Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2. Phân tích những khoảng trống trong xây dựng rừng phòng hộ đầu
4.3.2.2. Phân tích các khoảng trống về các văn bản hướng dẫn kỹ thuật
- Hệ thống cán bộ phụ trách lâm nghiệp của tỉnh hiện nay còn rất thiếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ dự án cơ sở. Lực lượng cán bộ của các Ban quản lý dự án cơ sở rất mỏng, mỗi ban trung bình cũng chỉ có 4 - 6 người, trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 cán bộ kỹ thuật và 1 kế toán. Để triển khai dự án đến người dân, các Ban phải thuê thêm cán bộ hợp đồng phụ trách các xã, trong đó mỗi cán bộ này phải phụ trách nhiều xã. Do ở mô ̣t số nơi các xã hiện nay không còn Ban lâm nghiệp xã (chỉ có Phó chủ tịch phụ trách khối nông
lâm nghiệp) nên việc triển khai dự án đến người dân gặp nhiều khó khăn. - Sau khi kết thúc thời gian trồng và chăm sóc rừng, diện tích rừng được giao lại cho xã và người dân bảo vệ, ban quản lý dự án 661 không có quyền và trách nhiệm gì thêm. Trong khi theo quy hoạch mới 3 loại rừng của tỉnh thì rất nhiều diện tích rừng phòng hộ đã trồng rừng được chuyển sang rừng sản xuất, khi đó rất khó có thể giữ được diện tích cây bản điạ có giá tri ̣ như Lim xanh, Lát hoa, Trám trắng, v.v... đã gây trồng trên diện tích này.
- Thiết kế phí cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung chỉ có 40.000 đồng/ha (QĐ 3045/QĐ - CT ngày 5/1/2004 của UBND tỉnh Phú Thọ), trong khi đó theo phân tích ở trên thì việc thiết kế này rất khó, rất phức tạp và đòi hỏi cán bộ lâm nghiệp phải am hiểu và có trình độ chuyên môn cao. Nguyên nhân này dẫn đến chất lượng của rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và có trồng bổ sung không được cao và rõ ràng là hiệu quả của dự án vì thế mà thấp.
- Suất đầu tư cho 1ha rừng trồng phòng hộ tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn quá thấp và chậm thay đổi theo biến động giá cả thị trường. Trước năm 2000 suất đầu tư là 2,5 triệu đồng/ha; đến năm 2003 được điều chỉnh lên 4 triệu đồng/ha, năm 2008 điều chỉnh lên 6 triệu đ/ha. Suất đầu tư thấp làm cho giá nhân công quá rẻ so với giá cả thị trường. Từ đó xảy ra mâu thuẫn giữa yêu cầu chất lượng rừng trồng phải cao với giá nhân công quá thấp, vì vậy ở hầu hết các Ban quản lý người dân không thể thực hiện theo đúng thiết kế trồng rừng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rừng trồng. Với giá nhân công không đủ bù đắp sức lao động bỏ ra của người trồng rừng thì Dự án 661 chưa thực sự thu hút được người dân tham gia, ở nhiều nơi người dân chỉ tham gia Dự án khi họ không có việc gì khác.
Theo đánh giá của người dân và các cán bộ lâm nghiệp địa phương thì suất đầu tư như vậy là quá thấp, không phù hợp với tình hình thực tế vì giá cả
các mặt hàng khác tăng lên hàng năm, trong khi đó các chính sách của nhà nước lại ít thay đổi hoặc chậm thay đổi. Lấy ví dụ cụ thể là để trồng 1 ha rừng phòng hộ với mô hình Keo lai và Trám (trồng rừng năm 1), riêng tiền vật tư cây giống đảm bảo mật độ 1.600 cây là:
∑ tiền = (600 + 60) x 770 + (1.000 + 100) x 500 = 1.058.200 đồng/ha (đơn giá cây giống trong QĐ số 964/QĐ-CT ngày 31/3/2004 của UBND tỉnh Phú Thọ).
