đầu nguồn
- Suất đầu tư cho trồng rừng nên căn cứ vào từng vùng, từng loài cây cụ thể để xây dựng định mức cho phù hợp. Ở nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, đất đai và điều kiện trồng rừng tốt hơn thì suất đầu tư có thể thấp hơn, nhưng ở những nơi có điều kiện trồng rừng khó khăn, xa xôi thì cần phải đầu tư cao hơn. Như vậy, đi ̣a phương cần phải xây dựng và ban hành định mức cụ thể hơn và đưa vào áp dụng.
- Thực hiện cơ chế hưởng lợi cho người dân tham gia trồng rừng phòng hộ bằng việc cho phép họ khai thác các cây trồng phù trợ đã đến tuổi khai thác nhưng phải có hướng dẫn và quy định mức độ cụ thể, tránh tình trạng làm đổ gãy những cây trồng chính cũng như việc lợi dụng khai thác để thực hiện các mục đích khác.
- Cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ những diện tích rừng trồng cây phòng hộ chính mà chưa cho thu nhập như Lim xanh, Lát hoa,... để rừng trồng được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt hơn.
- Đối với các diện tích rừng trồng phòng hộ sau khi quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để dân có thể chuyển các diện tích này sang kinh doanh gỗ lớn.
- Trong quá trình quy hoạch 3 loại rừng, nên căn cứ vào quỹ đất của địa phương và mức độ xung yếu, ít xung yếu của rừng và đất rừng để đưa ra phương án quy hoạch cụ thể. Tránh tình trạng người dân không có đất sản xuất trong khi diện tích rừng và đất rừng ít xung yếu lại quy hoạch cho rừng phòng hộ.
- Tăng suất đầu tư cho dự án để tăng giá thành sản xuất cây con, tăng tiền công lao động, tăng tiền lương cho cán bộ tham gia dự án,… nhằm mục
đích nâng cao chất lượng rừng trồng phòng hộ, động viên khuyến khích cán bộ, công nhân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ, đặc biệt là cán bộ trẻ, nhiệt tình cho các Ban quản lý dự án cơ sở.
- Có cơ chế phụ cấp hợp lý cho cán bộ tham gia dự án để họ có thể yên tâm công tác.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau 12 năm thực hiện dự án tính đến cuối năm 2010, trên toàn tỉnh Phú Thọ đã trồng được 73.365,5 ha rừng các loại, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 13.522,4 ha (chiếm 18,43 %), kết quả đã nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 32,8% năm 1999 lên 49,6% năm 2010. Tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án 661 tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1999 - 2010 là: 142.071,65 triệu đồng. Trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 29.385,22 triệu đồng.
Để triển khai thực hiện dự án, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như Quyết định số 3886/QĐ-CT ngày 17/11/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt cơ cấu cây trồng, tiêu chuẩn cây giống và dự toán trồng rừng theo suất đầu tư 4.000.000 đồng/ha thuộc dự án 661 tỉnh Phú Thọ.
Loài cây trồng rừng phòng hộ được chia ra làm 2 loại là cây trồng phòng hộ chính và cây trồng phù trợ. Cây bản địa được quy định là cây thân gỗ dài ngày có giá trị kinh tế đang mọc trong rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoặc nhập nội, gồm có: Muồng Đen, Lim xẹt, Trám trắng, Ràng ràng, Lim xanh, Giổi, Sấu, Lát hoa. Các loài cây phù trợ ban đầu, trong đó Keo lai và Keo tai tượng là loài cây phù trợ được sử dụng nhiều nhất.
Phần lớn các mô hình rừng trồng hỗn loài đã có được xây dựng từ 2 - 3 loài cây theo phương pháp hỗn loài theo hàng với mật độ 1.600 cây/ha (2x3m), trong đó gồm 1.000 cây phù trợ và 600 cây bản địa.
Hầu hết các cây bản địa có tỷ lệ sống không cao, phổ biến là từ 30- 50% tổng số lượng cây theo thiết kế đã được trồng. Lát hoa là loài có tỷ lệ sống trung bình, khoảng 50%, Lim xẹt, Sấu có tỷ lệ sống rất thấp, chỉ đạt từ 30 - 50%. Các cây phù trợ thì có tỷ lệ sống tương đối cao như Luồng Thanh Hoá và Tre lấy măng tỷ lệ sống đạt từ 85 - 95% và tỷ lệ này là khá cao so với
các loài khác. Tỷ lệ sống của Keo lai trung bình vào khoảng 80-90% trong các mô hình hỗn giao giữa Keo lai hoặc Keo tai tượng.
Trong các mô hình cây phù trợ sinh trưởng phát triển ở mức khá, làm tốt vai trò của cây phù trợ trong những năm đầu. Cây bản địa sinh trưởng chậm trong khoảng 3 năm đầu, sau đó sẽ phát triển mạnh, cụ thể như sau:
+ Sinh trưởng bình quân của Keo lai khoảng 2,3 cm/năm với đường kính ngang ngực và khoảng 2,4 m/năm với chiều cao vút ngọn.
