Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh miền núi thuộc Trung tâm Bắc bộ, nằm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc. Trung tâm tỉnh cách thủ đô Hà Nội 80km, là nơi chung chuyển, tiếp nối giữa Hà Nội và 2 cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và Thanh thủy (Hà Giang).

Tọa độ địa lý:

- Từ 200 55' 00" đến 210 43' 00" vĩ độ Bắc.

- Từ 1040 47' 30" đến 1050 27'30" kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của tỉnh như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái. - Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình.

- Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây. - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

Với vị trí đó đã tạo cho Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, là cầu nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Qua đó có thể đánh giá vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ là một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Do nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn nên địa hình tỉnh Phú Thọ bị chia cắt tương đối mạnh, độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình núi trung bình phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam: Kiểu địa hình này chiếm 34,3% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa. Do ảnh hưởng địa hình núi chia cắt, đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với nơi khác. Tuy nhiên, vùng này còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về Lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái.

- Địa hình núi thấp và đồi gò bát úp xen kẽ đồng ruộng: Kiểu địa hình này chiếm 40,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh và một phần Tam Nông - Thanh Thủy. Đặc điểm là đồi núi thấp, địa hình lượn sóng tạo thành hệ thống đồi bát úp, đỉnh cao nhất trên 300m, cao trung bình trên 100m, độ dốc thường dưới 200, cá biệt có nơi dốc trên 250. Vùng này thuận lợi cho việc trồng rừng công nghiệp tập trung với quy mô lớn và cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực.

- Địa hình bằng: Kiểu địa hình này chiếm 24,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở Lâm Thao, ven sông Lô (thuộc Phù Ninh), Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Việt Trì. Địa hình thấp dần về phía Đông Nam. Với dải đồng bằng phù sa mới tương đối bằng phẳng, đây là vùng có tiềm năng thâm canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm khí hậu điển hình của tiểu vùng Đông - Đông Bắc: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa đông lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 230C, tổng tích ôn năm khoảng 80000C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 1800 mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85 - 87%.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Phú Thọ phù hợp với sinh trưởng, phát triển và đa dạng hoá các loại cây trồng Nhiệt đới, Á nhiệt đới; Chăn nuôi gia súc, khả năng cho năng xuất và chất lượng cao. Tuy nhiên, do đặc điểm của địa hình và chế độ mưa, hàng năm một số nơi như Thanh Sơn, Yên Lập… thường xuyên xuất hiện lũ quét, lốc xoáy, kèm theo mưa đá. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, trong các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cần giải quyết tốt khâu thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái.

3.1.3.2. Điều kiện thuỷ văn

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Các sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với tổng chiều dài qua tỉnh khoảng 207 km.

Ngoài ra, do đặc điểm chia cắt của địa hình, trong tỉnh còn có hệ thống sông Bứa, Ngòi Giành và hàng trăm km suối thuộc hệ thống sông Hồng, sông Lô,... tạo thành mạng lưới sông suối phân bố đều khắp trong phạm vi toàn tỉnh. Một đặc điểm chung của các sông lớn chảy qua Phú Thọ là có lòng sông ít dốc nhưng lượng nước thất thường, nhiều đoạn hẹp, do đó về mùa khô khả năng vận chuyển lâm sản và giao thông thủy rất hạn chế. Ngược lại, trong mùa mưa thường gây ra lũ lụt, ngập úng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp.

3.1.4. Đất đai

Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây, Phú Thọ có 13 loại đất nằm trong 7 nhóm đất:

Nhóm I: Đất phù sa

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 11.915 ha, chiếm 3,39% diện tích tự nhiên.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích 30.890 ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên, được sử dụng trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

- Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích khoảng 500 ha, chiếm 0,14% diện tích tự nhiên, được sử dụng trồng 2 vụ lúa (nếu có tưới) hoặc 1 vụ lúa và 1 vụ rau, màu.

- Đất phù sa úng nước (Pj): Diện tích 15.810 ha, chiếm 4,5% diện tích tự nhiên.

Nhóm II: Đất lầy (J): Đất lầy (J) có diện tích 400 ha, chiếm 0,11% diện

tích tự nhiên. Đất lầy được hình thành từ phù sa sông, đặc điểm là bị úng nước quanh năm, ở các tầng sâu trên 15cm đất có màu nâu hơi xanh, xám xanh, đất ẩm, dẻo, dính, thịt nặng, glây mạnh. Hiện đa phần chỉ được trồng 1 vụ lúa.

Nhóm III: Đất xám (X): Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (X): Diện tích 2.626 ha, chiếm 0,74% diện tích tự nhiên. Đất có màu xám nhạt, có phản ứng chua, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thành phần cơ giới nhẹ

Nhóm IV: Đất đỏ vàng (đất Feralit)

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs): diện tích 209.536 ha, chiếm 59,76% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 24.291 ha, chiếm 6,93% diện tích tự nhiên. Đất (Fp) được hình thành trên các đồi thấp, thoải, mẫu chất phù sa cổ, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất vàng đỏ trên đá Mácma axit (Fa): Diện tích 6.012 ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên. Đất có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ. Địa

hình dốc nên đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, các chất dinh dưỡng đều nghèo hoặc trung bình.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FI): Diện tích 4.439 ha, chiếm 1,27% diện tích tự nhiên.

Nhóm V: Đất mùn (HS): Diện tích 3.470 ha, chiếm 0,99% diện tích tự

nhiên. Hầu hết còn rừng vì ở đó là núi cao, độ dốc lớn. Đây cũng là vùng rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

Nhóm VI: Đất thung lũng (D): Diện tích 14.973 ha, chiếm 4,27% diện tích tự nhiên. Đất này được hình thành do sự tích đọng các sản phẩm từ hai bên sườn đồi núi đưa xuống. Đất thường có phản ứng chua, lý hoá tính có thể thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm rửa trôi từng khu vực.

Nhóm VII: Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích

540 ha. Chất lượng đất rất thấp, khả năng cải tạo để trồng trọt rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)