Trong khi đó, với 660 cây bản địa phải cần 132 kg phân NPK (theo công văn số 20/HC - LN ngày 4/3/2004 của Sở NN & PTNT tỉnh Phú Thọ), có giá 4.600 đồng/kg. Như vậy, vật tư phân bón cũng khoảg 600.000 đồng/ha và tổng vật tư phân bón cho 1 hecta là khoảng 1.658.000/ha. Tổng đầu tư cho 1 ha rừng trồng năm thứ nhất là 2.380.000 (chưa kể chi phí dịch vụ). Như vậy người trồng rừng chỉ nhận khoảng 700.000 ngàn/ha cho việc phát dọn thực bì, đào và lấp hố, trồng dặm, xới, vun gốc và phát chăm sóc, thuốc sâu bảo vệ cây rừng, tiền bảo vệ năm thứ nhất.
Theo kinh nghiệm của người dân và cán bộ lâm nghiệp địa phương để trồng hoàn thiện 1 ha rừng trong năm thứ nhất họ cần từ 120 - 135 công/ha. Như vậy công của người trồng rừng chỉ từ 5.000 - 6.000 đồng/công lao động. Nếu so với giá công lao động hiện nay trên thị trường thì công lao động như vậy là quá thấp và không thể áp dụng được. Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp và trồng cây gỗ quý như trong thông tư liên tịch số 28/1999/TT - LT tháng 3/1999 của Thủ tướng chính phủ là quá thấp, người dân trồng rừng nhưng không có công lao động thì họ sẽ không thiết tha với dự án nữa.
- Vẫn áp dụng chung cùng một suất đầu tư cho tất cả các loại mô hình trên tất cả các dạng lập địa có điều kiện trồng rừng khác nhau. Việc này trái ngược hẳn với thực tiễn sản xuất khi trên những dạng lập địa khác nhau thì
khả năng trồng rừng thành công cũng rất khác nhau, do vậy để đảm bảo trồng rừng thành công ở những nơi có điều kiện lập địa khó khăn như khí hậu khắc nghiệt, độ dốc cao, đất đai thoái hóa, đi lại khó khăn,… thì suất đầu tư cần phải cao hơn so với các nơi khác. Từ thực tế đó, ở nhiều nơi người dân chỉ nhận trồng rừng phòng hô ̣ ở những nơi dễ trồng, còn ở những nơi khó khăn hơn thì rất ít được trồng rừng hoặc có trồng thì khả năng thành rừng cũng rất hạn chế. Chính vì vậy, ở một số nơi đã dẫn đến hiện tượng đất rừng sản xuất lại quy hoạch cho rừng phòng hô ̣ để tranh thủ nguồn vốn của Nhà nước.
- Áp dụng cơ chế khép kín theo quy định từ trên xuống. Việc quy định giá nhân công, vật tư lại được điều chỉnh cho hợp với suất đầu tư đã được đưa ra từ trước. Do đó, việc điều chỉnh giá cả vật tư, nhân công trong các mô hình thường mang tính chủ quan, áp đặt chưa phù hợp với thực tế. Thậm chí việc đào hố trồng cây với kích thước 40x40x40cm, 50x50x50cm hoặc 60x60x60cm lại không phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật mà lại là cơ sở để điều chỉnh cho hợp với tổng suất đầu tư cho 1 ha. Song trên thực tế với giá nhân công quá thấp, người trồng rừng cũng ít khi có thể đào hố trồng cây theo những kích thước trên.
- Nghiệm thu còn quá nặng về thiết kế, ở nhiều nơi dân trồng tuy mật độ không đúng thiết kế nhưng tỷ lệ thành rừng cao, cây trồng phát triển tốt và khả năng phòng hộ của rừng cũng rất tốt vẫn không được nghiệm thu thanh toán. Như vậy, có thể thấy quá trình triển khai từ khâu chọn loài cây đến nghiệm thu vẫn còn mang tính chất áp đặt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ý thức cũng như sự tham gia trồng và bảo vệ rừng trồng của người dân vì những loài cây, mô hình dân thích trồng lúc nào cũng được họ chăm sóc, bảo vệ tốt hơn.
