Tình hình sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án

4.2.3.2. Tình hình sinh trưởng

Qua khảo sát thực địa mô hình rừng trồng phòng hộ ở Phú Thọ cho thấy các mô hình rừng trồng phòng hộ đều được thực hiện đúng theo thiết kế, cụ thể là trồng 1.000 cây phù trợ và 600 cây bản địa là cây phòng hộ chính.

Các loài cây bản địa:

Các loài cây bản địa như Lim xẹt, Lim xanh, Trám trắng, Lát hoa, được trồng hỗn giao với các loài keo (chủ yếu là Keo lai và Keo tai tượng). Sinh trưởng của chúng nhìn chung đạt mức trung bình, có nơi là rất kém và không có triển vọng, đặc biệt là các loài Lim xẹt, Trám trắng và Sấu. Sinh trưởng của Lim xẹt ở tuổi 6 tại huyện Yên Lập và huyện Thanh Ba cho thấy D1.3 = 4 - 6,5 cm, Hvn = 3,5 - 5 m là sinh trưởng chậm; Muồng đen là loài ưu tiên thứ hai trong cơ cấu cây trồng thuộc dự án 661 của tỉnh Phú Thọ. Không giống Lim xẹt, Muồng đen sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống cũng đạt mức trung bình khá. Mô hình hỗn giao của Muồng đen với Lát hoa và Luồng Thanh Hoá tại xã Thượng Long thì tăng trưởng bình quân hàng năm của Muồng như sau: D1.3 = 3,1 cm/năm, Hvn = 3,6 m/năm và Dt = 1,6 m/năm. Còn mô hình Lim xanh ở tuổi 4 tại huyện Phù Ninh cho thấy D1.3 = 2,9 cm, Hvn = 2,8 m là sinh trưởng kém; Trám trắng ở tuổi 6 tại huyện Phù Ninh và huyện Thanh Ba thì D1.3 = 6,5 - 6,7 cm, Hvn = 5,2 - 5,9 m là sinh trưởng trung bình. Lát hoa ở tuổi 3 tại huyện Thanh Sơn cho thấy D1.3 = 2,7 cm, Hvn = 4,2 m, sinh trưởng của Lát hoa cũng là trung bình.

Nguyên nhân chủ yếu do cây phù trợ phát triển quá nhanh, đồng thời cự ly hỗn giao không đảm bảo dẫn đến các cây bản địa hầu như nằm lọt dưới tán cây phù trợ, bị cớm vì không đủ ánh sáng cho sự sinh trưởng. Hình dạng cây thường cong queo, tán mất cân đối. Một nguyên nhân quan trọng khác là điều kiện lập địa không được đánh giá đầy đủ dựa trên cơ sở khoa học dẫn đến cây trồng không phù hợp với đất đai.

Các loài cây phù trợ:

- Tre măng bát độ: Trong các mô hình hỗn giao với các loài khác, Tre

măng bát độ được gây trồng ở vùng thấp, chân đồi hoặc ven khe nên loài này sinh trưởng khá tốt và tỷ lệ sống cao. Khảo sát mô hình ở huyện Phù Ninh và

Thanh Sơn cho thấy sinh trưởng đạt được sau 3 năm về đường kính là 6,7cm, về chiều cao là 10,3m, đường kính tán là 4,9m, đường kính khóm là 0,68m và số cây trong khóm là 3,8 cây/khóm/năm. Đây là một loài có thể thích nghi tốt với điều kiện lập địa của Phú Thọ và là loài cây nhanh cho thu nhập nên rất được ưa chuộng và góp phần cải thiện đời sống người dân.

- Luồng cũng cho thấy sức sinh trưởng và sự thích hợp khá cao đối với

một số mô hình và điều kiện lập địa ở Phú Thọ. Sinh trưởng sau 2 năm về đường kính là 5,7 cm, chiều cao vút ngọn là 10 m, đường kính tán là 5,3 m. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng sinh trưởng của Luồng là khá nhanh và gây ảnh hưởng đáng kể tới cây bản địa (Muồng, Lát hoa) trong mô hình trồng Luồng xen cây bản địa.

- Các loài keo: Gồm hai loài chính là Keo lai và Keo tai tượng được coi

là cây phù trợ và gây trồng chủ yếu ở các mô hình rừng phòng hộ. Có thể thấy hai loài này sinh trưởng rất tốt ở các điều kiện lập địa khác nhau, đặc biệt là Keo lai. Sinh trưởng bình quân khoảng 2,3 cm/năm với đường kính ngang ngực và khoảng 2,4 m/năm với chiều cao vút ngọn.

Ngoài ra, Keo lai còn được người dân triển khai mạnh trong các mô hình trồng rừng sản xuất (rừng nguyên liệu giấy). Mô hình này đã và đang mang lại thu nhập đáng kể cho người trồng rừng. Năng suất bình quân hiện tại trên địa bàn đạt từ 80 - 100 m3/ha trong 6 - 7 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)