Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án
4.2.2. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ đã áp dụng ở
tỉnh Phú Thọ
Kết quả làm việc với Chi cục lâm nghiệp, các ban quản lý dự án cơ sở tại tỉnh Phú Thọ cho thấy, dự án 661 tỉnh Phú Thọ áp dụng các kỹ thuật sau:
Loài cây
Rừng trồng phòng hộ gồm 2 loại: Cây trồng phòng hộ chính: Lim xanh, Sấu, Lim xẹt, Lát hoa, Muồng đen, Trám trắng và cây phù trợ là Keo lai, Keo tai tượng, Luồng, Tre măng bát độ.
Phương thức trồng
Trồng rừng theo phương thức trồng hỗn giao theo băng giữa các cây bản địa gỗ lớn với cây kinh tế, trồng từ trên đỉnh lô xuống, cứ băng cây bản địa đến băng cây kinh tế.
+ Trồng cây bản địa gỗ lớn: gồm Lim xanh, Lim xẹt, Muồng đen, Trám trắng, Sấu, Lát hoa.
+ Cây phù trợ: Keo lai, Luồng Thanh Hoá.
Mật độ trồng
- Cây bản địa: 600 cây/ha. - Cây phù trợ: 1000 cây/ha.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng
Cây bản địa > 6 tháng tuổi, Hvn > 25-35cm, Doo > 1,5mm; Cây phù trợ Doo > 2,5mm. Cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn.
Thời vụ trồng
- Thời vụ trồng vào vụ xuân, từ tháng 2 cho đến hết tháng 4 hàng năm, vào những ngày thời tiết râm mát, có mưa, đất đủ ẩm.
Xử lý thực bì
- Áp dụng phương thức phát dọn thực bì toàn diện. Phương pháp dùng dao phát, phát sát gốc (chiều cao không quá 10cm) và băm dập thành những đoạn ngắn, thực bì phát dọn phải xếp gọn theo đường đồng mức. Thời gian xử lý trước khi trồng 20 ngày.
Làm đất
- Làm đất theo phương thức cục bộ theo hố, với phương pháp cuốc hố thủ công, sau đó rẫy cỏ quanh miệng hố, phơi ải đất để diệt sâu hại. Kích thước cây bản địa hoặc keo là 40 x 40 x 40 cm. Bố trí hàng song song theo đường đồng mức, lấp lớp đất mặt xuống 2/3 hố. Thời gian lấp hố trước khi trồng từ 10 - 15 ngày.
Chăm sóc rừng trồng
- Tiến hành trong 3 năm tiếp theo, kết hợp với bảo vệ, ngăn ngừa mọi hình thức phá hoại rừng.
- Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng bao gồm xử lý thực bì, làm đất, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng và bảo vệ nuôi dưỡng rừng được nêu chi tiết ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trong dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ
TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật
I. Xử lý thực bì
1 Phương thức Phát dọn thực bì toàn diện
2 Phương pháp Dùng dao phát sát gốc, chiều cao gốc phát < 10 cm 3 Thời gian xử lý Trước khi trồng chậm nhất 20 ngày
II. Làm đất
1 Phương thức Làm đất cục bộ theo hố
TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật
- Kích thước hố Hố cây bản địa hoặc Keo 40x40x40 cm, bố trí theo hàng song song với đường đồng mức
- Lấp hố
Lấp lớp đất mặt xuống 2/3 hố, bón lót NPK với định lượng 0,15-0,2 kg/hố, trộn đều phân trong hố, lấp đất đầy hố thành hình mâm xôi (lấp hố trước khi trồng từ 7-10 ngày)
3 Thời gian làm đất Lấp hố trước khi trồng 10-10 ngày
III. Trồng rừng
1 Loài cây trồng Cây bản địa thực sinh, Keo lai thực sinh, Luồng hom thân, Tre măng bát độ hom thân
2 Phương thức trồng
- Mô hình Luồng + cây bản địa (hoặc Keo) và Tre măng bát độ + cây bản địa: Hỗn giao theo hàng: 1 hàng cây bản địa + 1 hàng luồng hoặc 1 hàng Tre măng Bát độ. Có thể trồng hỗn giao theo cây trên hàng (2 cây bản địa + 1 hom Luồng hoặc Tre lấy măng).
