Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 49 - 56)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HẠN CHẾ RRTD TẠI CÁC NHTM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Thuận

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận

Trong quá trình hoạt động, SCB Bình Thuận đã chứng kiến nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của ban lãnh đạo cũng nhƣ sự năng động, nhạy bén, tận tụy với công việc của cán bộ thuộc chi nhánh, chi nhánh Bình Thuận đã đạt đƣợc một số kết quả tăng trƣởng trong giai đoạn 2016 - 2018.

Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SCB Bình Thuận giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị So với năm 2016 Giá trị So với năm 2017

+/- % +/- %

Tổng vốn huy động 2.910 5100 2190 75,26 6000 900 17,65

Phân theo kỳ hạn

Tiền gửi ngắn hạn 814,8 2408 1593,2 195,53 3600 1192 49,5 Tiền gửi dài hạn 2095,2 2692 596,8 28,48 2400 -292 -10,85

Phân theo tiền tệ

Tiền gửi VND 1978,8 3900 1921,2 97,09 4015 115 2,95 Tiền gửi ngoại tệ 931,2 1200 268,8 28,87 1985 785 65,42

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SCB Bình Thuận trong giai đoạn 2016-2018

Dựa vào bảng 2.1 có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã không ngừng tăng lên. Cụ thể: Năm 2016, tổng nguồn huy động là 2.910 tỷ đồng, trong đó nguồn trung dài hạn là 2.095,2 tỷ đồng (chiếm 72%), VNĐ đạt 1978.8 tỷ đồng (chiếm 68%).

Tại SCB nói chung và SCB Bình Thuận nói riêng, năm 2017 là năm có nhiều đột phá trong môi trƣờng hoạt động. Thực hiện phát triển chi nhánh theo mô hình ngân hàng hỗn hợp trong định hƣớng chung phát triển của tập đoàn SCB thành tập đoàn tài chính Ngân hàng Việt Nam, cả hệ thống nói chung và SCB Bình Thuận đều đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới và tìm hƣớng đi mới theo hƣớng tiếp cận sát hơn với thị trƣờng, nâng cao tính năng động, sáng tạo và chủ động trong hoạt động kinh doanh. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 5.100 tỷ đồng (tăng 75,26% so với 2016), trong đó nguồn vốn có thời hạn trên 1 năm là 2.692 tỷ đồng (chiếm 52,8%), nguồn VNĐ đạt 3.900 tỷ đồng (chiếm 76,4%) và tăng 97,09% so với 2016.

Năm 2018 đƣợc đánh giá là năm khó khăn của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, nguồn huy động của SCB Bình Thuận vẫn tăng 17,65% so với 2017, đạt 6000 tỷ đồng (đến thời điểm 31/12/2018), trong đó nguồn vốn trung dài hạn giảm 10,85% so với 2017, còn 2.400 tỷ đồng; VNĐ tăng rất ít 2,95%, đạt 4.015 tỷ đồng.

Từ những số liệu trên có thể thấy năm 2018, do những biến động khó lƣờng của thị trƣờng tài chính thế giới cũng nhƣ Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng nguồn huy động có giảm so với năm 2016 và 2017, nhƣng chi nhánh đã giữ vững và tăng trƣởng tốt nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ hoạt động huy động vốn của chi nhánh thực sự có hiệu quả, uy tín, thu hút đƣợc khách hàng.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động huy động vốn của SCB Bình Thuận đã đạt đƣợc kết quả vƣợt bậc, giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả, tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, RRTD cũng là một yếu tố quan trọng mà ngân hàng cần chú ý để đƣa ra lãi suất phù hợp cũng nhƣ những hình thức vay vốn tƣơng thích với khách hàng và tình hình hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng cho vay chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu trên phạm vi tỉnh Bình Thuận, quá trình cho vay đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho các chủ thể kinh doanh, cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay của SCB Bình Thuận trong giai đoạn 2016- 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị So với năm 2016 Giá trị So với năm 2017

+/- % +/- % Tổng dƣ nợ 3.087 3.685 598 19.4% 3.906 221 6.0% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.992 2.440 448 22.5% 2.499 59 2.4% Trung hạn 348 443 95 27.3% 518 75 16.9% Dài hạn 747 802 55 7.4% 889 87 10.8%

Phân theo tiền tệ

VNĐ 2.326 2.998 672 28.9% 3.248 250 8.3% Ngoại tệ quy VNĐ 761 687 -74 -9.7% 658 -29 -4.2%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SCB Bình Thuận trong giai đoạn 2016-2018

Năm2016, tổng dƣ nợ đạt 3.087 tỷ đồng, trong đó: - Tín dụng ngắn hạn đạt 1.992 tỷ đồng chiếm 65%. - Tín dụng trung dài hạn đạt 1.095 tỷ đồng chiếm 35%. - Cho vay VNĐ đạt 2.326 tỷ đồng, chiếm 75 %

- Cho vay bằng ngoại tệ đạt 761 tỷ đồng, chiếm 25%.