- Chi phí cho nghiệm thu rừng trồng là 20.000 đ/ha là quá ít nên việc nghiệm thu chủ yếu là nghiệm thu khối lượng, nếu nghiệm thu đúng là phải lập các ô đo đếm, đánh giá cây trồng một cách khoa học thì với 20.000 đ/1 ha
là không thể thực hiện được. Hơn nữa, việc giám sát nghiệm thu không chặt chẽ nên khi nghiệm thu nhiều diện tích không đảm bảo theo quy định vẫn được nghiệm thu.
- Lương của cán bộ dự án được trích từ 6 - 8% của dự án, đây là khoản tiền quá ít để có thể làm cho người lao động yên tâm công tác và làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, ở hầu hết các Ban quản lý dự án cơ sở, cán bộ dự án thường phải dựa vào dịch vụ sản xuất cây giống để cải thiện thu nhập. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Ngoài ra công lao động thấp đã không kích thích được người dân và tạo ra tâm lý chán nản cho người trồng rừng, không đảm bảo được tiến độ của dự án. Điều nguy hiểm hơn là khi thấy giá công lao động quá thấp, người dân tìm cách mua cây giống giá rẻ và không đảm bảo chất lượng để giảm chi phí trồng rừng, rút tiền của dự án một cách bất hợp pháp, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng rừng trồng và hiệu quả của dự án.
- Việc áp dụng một cách máy móc các văn bản của trung ương cũng là một tồn tại lớn tại tỉnh Phú Thọ. Suất đầu tư cho 1 ha trong chương trình dự án 661 đã không nhận được một sự hỗ trợ thêm nào về tài chính của tỉnh, tỉnh chỉ áp dụng đúng theo khung giá mà trung ương đã đề ra. Nhìn chung việc hỗ trợ của tỉnh còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của tỉnh nhưng cũng phải thừa nhận rằng sự hỗ trợ này dù ít hay nhiều cũng vô cùng quan trọng trong điều kiện suất đầu tư của chính phủ quá thấp, nó giúp cho hiệu quả của dự án đạt cao hơn rất nhiều.
- Mặc dù hầu hết các diện tích rừng trồng phòng hộ đều trồng trên đất đã giao cho dân nhưng ngoài tiền công lao động ra thì cho đến nay người dân vẫn không được hưởng thêm quyền lợi gì khác. Theo Quyết định số 08/2001/ QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng phòng hô ̣, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì
rừ ng phòng hô ̣ do Nhà nước đầu tư gây trồng được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định với cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo rừng có độ tàn che trên 0,6 sau khi tỉa thưa. Cho đến nay đã có rất nhiều diện tích rừng trồng từ 5 - 9 tuổi có mật độ đủ lớn, cây trồng phòng hộ chính và cây phù trợ phát triển rất tốt nhưng vẫn chưa có hướng dẫn, quyết định nào cho phép người dân được tỉa thưa cây phù trợ. Cục Lâm nghiệp đã có các quyết định, hướng dẫn việc khai thác, tỉa thưa cây trồng trong Dự án 661 nhưng ở nhiều nơi vẫn chưa có các ý kiến chỉ đạo hoặc triển khai theo các hướng dẫn này. Từ năm 2006, tỉnh bắt đầu triển khai trồng rừng sản xuất và nhận được sự tham gia mạnh mẽ, nhiệt tình của người dân, từ đó cho thấy rằng để người dân tham gia tốt công tác trồng rừng thì quyền lợi của người dân là rất quan trọng.
- Sau khi kết thúc thời gian trồng và chăm sóc rừng, diện tích rừng được giao lại cho xã và dân bảo vệ, Ban quản lý dự án 661 không có quyền và trách nhiệm nhiệm gì thêm. Trong khi hiện nay theo quy hoạch mới 3 loại rừng của tỉnh thì rất nhiều diện tích rừng phòng hô ̣ đã trồng rừng được chuyển sang rừng sản xuất, khi đó rất khó giữ diện tích cây bản địa quý hiếm, có giá trị vừa mới trồng được.