+ Luồng cũng cho thấy sức sinh trưởng và sự thích hợp khá cao đối với một số mô hình và điều kiện lập địa ở Phú Thọ. Sinh trưởng sau 2 năm về đường kính là 5,7 cm, chiều cao vút ngọn là 10 m, đường kính tán là 5,3 m.
+ Tre măng bát độ cho thấy sinh trưởng đạt được sau 3 năm về đường kính là 6,7cm, về chiều cao là 10,3m, đường kính tán là 4,9m.
+ Muồng đen tăng trưởng bình quân hàng năm như sau: D1.3 = 3,1 cm/năm, Hvn = 3,6 m/năm và Dt = 1,6 m/năm. Điều đó cho thấy Muồng đen sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống cũng đạt mức khá.
+ Đã lựa chọn được một số mô hình thành công và có nhiều triển vọng để nhân rộng như: Mô hình trồng Keo lai hỗn giao với tre măng Bát độ; Mô hình trồng hỗn giao giữa Lát hoa với Tre măng bát độ và Mô hình trồng hỗn giao giữa Keo tai tượng và Luồng.
Các hướng dẫn kỹ thuật trong dự án của tỉnh còn một số khoảng trống như: thiếu các hướng dẫn cụ thể về từng loài cây trồng hỗn giao với nhau trong từng mô hình và gắn với từng điều kiện lập địa, từng vùng cụ thể; việc đánh giá đất đai, lập địa hầu như không được thực hiện một cách đầy đủ; còn áp dụng chủ yếu cùng một loại mật độ cho tất cả các mô hình khác nhau, loài cây khác nhau; vẫn chưa xác định rõ ràng nên trồng cây phòng hộ chính cùng thời điểm hay trồng muộn hơn so với cây trồng phù trợ; chậm có hướng dẫn tỉa thưa cây phù trợ.
Vấn đề cơ chế chính sách, suất đầu tư cho dự án cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng phòng hộ còn quá thấp và chậm thay đổi theo biến động giá cả thị trường; Vẫn áp dụng chung cùng một suất đầu tư cho tất cả các loại mô hình trên tất cả các dạng lập địa có điều kiện trồng rừng khác nhau; Áp dụng cơ chế khép kín theo quy định từ trên xuống; chưa có cơ chế hưởng lợi rõ ràng cho người dân tham gia trồng rừng phòng hộ.
2. Tồn tại
+ Chưa điều tra khảo sát được tất cả các dạng mô hình mà dự án 661 triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà chỉ điều tra ngoài thực địa một số ÔTC nghiên cứu điển hình.
+ Chưa đánh giá được khả năng phòng hộ của rừng phòng hộ đầu nguồn.
+ Chưa xem xét, đánh giá được toàn bộ các mô hình lâm sinh áp dụng trong Dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ.
+ Mới chỉ đánh giá về rừng trồng phòng hộ, chưa đánh giá được về rừng trồng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh vào bảo vệ rừng trong Dự án 661.
+ Nghiên cứu về rừng phòng hộ nhưng chưa đánh giá được khả năng phòng hộ của rừng về điều tiết nguồn nước và chống xói mòn đất của các mô hình mà mới chỉ đánh giá về sinh trưởng của cây trồng trong các mô hình.
3. Khuyến nghị
Để nâng cao hiệu quả trồng rừng phòng hộ Dự án 661 giai đoạn tới, tác giả khuyến nghị một số điểm như sau:
- Tiếp tục điều tra, đánh giá các mô hình lâm sinh trong Dự án 661 mà khóa luận chưa thể tiếp cận được, làm cơ sở đề xuất loài cây và mô hình trồng rừng phòng hộ trong giai đoạn tới.
- Tỉnh Phú Thọ cần tiến hành thêm các nghiên cứu, đánh giá cụ thể trên từng vùng, từng dạng lập địa để có căn cứ lựa chọn ra loài cây và mô hình trồng rừng cụ thể.
- Tỉnh Phú Thọ cần có đánh giá chi tiết, tính toán cụ thể về giá trị thực cần đầu tư cho 1ha rừng trồng phòng hộ là bao nhiêu, làm cơ sở đề xuất tăng suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ theo từng dạng lập địa và điều kiện trồng rừng khác nhau.
- Cần có các quy định và đầu tư thoả đáng cho việc xác định cơ cấu cây trồng dựa trên các điều kiện đất đai, lập địa khác nhau.
- Cần tiến hành nghiên cứu, kiểm nghiệm các mô hình lâm sinh, loài cây trồng ở các cấp trung ương và cơ sở trước khi đưa chúng vào thực tế sản xuất đại trà nhằm đảm bảo thành công của dự án.
- Đối với rừng phòng hộ đã trồng có tỷ lệ thành rừng thấp, thực hiện điều chế rừng hợp lý và bổ sung thêm cây bản địa phù hợp để đảm bảo chất lượng rừng phòng hộ.
- Cần tiến hành ngay biện pháp tỉa thưa điều chỉnh độ tàn che của cây phù trợ trong mô hình làm giàu rừng để tạo điều kiện cho các loài cây trồng chính sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu và thử nghiệm xây dựng mô hình ở các vùng khác để có kết luận và đánh giá chính xác hơn về sinh trưởng của các loài cây đã được xây dựng trong mô hình.
