánh mức độ RRTD, các ngân hàng thƣờng sử dụng một số chỉ số sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ gốc và lãi mà khách hàng không trả đƣợc khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền quá hạn ngân hàng chƣa thu hồi đƣợc cho đến thời điểm đang xem xét.

Nợ quá hạn cho biết, cứ 100 đồng dƣ nợ hiện hành có bao nhiêu đồng quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm thể hiện hạn chế RRTD tốt.

Chỉ tiêu này thƣờng nói lên chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng, thƣờng chỉ số này dƣới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bình thƣờng.

Nếu tại thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ lớn thì nó phản ánh chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, RRTD cao và ngƣợc lại.

Tỷ lệ Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay xuất hiện khả năng khó hoặc không thu hồi lại đƣợc vốn. Do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ,... đã xuất hiện các khoản nợ xấu.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nƣớc, các khoản dƣ nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng đƣợc phân loại thành: Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn ; Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý; Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn; Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ; Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ phân loại từ Nhóm (3) - (5) đƣợc xem là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lƣợng và RRTD của khoản vay, cứ 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này cao so với trung bình là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lƣợng các khoản cho vay và ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trƣớc cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng đƣợc cải thiện.

Hệ số RRTD

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhƣng đồng thời RRTD cũng rất cao. Thông thƣờng, tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng đƣợc chia thành 03 nhóm :

Nhóm dƣ nợ của các khoản tín dụng có chất lƣợng tốt là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhƣng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng.

Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.

Nhóm dƣ nợ của các khoản tín dụng có chất lƣợng trung bình là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.

Nhóm dƣ nợ của các khoản tín dụng có chất lƣợng xấu là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhƣng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)