Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HẠN CHẾ RRTD TẠI CÁC NHTM

1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã có những bƣớc phát triển lớn mạnh do đó các ngân hàng cũng đứng trƣớc những khó khăn về môi trƣờng cạnh tranh, các loại rủi ro trong quá trình hoạt động. Những nghiên cứu trong nƣớc đã đƣợc các nhà nghiên cứu, ngƣời quản lý ngân hàng quan tâm, phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng đƣợc đăng trên các tạp chí và một số đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây nhƣ:

Trần Huy Hoàng (03/2012),“Một số kiến nghị hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng ngân hàng của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, tạp chí Phát triển kinh tế.

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Đăng (2011) với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Vũng Tàu”, đã hệ thống lại những vấn đề mang tính lý luận về RRTD và hạn chế RRTD của ngân hàng. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích tổng hợp để đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng hạn chế RRTD tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Vũng Tàu. Từ đó đánh giá những ƣu điểm cũng nhƣ các hạn chế và nguyên nhân trong công tác hạn chế RRTD và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác hạn chế RRTD tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Vũng Tàu bao gồm: Nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án, phƣơng án kinh doanh; xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc hạn chế RRTD; tăng cƣờng và sử dụng có hiệu quả tài sản đảm bảo; phân tán RRTD; nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng; hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ; xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Thân Thị Thanh Thảo (2013) với đề tài “Nâng cao hiệu qủa quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP ngoại thương Đà Nẵng” đã đƣa ra các cơ sở lý luận chung nhất về NHTM, tín dụng và RRTD trong hoạt động của ngân hàng. Nội dung của hạn chế RRTD cũng đƣợc tác giả nêu rõ. Vận dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích tổng hợp, đề tài đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và hạn chế RRTD tại chi nhánh Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Đà Nẵng để đƣa ra đƣợc các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTD. Nêu ra các giải pháp trên cơ sở những quan điểm định hƣớng và mục tiêu của Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam bao gồm: Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ; giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro; củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng nội bộ; giải pháp về nhân sự và một số giải pháp khác. Đồng thời

có các đề xuất, kiến nghị đối với NHNN và Chính Phủ để hỗ trợ tính khả thi của những giải pháp trên.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản, hệ thống hóa những lý luận chung về RRTD và công tác hạn chế RRTD của các NHTM ở Việt Nam. Từ đó đề ra một số giải pháp để hạn chế RRTD nhằm đảm bảo sự phát triển cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại một ngân hàng cụ thể. Đây thực sự là một nguồn tài liệu vô cùng quý giá, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài tác giả nghiên cứu về đề tài

“Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Thuận”. Mặc dù từ trƣớc đến nay có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM là vậy, tuy nhiên vẫn chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể và mang tính cập nhật, sâu sát về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Thuận. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động hạn chế RRTD tại SCB Bình Thuận, đồng thời trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng sẽ đƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại SCB Bình Thuận trong thời gian tới.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về RRTD và hoạt động hạn chế RRTD của NHTM, đồng thời lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc liên quan, có thể kết luận một số trọng tâm nhƣ sau:

Thứ nhất, tiếp cận các khái niệm về RRTD và hạn chế RRTD của NHTM, trong đó tập trung làm rõ: khái niệm về RRTD, hoạt động hạn chế RRTD của NHTM, chỉ tiêu đánh giá mức độ RRTD của NHTM, một số mô hình hạn chế RRTD.

Thứ hai, lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc về chủ đề hạn chế RRTD của NHTM, trên cơ sở đó, đánh giá và làm nổi bật những đóng góp thực tiễn của nghiên cứu trong bối cảnh và những đặc thù riêng của SCB Bình Thuận.

Nội dung cơ sở lý thuyết về hạn chế RRTD của NHTM và lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc liên quan trong chƣơng 1 góp phần làm nền tảng cho các phân tích, đánh giá về thực trạng hạn chế RRTD tại SCB Bình Thuận ở Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SCB BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Bình Thuận (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)