Công tác giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 75 - 76)

- Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống tại địa phương, không cho đưa vào sản xuất những giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng, chủ cơ sở sản xuất giống phải có giấy phép đăng ký kinh doanh giống.

- Tiếp tục trồng khảo nghiệm một số giống cây mới nhập nội để có cơ sở bổ sung tập đoàn cây trồng dự án 661 và tăng sự lựa chọn cho các Ban quản lý dự án khi tiến hành chọn lựa cơ cấu cây trồng. Xây dựng hệ thống rừng giống được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chuyên trách của vùng sinh thái và Hội đồng công nhận nguồn giống cấp tỉnh. Hàng năm, các lâm trường, các công ty tư nhân, các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn đưa lượng cây giống của mình hoặc nhập từ nơi khác về để trồng rừng thì phải được Hội đồng công nhận giống cấp tỉnh thông qua.

- Tăng cường gắn kết giữa sản phẩm nghiên cứu với sản xuất trong Dự án 661. Đưa vào trồng các giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận nhằm bổ sung nguồn giống có chất lượng cao cho địa phương lựa chọn.

- Cây giống đưa vào sản xuất phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là kích thước và tuổi cây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể như trồng ở vùng gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển cây giống thì túi bầu và kích thước cây phải giảm bớt, ở nơi có điều kiện khắc nghiệt thì kích thước và tuổi cây con phải tăng lên.

- Tiến hành các nghiên cứu dựa trên điều kiện lập địa và kinh tế - xã hội của địa phương để đưa ra các tiêu chuẩn giống cây rừng đảm bảo thuận lợi cho quá trình trồng rừng, giảm bớt sức lao động, tiết kiệm chi phí trồng rừng của người dân.

- Kích thước túi bầu, chiều dài túi bầu, chiều cao cây, đường kính cổ rễ, tuổi của cây phải phù hợp và cụ thể đối với mỗi loài cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)