Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. xuất một số khuyến nghị
4.4.1. Đề xuất cải thiện các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng phòng hộ
4.4.1.1. Cơ cấu cây trồng và các mô hình lâm sinh áp dụng
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiê ̣m thực hiện Dự án 661 địa phương cần đưa ra cơ cấu cây trồng cụ thể gắn với từng dạng lập địa, từng vùng trong từng mô hình lâm sinh áp dụng tại địa phương. Để thực hiện được việc đó thì một số việc sau đây cần được khắc phục và làm rõ:
- Nghiên cứu các cây bản địa chủ lực tại địa phương, tìm hiểu mức độ ưa sáng khi tuổi của chúng còn nhỏ làm cơ sở để chọn loài cây trồng hỗn giao, tỷ lệ hỗn giao và tuổi cần được mở tán.
- Tiến hành các nghiên cứu cơ bản về đất đai, lập địa tại địa phương, tìm hiểu các tính chất đất rừng hiện tại, nghiên cứu về điều kiện lập địa xem với đất đai ở địa phương thì những loài cây trồng nào là phù hợp nhất. Luôn lấy nguyên tắc “Đất nào cây ấy” làm tôn chỉ trong công tác trồng rừng.
- Trên cơ sở các mô hình lâm sinh đã có ở địa phương, tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn ra các mô hình phù hợp và có triển vọng nhất, tránh hiện tượng cây bản địa bị chèn ép bởi cây phù trợ. Công tác nghiên cứu lựa chọn các mô hình và biện pháp kỹ thuật áp dụng phải được tiến hành trên diện
rộng, có tính đại diện cao, tránh những nghiên cứu trên phạm vi hẹp lại được áp dụng trên quy mô rộng lớn.
4.4.1.2. Công tác giống
- Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống tại địa phương, không cho đưa vào sản xuất những giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng, chủ cơ sở sản xuất giống phải có giấy phép đăng ký kinh doanh giống.
- Tiếp tục trồng khảo nghiệm một số giống cây mới nhập nội để có cơ sở bổ sung tập đoàn cây trồng dự án 661 và tăng sự lựa chọn cho các Ban quản lý dự án khi tiến hành chọn lựa cơ cấu cây trồng. Xây dựng hệ thống rừng giống được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chuyên trách của vùng sinh thái và Hội đồng công nhận nguồn giống cấp tỉnh. Hàng năm, các lâm trường, các công ty tư nhân, các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn đưa lượng cây giống của mình hoặc nhập từ nơi khác về để trồng rừng thì phải được Hội đồng công nhận giống cấp tỉnh thông qua.
- Tăng cường gắn kết giữa sản phẩm nghiên cứu với sản xuất trong Dự án 661. Đưa vào trồng các giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận nhằm bổ sung nguồn giống có chất lượng cao cho địa phương lựa chọn.
- Cây giống đưa vào sản xuất phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là kích thước và tuổi cây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể như trồng ở vùng gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển cây giống thì túi bầu và kích thước cây phải giảm bớt, ở nơi có điều kiện khắc nghiệt thì kích thước và tuổi cây con phải tăng lên.
- Tiến hành các nghiên cứu dựa trên điều kiện lập địa và kinh tế - xã hội của địa phương để đưa ra các tiêu chuẩn giống cây rừng đảm bảo thuận lợi cho quá trình trồng rừng, giảm bớt sức lao động, tiết kiệm chi phí trồng rừng của người dân.
- Kích thước túi bầu, chiều dài túi bầu, chiều cao cây, đường kính cổ rễ, tuổi của cây phải phù hợp và cụ thể đối với mỗi loài cây.
4.4.1.3. Phương thức trồng
- Phương thức trồng chủ yếu là hỗn giao cây trồng chính với cây phù trợ. Mật độ tùy từng mô hình cụ thể. Đặc biệt áp dụng phương thức hỗn giao theo đám hoặc nếu hỗn giao theo hàng thì phải có thiết kế hợp lý để khi khai thác tỉa thưa không làm gãy đổ, chết cây phù trợ. Không nên áp dụng hỗn giao đều vì sẽ rất khó khai thác và tỉa thưa cây phù trợ.
