Tỷ lệ sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 53)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án

4.2.3.1. Tỷ lệ sống

- Hầu hết các cây bản địa có tỷ lệ sống không cao, phổ biến là từ 30- 50% tổng số lượng cây theo thiết kế đã được trồng. Tuy nhiên, các cây phù trợ lại có tỷ lệ sống tương đối cao như trong các mô hình giữa Luồng, Tre lấy măng với các loài cây bản địa như Lát hoa, Muồng đen, Lim xanh, vv…

- Luồng Thanh Hoá và Tre lấy măng là hai loài có tỷ lệ sống cao trong các loài đưa vào gây trồng, tỷ lệ sống đạt từ 85-95% và tỷ lệ này là khá cao so với các loài khác.

- Lát hoa là loài có tỷ lệ sống trung bình, đạt khoảng 50% trong các mô hình trồng hỗn giao với Tre măng bát độ ở huyện Thanh Sơn; với Luồng và Muồng đen ở xã Thượng Long - Yên Lập.

- Keo lai và Keo tai tượng cũng có tỷ lệ sống cao và tỏ ra rất phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương. Tỷ lệ sống của Keo lai trung bình vào khoảng 80-90% trong các mô hình hỗn giao giữa Keo lai hoặc Keo tai tượng với các loài cây khác tại các địa điểm khảo sát như Trạm Thản - Phù Ninh, Vụ Yển - Thanh Ba, Phong Vực - Cẩm Khê, Phú Lộc - Phù Ninh, vv…

- Lim xẹt, Sấu có tỷ lệ sống rất thấp, chỉ đạt từ 30 - 50%, đặc biệt trong một số mô hình, tỷ lệ sống của Lim xẹt chỉ còn 20 - 30% (mô hình hỗn giao Lim xẹt với Keo lai tại xã Thượng Long - Yên lập).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)