- Trên cơ sở tiềm năng sinh thái, nhân văn của địa phương mình, không nên xây dựng mô hình theo phong trào. Ưu tiên xây dựng các mô hình đúng với tiềm năng tự nhiên và nguyện vọng của cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ NN&PTNT (1995), Quyết định số 556/TTg, ngày 12/9/1995 về việc
điều chỉnh bổ sung Chương trình trồng rừng 327, Hà Nội.
2. Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định Số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về việc ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất
theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ NN&PTNT (2006), Quyết định số 1970/QĐ-BNN-KL ngày 06/07/2006
về việc công bố diện tích rừng toàn quốc năm 2005, Hà Nội.
5. Lê Mộng Chân (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Bá Chất (1976), Nghiên cứu trồng rừng hỗn loài Bồ đề với một số
loài cây bản địa, Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Chất (1994), “Xây dựng cấu trúc hỗn loài Lát hoa với một số loài cây lá rộng bản địa”, Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, (số 2). 8. Nguyễn Bá Chất (1995), “Trồng rừng hỗn loài ở Việt Nam”, Tạp chí Lâm
nghiệp, (số 9).
9. Nguyễn Bá Chất (1998), “Phương thức và mật độ trồng rừng trong Chương trình 327”, Tạp chí Lâm nghiệp, (số 2).
10. Lê Minh Cường (2007), “Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng thông Mã vĩ ở Đại Lải – Vĩnh Phúc làm cơ sở để chuyển hoá rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài”, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Tây.
11. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh (1997), Giáo trình trồng rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Ngô Quang Đê (1991), “Phitônxít và vấn đề trồng rừng hỗn loài”, Tạp chí
Lâm nghiệp, (số 5).
13. Nguyễn Minh Đường, Lê Đình Cẩm (1985), Nghiên cứu trồng Sao dầu ở Đông
Nam Bộ, Báo cáo khoa học, Phân Viện Khoa học Lâm nghiệp phía Nam.
14. Trần Nguyên Giảng (1985), Hai lăm năm nghiên cứu của Trung tâm Lâm
sinh Cầu Hai, Phú Thọ, Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm
nghiệp, Hà Nội.
15. Trần Nguyên Giảng (1998), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng ẩm hỗn loài cây địa phương trên đất nương rẫy trống trọc tại vườn quốc gia Cát
Bà, Hải Phòng, Báo cáo Khoa học tổng kết đề tài.
16. Võ Đại Hải (2000), “Những cơ hội và các giải pháp cho quản lý và xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên”, Tạp chí Lâm
nghiệp, (số 10), trang 16 - 18.
17. Võ Đại Hải (2008), Báo cáo kết quả các hoạt động của Hợp phần Nghiên
cứu RPS-24, Dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị
suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA-JICA).
18. Võ Đại Hải, Nguyễn Hoàng Tiệp (2009), Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ -
những bài học và kinh nghiệm thực tiễn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Lại Hữu Hoàn (2004), Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản
địa lá rộng vùng Trung trung bộ – Việt Nam, Phân Viện Điều tra quy
hoạch rừng Trung trung bộ.
20. Phạm Thanh Hùng (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái của cây bản địa trồng dưới tán keo lá tràm ở
bắc Hải Vân, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Tây.
21. Vi Hồng Khánh (2003), Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng tại trung tâm nghiên cứu thực
nghiệm lâm sinh Cầu Hai, Đoan Hùng - Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
22. Phùng Ngọc Lan (1991), “Trồng rừng hỗn loài nhiệt đới”, Tạp chí Lâm
nghiệp, (số 3).
23. Đỗ Thị Quế Lâm (2003), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái học của
một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông đuôi ngựa (P.
massonianna) và keo lá tràm (A. auriculiformics) tại núi Luốt – Trường
Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
24. Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các
nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, NXB Nông nghiêp TP.
Hồ Chí Minh.
25. Hoàng Liên Sơn và các cộng tác viên (2005), Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2004 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2006 - 2010.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
26. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Quát (1990), Nghiên cứu trồng Tếch ở Tây Nguyên, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
28. Vương Văn Quỳnh (1997), “Hiện tượng khô đất dưới rừng trồng Bạch
đàn”, Thông tin khoa học Lâm nghiệp, (số 2), trang 20 - 11.
29. Phạm Đình Tam (2000), Kết quả nghiên cứu trồng rừng Trám trắng, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
30. Trung Tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới (2005), Đánh giá kết quả trồng rừng
cây bản địa lá rộng ở Tây Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
31. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2006), Nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật phục hồi rừng đầu nguồn suy thoái ở Việt Nam, Báo cáo kết quả
thực hiện dự án giai đoạn 2003 – 2007, Hà Nội.
32. Nguyễn Hữu Vĩnh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994), Cơ sở
khoa học của phương thức trồng rừng hỗn loài Bạch đàn - Keo, Kết quả
nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
Tiếng Anh
33. Bernad Dupuy (1995), Timber Mixed - Plantation in African Tropical