4.4.1.4. Phương pháp trồng
Đối với cây bản địa trồng bằng cây con có bầu qua gieo ươm: với Luồng, Tre lấy măng trồng bằng hom qua ươm; đối với các loài cây như Keo, Bạch đàn một số trồng từ cây con thực sinh, một số trồng từ cây có nguồn gốc giâm hom hoặc nuôi cấy mô.
4.4.1.5. Kỹ thuật nuôi dưỡng
- Đối với các diện tích rừng phòng hộ hỗn giao cây bản địa với cây phù trợ đã trồng, việc làm cần thiết nhất hiện nay tại các địa phương là cụ thể hóa
các Quyết định số 1053/LN-SDR và 1697/LN-LS về việc hướng dẫn chặt nuôi
dưỡng và khai thác, tỉa thưa cây phù trợ để mở tán cho cây trồng chính phát triển cũng như nâng cao thu nhập của người dân. Hiện nay, rất nhiều diện tích rừng trồng 4 - 5 tuổi rất cần được tỉa thưa. Tại những nơi tỉa thưa có thể trồng bổ sung thêm các cây bản địa để tạo ra rừng phòng hộ nhiều tầng tán. Quá trình tỉa thưa nên diễn ra trong thời gian một vài năm, phải có những biện pháp hướng dẫn cụ thể để khi khai thác không làm gãy đổ, ảnh hưởng đến cây trồng phòng hộ chính.
- Công tác thiết kế khai thác, tỉa thưa cũng cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. Theo đánh giá của cán bộ lâm nghiệp và các chủ rừng ở tỉnh Phú Thọ, công việc này đòi hỏi người có trình độ chuyên môn sâu về lâm sinh và
tốn nhiều thời gian. Người thiết kế phải nắm rõ được biện pháp tác động vào rừng, xác định được vị trí trồng cây bổ sung, xác định được cơ cấu loài hợp lý… nhìn chung phức tạp hơn các kiểu thiết kế tỉa thưa khác, trong khi đó suất đầu tư lại thấp không thể hiện được tầm quan trọng và độ phức tạp của công tác này.
- Việc thiết kế chặt nuôi dưỡng và khai thác tỉa thưa cây phù trợ nhất thiết phải do kỹ sư lâm sinh chịu trách nhiệm. Ngày nay, việc trồng rừng đã phát triển sâu rộng trong nhân dân, kỹ sư lâm sinh có thể tham gia bằng hai cách; thứ nhất có thể tham gia thiết kế trực tiếp; thứ hai có thể tham gia thẩm định các bản thiết kế do các chủ rừng thiết kế xem có đạt yêu cầu hay không?
- Nghiên cứu các quy trình thiết kế tỉa thưa đơn giản, dễ hiểu giúp người chủ rừng có thể chủ động trong việc thiết kế chặt nuôi dưỡng và khai thác tỉa thưa rừng. Định ra các chế tài xử phạt các chủ rừng chặt, bài cây không đúng theo bản thiết kế chặt nuôi dưỡng.
- Đối với rừng phòng hộ đã trồng, những nơi tỷ lệ thành rừng thấp, thực hiện điều chế rừng hợp lý và bổ sung dần cây bản địa để dần dần xây dựng rừng phòng hộ có chất lượng.
- Khi trồng rừng sản xuất bằng cây Keo lai và cây Bạch đàn mô nên trồng vào những sườn đồi khuất gió, tránh hướng gió chính trong mùa mưa bão để cây không bị đổ.
- Ở những nơi đất trống, đồi núi trọc, nơi đất nghèo xấu không nên trồng cây bản địa ngay mà trồng các loài cây phù trợ trước bằng các loài keo nhằm cải thiện đất và tạo ra tiểu hoàn cành rừng, sau đó tiến hành khai thác, tỉa thưa dần để trồng cây bản địa.
- Việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh cần đi đôi với việc lựa chọn loài mục đích theo từng năm để thường xuyên bổ sung thêm cây trồng chính nhằm
tăng thêm tính đa dạng của rừng. Loài mục đích phải được đánh dấu và có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn.
