Đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

- xã hội tới công tác phát triển rừng trồng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thuận lợi

- Nhiệt độ bình quân năm cao, lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loài cây trồng nhiệt đới trong đó có các cây lâm nghiệp.

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn.

- Được sự quan tâm rất lớn của tỉnh Phú Thọ và Nhà nước cho công tác phát triển rừng, đặc biệt là nhu cầu xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu, chuyển giao khoa học kỹ thuật giữa tỉnh với các tỉnh lân cận đặc biệt là thành phố Hà Nội.

- Trên địa bàn tỉnh có nhiều trung tâm chuyển giao công nghệ lâm nghiệp như: Trạm thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai - Phú Thọ.

- Nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao.

Khó khăn

- Các điều kiện thời tiết bất lợi như: Gió lào, sương muối, mưa đá,… gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Phần lớn đất đai bị thoái hóa, nghèo dinh dưỡng cây trồng kém phát triển. - Cơ chế chính sách đầu tư cho trồng rừng đặc biệt là trồng rừng phòng hộ còn thấp, chưa khuyến khích được người dân tham gia trồng rừng. Đối với rừng trồng phòng hộ, cơ chế hưởng lợi còn chưa thỏa đáng.

- Lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, mức rủi do lớn, thu nhập thấp so với các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)