Năm 2017, hoạt động của chi nhánh luôn đảm bảo theo quy trình lành mạnh. Tổng dƣ nợ là 3.685 tỷ đồng so với 2016 tăng 598 tỷ đồng (tăng 19,4%). Trong đó:

- Dƣ nợ ngắn hạn đạt 2.440 tỷ đồng, tăng 22,5 % - Dƣ nợ trung hạn đạt 443 tỷ đồng, tăng 27,3% - Dƣ nợ dài hạn đạt 802 tỷ đồng, tăng 7,4%

Năm 2018, tổng dƣ nợ của chi nhánh đạt 3.906 tỷ đồng, tăng 6% so với 2017, trong đó:

- Dƣ nợ ngắn hạn đạt 2.499 tỷ đồng, tăng 2.4%% - Dƣ nợ trung hạn đạt 518 tỷ đồng, tăng 16.9%

- Dƣ nợ dài hạn đạt 889 tỷ đồng, tăng 10.8% - Cho vay VNĐ đạt 3.248 tỷ đồng, tăng 8.3%.

Nhƣ vậy, SCB Bình Thuận đã thực hiện tốt công tác sử dụng vốn theo nguyên tắc thận trọng, tiếp tục ƣu tiên cho vay ngắn hạn và cho vay bằng VNĐ. Điều này có thể do chi nhánh tăng cho vay đối với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp đầu tƣ trong nƣớc.

Dịch vụ ngân hàng

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, chi nhánh SCB Bình Thuận đã không ngừng bổ sung, cải thiện, phát triển và mở rộng các dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng nhƣ: Phát hành thẻ ATM, ngân quỹ, bảo lãnh, tƣ vấn, ủy thác, thanh toán Quốc tế…

Bảng 2.3: Tình hình thu dịch vụ của SCB Bình Thuận trong giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị So với năm 2016 Giá trị So với năm 2017

+/- % +/- %

Tổng thu dịch vụ 4500 11200 6700 148,9 14224 3024 27,0 LN kinh doanh ngoại tệ 1623 1900 277 17,1 2214 314 16,5 Thanh toán trong nƣớc 1133 2000 867 76,5 2700 700 35,0 Phí ATM 75 150 75 100 210 60 40 Phí bảo lãnh 206 1350 1144 555,3 1560 210 15,6 Thanh toán quốc tế 1153 2500 1347 116,8 3040 540 21,6 Thu ngân quỹ 275 1000 725 263,6 1500 500 50,0 Thu khác 35 2300 2265 6471,4 3000 700 30,4

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SCB Bình Thuận giai đoạn 2016-2018

Năm 2016, thu dịch vụ đạt 4500 triệu đồng, trong đó chủ yếu là lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ (chiếm 36,1%) đạt 1623 triệu đồng và thu từ dịch vụ thanh toán chiếm 50,8% (thanh toán trong nƣớc đạt 1133 triệu đồng và dịch vụ thanh tóan quốc

tế đạt 1153 triệu đồng).

Năm 2017, với sự bùng nổ của thị trƣờng tài chính và đặc biệt là thị trƣờng chứng khóan, doanh thu từ dịch vụ của chi nhánh cũng tăng đột biến, trong đó thu phí bảo lãnh tăng 555,3% đạt 1350 triệu đồng, thanh tóan quốc tế đạt 2500 triệu đồng, tăng 116,8%; thanh tóan trong nƣớc đạt 2000 triệu đồng, thu ngân quỹ cũng tăng từ 275 triệu đồng năm 2016 lên 1000 triệu đồng, Nhƣ vậy, nhìn chung ở năm 2017 thì doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của chi nhánh đều tăng, đồng thời có sự dịch chuyển về tỷ trọng giữa các loại hình dịch vụ, thu dịch vụ chủ yếu vẫn là từ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, bảo lãnh.

Năm 2018, thu dịch vụ tăng trƣởng mạnh so với 2016 và 2017, tuy nhiên sau khi nhìn vào thực chất hoạt động và loại trừ các khoản bất thƣờng trong cả 2 năm 2016, 2017 thì tốc độ tăng trƣởng dịch vụ 2018 của chi nhánh đạt đƣợc khoảng 27%. Bên cạnh thu từ các dịch vụ truyền thống nhƣ: chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thƣơng mại, tín dụng. Chi nhánh đã đẩy mạnh tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ mới nhƣ tƣ vấn phát hành trái phiếu, SCB ebanking. Tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh. Tuy nhiên, những dịch vụ mới và mang lại doanh thu lớn lại tập trung vào những khoản không thƣờng xuyên và không ổn định tại chi nhánh.

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 của SCB Bình

Thuận

Trong quá trình hoạt động, SCB Bình Thuận đã chứng kiến nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của ban lãnh đạo cũng nhƣ sự năng động, nhạy bén, tận tụy với công việc của cán bộ thuộc chi nhánh, chi nhánh Bình Thuận đã đạt đƣợc một số kết quả tăng trƣởng trong giai đoạn 2016 - 2018.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận 2016-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng thu ròng từ các hoạt động 76 93 122.5 2 Chi phí quản lý kinh doanh 32 40 52,4

3 Chênh lệch thu chi 44 53 70,1

4 Dự phòng rủi ro 4,06 8,46 14,1

5 Lợi nhuận trƣớc thuế 39,9 44,8 56

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận, 2016-2018

Hình 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế của SCB Bình Thuận, giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận, 2016-2018

Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Thuận trong giai đoạn 2016- 2018 cho thấy lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trƣởng trong giai đoạn 2016-2018, đặc biệt trong năm 2018, lợi nhuận trƣớc thuế đạt mức 56 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Điều này phần nào phản ánh, SCB Bình Thuận hoạt động kinh doanh trong môi trƣờng luôn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các TCTD trên địa bàn, nhƣng với sự cố gắng hết sức mình SCB Bình Thuận vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi

và chi phí đƣợc kiểm soát không vƣợt định mức cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)