4.4.1.6. Nghiệm thu, kiểm tra
- Công tác kiểm tra nghiệm thu không nên áp dụng quá cứng nhắc theo yêu cầu mật độ mà phải dựa trên từng hoàn cảnh cụ thể về trình độ dân trí cũng như điều kiện trồng rừng. Ở những nơi người dân là đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp có thể cho phép trồng sai mật độ ở một phạm vi nào đó, ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như đất trống, đồi núi trọc, đất nghèo xấu,… thì tỷ lệ cây sống khi nghiệm thu cũng cần phải thấp hơn ở những nơi khác.
- Đối với rừng trồng đã được nghiệm thu và đang trong giai đoạn chăm sóc, bảo vệ, cần thường xuyên kiểm tra để nâng cao ý thức bảo vệ cây trồng phòng hộ chính của người dân. Kết quả nghiệm thu nên sử dụng tỷ lệ sống của cây trồng phòng hộ chính làm cơ sở.
4.4.1.7. Công tác quy hoạch 3 loại rừng
Trong công tác quy hoạch 3 loại rừng không nên chỉ sử dụng yếu tố độ cao để quy hoạch một diện tích là rừng phòng hộ hay rừng sản xuất. Cần bố trí xen kẽ rừng sản xuất với rừng phòng hộ đặc biệt ở những nơi đất tốt, có điều kiện thuận lợi để người dân có thêm đất trồng rừng sản xuất. Từ đó sẽ làm tốt công tác xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ. Hơn thế nữa, rừng sản xuất cũng có vai trò và khả năng phòng hộ rất lớn.
4.4.1.8. Công tác khuyến lâm và đào tạo
Các hướng dẫn kỹ thuật xây dựng rừng như phương pháp trồng rừng, tỉa thưa, chăm sóc bảo vệ rừng cần phải được phổ biến rộng rãi đến người dân tham gia Dự án thông qua các hoạt động như tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền qua tivi hoặc bằng sách báo, tạp chí, lịch… có hình ảnh minh họa để người dân nào cũng có thể hiểu được.
4.4.2. Đề xuất cải thiện các chính sách, suất đầu tư trồng rừng phòng hộ đầu nguồn đầu nguồn
- Suất đầu tư cho trồng rừng nên căn cứ vào từng vùng, từng loài cây cụ thể để xây dựng định mức cho phù hợp. Ở nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, đất đai và điều kiện trồng rừng tốt hơn thì suất đầu tư có thể thấp hơn, nhưng ở những nơi có điều kiện trồng rừng khó khăn, xa xôi thì cần phải đầu tư cao hơn. Như vậy, đi ̣a phương cần phải xây dựng và ban hành định mức cụ thể hơn và đưa vào áp dụng.
- Thực hiện cơ chế hưởng lợi cho người dân tham gia trồng rừng phòng hộ bằng việc cho phép họ khai thác các cây trồng phù trợ đã đến tuổi khai thác nhưng phải có hướng dẫn và quy định mức độ cụ thể, tránh tình trạng làm đổ gãy những cây trồng chính cũng như việc lợi dụng khai thác để thực hiện các mục đích khác.
- Cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ những diện tích rừng trồng cây phòng hộ chính mà chưa cho thu nhập như Lim xanh, Lát hoa,... để rừng trồng được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt hơn.
- Đối với các diện tích rừng trồng phòng hộ sau khi quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để dân có thể chuyển các diện tích này sang kinh doanh gỗ lớn.
- Trong quá trình quy hoạch 3 loại rừng, nên căn cứ vào quỹ đất của địa phương và mức độ xung yếu, ít xung yếu của rừng và đất rừng để đưa ra phương án quy hoạch cụ thể. Tránh tình trạng người dân không có đất sản xuất trong khi diện tích rừng và đất rừng ít xung yếu lại quy hoạch cho rừng phòng hộ.
- Tăng suất đầu tư cho dự án để tăng giá thành sản xuất cây con, tăng tiền công lao động, tăng tiền lương cho cán bộ tham gia dự án,… nhằm mục
đích nâng cao chất lượng rừng trồng phòng hộ, động viên khuyến khích cán bộ, công nhân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ, đặc biệt là cán bộ trẻ, nhiệt tình cho các Ban quản lý dự án cơ sở.
- Có cơ chế phụ cấp hợp lý cho cán bộ tham gia dự án để họ có thể yên tâm công tác.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau 12 năm thực hiện dự án tính đến cuối năm 2010, trên toàn tỉnh Phú Thọ đã trồng được 73.365,5 ha rừng các loại, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 13.522,4 ha (chiếm 18,43 %), kết quả đã nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 32,8% năm 1999 lên 49,6% năm 2010. Tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án 661 tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1999 - 2010 là: 142.071,65 triệu đồng. Trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 29.385,22 triệu đồng.