- Mô hình hỗn giao cây bản địa + cây phù trợ: Chủ yếu trồng hỗn giao theo băng, một băng cây phù trợ (4-5 hàng) rồi đến 1 băng cây bản địa (6-8 hàng). Cũng có thể trồng hỗn giao theo cây: 1 cây bản địa xen 2 cây phù trợ.
3 Phương pháp trồng Cây bản địa (hoặc Keo lai) trồng bằng cây con có bầu qua gieo ươm; Luồng hom thân có bầu qua ươm
4 Công thức trồng
- Mô hình cây bản địa + Luồng (hoặc Tre măng bát độ): 400 cây bản địa + 200 Luồng
TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật 1000 cây phù trợ + 600 cây bản địa
5 Thời vụ trồng Vụ hè thu từ tháng 5 – 8, vào những ngày thời tiết râm mát, có mưa, đất đủ độ ẩm
6 Mật độ trồng
- Mô hình Luồng (Tre măng) + cây bản địa: 600 cây/ha
- Mô hình cây bản địa + cây phù trợ: 1.600 cây/ha
7
Tiêu chuẩn cây con đem trồng (tuổi, Hvn, Doo)
Căn cứ vào Quyết định số 964/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về tiêu chuẩn cây giống và đơn giá theo suất đầu tư 4 triệu đồng/ha.
8 Số lượng cây con (cả dặm)
- Mô hình Luồng (hoặc Tre lấy măng) + cây bản địa(Keo lai): 440 cây bản địa (keo) + 220 hom Luồng (Tre măng)/ha
- Mô hình cây bản địa + cây phù trợ: 1100 cây phù trợ + 660 cây bản địa
9 Kỹ thuật trồng Theo quy trình kỹ thuật
IV. Chăm sóc rừng trồng
1
Chăm sóc năm thứ nhất: 2 lần đối với cây bản địa + luồng (tre lấy măng) và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ; 1 lần đối với Keo + Trám
Sau khi trồng 2-3 tháng gồm: Phát, rẫy cỏ toàn diện, xới vun gốc đường kính 0,8 m kết hợp với trồng dặm bổ sung.
1.1 Lần 1: Tháng 8-9 Trồng dặm 10%, phát dọn thực bì toàn diện, rẫy cỏ vun gốc (D = 0.8-1m)
TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật
1.2
Lần 2: Tháng 11-12 (cây bản địa + Luồng và cây bản địa + cây phù trợ
Phát dọn thực bì toàn diện, rẫy cỏ vun gốc (D = 0.8- 1m)
1.3 Bảo vệ rừng Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hoại, cháy rừng 2 Chăm sóc năm thứ 2
2.1 Lần 1: Tháng 4 - 5 Phát dọn thực bì toàn diện, rẫy cỏ vun gốc (D = 1m) 2.2 Lần 2: Tháng 10-11 Phát dọn thực bì toàn diện, rẫy cỏ vun gốc (D = 1m) 2.3 Lần 3: Tháng 11-12 Phát dọn thực bì theo băng (50% diện tích)
2.4 Bảo vệ rừng Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng 3 Chăm sóc năm thứ 3
3.1 Lần 1: Tháng 4 - 5 Phát dọn thực bì, rẫy cỏ vun gốc (D = 1m)
3.2 Lần 2: Tháng 10 - 11 Phát dọn thực bì toàn diện tích, tỉa thưa cây tái sinh nếu có
3.3 Bảo vệ rừng Bảo vệ, ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng 4 Chăm sóc năm 4: (2
lần)
4.1 Lần 1: Tháng 3-4 Phát dọn thực bì, rẫy cỏ vun gốc (D = 0,8-1m) 4.2 Lần 2: Tháng 8-9 Phát dọn thực bì
4.3 Bảo vệ rừng Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng
V.
Bảo vệ nuôi dưỡng rừng (thời gian 5 năm)
Biện pháp bảo vệ
Cấm chăn thả trâu, bò, thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh, có biện pháp phòng chống kịp thời. Thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, chặt tỉa thưa theo phương thức chặt dần để đảm bảo cho rừng sinh trưởng, phát triển (theo thiết kế cụ thể)
Sau thời kỳ xây dựng cơ bản diện tích rừng trồng nói trên được chuyển qua khoán cho các hộ gia đinh quản lý bảo vệ thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng hoặc đơn vị quản lý bảo vệ rừng tập trung.