- Vốn cấp phát cho các đơn vị còn chậm, hàng năm quý II mới có thông báo kinh phí cho nên công việc trồng rừng không kịp tiến độ, nhiều đơn vị phải điều chỉnh lại kế hoạch do không có vốn để thực thi. Theo quy định thì vốn đầu tư được ứng trước một phần nhưng trong thực tế chỉ đến khi nghiệm thu xong các Ban quản lý dự án cơ sở mới được cấp phát vốn.
Theo người dân và cán bộ lâm nghiệp địa phương thì việc quản lý và cấp phát vốn trong dự án 5 triệu ha rừng còn có nhiều bất cập. Kho bạc nhà nước chỉ cấp tạm ứng 30% kế hoạch vốn năm cho chủ đầu tư cho cả hai hạng mục là lâm sinh và hạ tầng cơ sở là không hợp lý. Việc xây dựng cơ sở hạ
tầng thì có thể tạm ứng với mức 30% nhưng đối với vốn trồng mới rừng và khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung thì không thể áp dụng được. Các năm trước chủ đầu tư thường thiếu vốn do tạm ứng quá thấp, theo mức tạm ứng của nhà nước thì trồng mới rừng chỉ được tạm ứng khoảng 800.000 đồng/ha, số tiền này chỉ bằng khoảng 1/2 lượng tiền phải đầu tư ban đầu cho 1ha rừng. Thiếu vốn gây nên tình trạng chậm tiến độ trong trồng rừng, mua phải vật tư kém chất lượng và hậu quả là chất lượng của rừng bị giảm sút, hiệu quả của dự án thấp.
Trên thực tế, việc tiếp cận thị trường không phải là khó khăn, người dân bằng cách này hay cách khác vẫn tiếp cận được thị trường tiêu thụ nhưng phải trải qua các khâu mua bán trung gian, làm cho chi phí vận tải và tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ lệ rất cao nên thu nhập của người chủ rừng rất thấp, thường từ 25 - 35% giá bán tại nơi thu mua gốc.
Chính phủ cho phép người trồng rừng được hưởng lợi từ các sản phẩm nông nghiệp xen canh, lâm sản ngoài gỗ nhưng trên thực tế do thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học, thiếu thông tin thị trường… Hơn nữa Nhà nước cũng không định hướng xem ở tỉnh này thì nên xen canh cây gì hoặc lập các nhà máy chế biến các sản phẩm xen canh, các lâm sản ngoài gỗ tại địa phương nhằm tránh hiện tượng mua đi bán lại làm giảm giá trị sản phẩm của chủ rừng. Mặt khác, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp xen canh là rất khó khăn trên diện tích nhận khoán vì nếu nhận được vùng đất dinh dưỡng thì cây rừng đa phần là cây mọc nhanh và được xem là cây trồng chính nên cây xen canh bên dưới sẽ thiếu ánh sáng và bị lấn át không sinh trưởng được, nếu nhận được vùng đất khô cằn và nghèo dinh dưỡng thì cây rừng cũng đã khó phát triển huống hồ là cây xen canh. Như vậy, việc hưởng lợi từ cây phù trợ là tương đối ít, người trồng rừng chủ yếu chỉ nhận được kinh phí hỗ trợ công bảo vệ rừng mỗi năm là 50.000 đồng/năm (hiện nay là 100.000 đồng/năm).
Các chính sách này hiện nay chỉ phù hợp với những vùng có thể trồng các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ mà thị trường đang có nhu cầu, với Phú Thọ là các sản phẩm như tre, nứa cho công nghiệp giấy, các loài cây dược liệu và củi gỗ. Còn với những vùng đất đai nghèo kiệt, không có sản phẩm hưởng lợi phù trợ hoặc địa hình và giao thông quá bất tiện cho việc giao lưu, buôn bán thì sản phẩm hưởng lợi được định giá bằng tiền coi như không đáng kể. Điều này khiến người dân lo ngại khi nhận giao khoán những diện tích thuộc vùng sâu vùng xa nên khả năng triển khai dự án trên diện rộng là khá khó khăn.