Để triển khai thực hiện dự án, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như Quyết định số 3886/QĐ-CT ngày 17/11/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt cơ cấu cây trồng, tiêu chuẩn cây giống và dự toán trồng rừng theo suất đầu tư 4.000.000 đồng/ha thuộc dự án 661 tỉnh Phú Thọ.
Loài cây trồng rừng phòng hộ được chia ra làm 2 loại là cây trồng phòng hộ chính và cây trồng phù trợ. Cây bản địa được quy định là cây thân gỗ dài ngày có giá trị kinh tế đang mọc trong rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoặc nhập nội, gồm có: Muồng Đen, Lim xẹt, Trám trắng, Ràng ràng, Lim xanh, Giổi, Sấu, Lát hoa. Các loài cây phù trợ ban đầu, trong đó Keo lai và Keo tai tượng là loài cây phù trợ được sử dụng nhiều nhất.
Phần lớn các mô hình rừng trồng hỗn loài đã có được xây dựng từ 2 - 3 loài cây theo phương pháp hỗn loài theo hàng với mật độ 1.600 cây/ha (2x3m), trong đó gồm 1.000 cây phù trợ và 600 cây bản địa.
Hầu hết các cây bản địa có tỷ lệ sống không cao, phổ biến là từ 30- 50% tổng số lượng cây theo thiết kế đã được trồng. Lát hoa là loài có tỷ lệ sống trung bình, khoảng 50%, Lim xẹt, Sấu có tỷ lệ sống rất thấp, chỉ đạt từ 30 - 50%. Các cây phù trợ thì có tỷ lệ sống tương đối cao như Luồng Thanh Hoá và Tre lấy măng tỷ lệ sống đạt từ 85 - 95% và tỷ lệ này là khá cao so với
các loài khác. Tỷ lệ sống của Keo lai trung bình vào khoảng 80-90% trong các mô hình hỗn giao giữa Keo lai hoặc Keo tai tượng.
Trong các mô hình cây phù trợ sinh trưởng phát triển ở mức khá, làm tốt vai trò của cây phù trợ trong những năm đầu. Cây bản địa sinh trưởng chậm trong khoảng 3 năm đầu, sau đó sẽ phát triển mạnh, cụ thể như sau:
+ Sinh trưởng bình quân của Keo lai khoảng 2,3 cm/năm với đường kính ngang ngực và khoảng 2,4 m/năm với chiều cao vút ngọn.
+ Luồng cũng cho thấy sức sinh trưởng và sự thích hợp khá cao đối với một số mô hình và điều kiện lập địa ở Phú Thọ. Sinh trưởng sau 2 năm về đường kính là 5,7 cm, chiều cao vút ngọn là 10 m, đường kính tán là 5,3 m.
+ Tre măng bát độ cho thấy sinh trưởng đạt được sau 3 năm về đường kính là 6,7cm, về chiều cao là 10,3m, đường kính tán là 4,9m.
+ Muồng đen tăng trưởng bình quân hàng năm như sau: D1.3 = 3,1 cm/năm, Hvn = 3,6 m/năm và Dt = 1,6 m/năm. Điều đó cho thấy Muồng đen sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống cũng đạt mức khá.
+ Đã lựa chọn được một số mô hình thành công và có nhiều triển vọng để nhân rộng như: Mô hình trồng Keo lai hỗn giao với tre măng Bát độ; Mô hình trồng hỗn giao giữa Lát hoa với Tre măng bát độ và Mô hình trồng hỗn giao giữa Keo tai tượng và Luồng.
Các hướng dẫn kỹ thuật trong dự án của tỉnh còn một số khoảng trống như: thiếu các hướng dẫn cụ thể về từng loài cây trồng hỗn giao với nhau trong từng mô hình và gắn với từng điều kiện lập địa, từng vùng cụ thể; việc đánh giá đất đai, lập địa hầu như không được thực hiện một cách đầy đủ; còn áp dụng chủ yếu cùng một loại mật độ cho tất cả các mô hình khác nhau, loài