Phương pháp đánh giá chung được áp dụng là lập ô tiêu chuẩn, kết hợp với điều tra sơ thám và phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, người dân tham gia trồng rừng phòng hộ, những người tham gia quản lý, điều hành và thực hiện dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ. Các bước của quá trình khảo sát, đánh giá như sau:
- Làm việc với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Ban quản lý Dự án 661 của tỉnh và các Ban quản lý Dự án cơ sở trực thuộc để nắm được tình hình chung về việc triển khai thực hiện dự án, các hướng dẫn kỹ thuật, các cơ chế chính sách và các mô hình lâm sinh đã áp dụng, các loài cây trồng rừng, biện pháp kỹ thuật (lập địa, xử lý thực bì,
làm đất, phương thức trồng, mật độ trồng, bón phân, thời vụ,...) chủ yếu áp dụng trong Dự án, tình hình tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc mà các địa phương gặp phải và các kiến nghị, đề xuất của lãnh đạo, cán bộ và người dân địa phương. Từ đó chọn ra các địa điểm để điều tra, khảo sát và đánh giá chi tiết. Cụ thể như sau:
+ Số người được phỏng vấn như sau:
Chi cục Lâm nghiệp tỉnh: 1 lãnh đạo và 2 cán bộ kỹ thuật.
Ban quản lý dự án 661 cấp huyện: Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn và Thanh Ba mỗi huyện 3 người.
Người dân tham gia trồng rừng phòng hộ của 5 huyện: - Huyện Phù Ninh là 10 người
- Huyện Yên Lập và huyện Cẩm Khê mỗi huyện 6 người - Huyện Thanh Sơn và huyện Thanh Ba mỗi huyện 3 người
(danh sách những người được phỏng vấn được thể hiện ở phần phụ biểu). + Điều tra thực địa 5 điểm nghiên cứu có diện tích rừng trồng phòng hộ lớn là huyện Phù Ninh, huyện Yên Lập, huyện Cẩm Khê, huyện Thanh Sơn và huyện Thanh Ba. Sau đó tiến hành chọn mô hình trên mỗi huyện, trong đó:
- Huyện Phù Ninh lựa chọn 4 mô hình là: i) Lim xanh + Keo lai; ii) Lim xẹt + Trám trắng + Keo lai; iii) Sấu + Trám trắng + Keo lai; iv) Keo lai + Tre măng bát độ.
- Huyện Yên Lập lựa chọn 2 mô hình là: i) Lim xẹt + Keo lai; ii) Luồng + Lát hoa + Muồng đen.
- Huyện Cẩm Khê lựa chọn 2 mô hình là: i) Sấu + Lim xẹt + Keo lai; ii) Luồng + Keo tai tượng.
- Huyện Thanh Sơn lựa chọn 1 mô hình là: Tre măng bát độ + Lát. - Huyện Thanh Ba lựa chọn 1 mô hình là: Keo lai + Trám trắng + Lim xẹt
Tại mỗi mô hình lập 3 ô tiêu chuẩn hình chữ nhật diện tích 500 m2
(20m x 25m). Trong trường hợp số cây còn lại của mỗi loài trên mỗi OTC<30 cây thì diện tích OTC sẽ được mở rộng hơn để đảm bảo có ít nhất có 30 cây còn sống cho mỗi loài. Như vậy, tổng số OTC điều tra là 30 OTC, các OTC này được rải đều trên phạm vi nghiên cứu.
+ Trên các ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm thu thập các số liệu về: - Loài cây trồng, tuổi rừng
- Phương thức trồng - Cự ly trồng (mật độ) - Bón phân, chăm sóc rừng
- Tình hình sinh trưởng của cây trồng trong các mô hình như tỷ lệ sống Doo, D1,3, Hvn, Dt, độ tàn che, độ che phủ... (kết quả điều tra sẽ được ghi vào mẫu phiếu điều tra chi tiết).