Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 38 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Đặc điểm dân tộc - dân số và lao động

3.2.1.1. Dân tộc

Quảng Ninh có 8 dân tộc chung sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 97%, Tày 0,52%, Dao 0,3%, các dân tộc khác như: Hoa, Sán Dìu, Nùng, Mường ... chiếm 2,18%.

3.2.1.2. Dân số

Có 10 huyện, thị xã và 4 thành phố với 184 xã, phường, thị trấn. Tổng dân số là 1.081.363 người.

- Dân số nông thôn và nông nghiệp chiếm 37%, trên địa bàn lâm nghiệp có 130/184 xã, phường, dân số 400.000 người với 104.683 hộ.

- Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh 183 người/km2 song dân số phân bố không đều lại tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn, ven đường giao thông.

- Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn tỉnh 1,02%. Cao nhất ở các huyện có nhiều dân tộc ít người như: Ba Chẽ 1,66%, Bình Liêu 1,64%, các thành phố và thị xã như: Uông Bí chỉ đạt (0,89%), Cẩm Phả (0,77%), thành phố Hạ Long (0,96%) ...

3.2.1.3. Lao động

Tổng số lao động trong tỉnh 398.762 người chiếm 36,9% dân số, trong đó: lao động nông- lâm - ngư nghiệp 209.366 người, chiếm 52,5%. Trên địa bàn đất lâm nghiệp, lao động nông lâm nghiệp là chủ yếu.

Trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nghề trồng trọt, đây là lực lượng lao động rất lớn, ngoài sản xuất nông nghiệp có thể tham gia phát triển lâm nghiệp xã hội, trong đó có trồng rừng, nông lâm kết hợp, khoanh nuôi tái sinh rừng ...

3.2.2. Thực trạng kinh tế chung của tỉnh

Những năm qua Quảng Ninh đã phát huy lợi thế tiềm năng cho phát triển, kết quả đạt được: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 12,7%/năm, năm 2011 đạt 12,1%. So với năm 2005, quy mô kinh tế (theo giá so sánh) năm 2011 gấp 205 lần; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2011 đạt 2.264 USD, gấp 3,1 lần. Tổng thu ngan sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 5 năm 2005 - 2010 tăng bình quân 35,16%/năm; năm 2011 cao nhất từ trước tới nay và đứng thứ 5 toàn quốc. Tổng GDP toàn tỉnh đạt trên 29.000 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng; năm 2011.

- Ngành nông nghiệp: 5,11 % GDP - Ngành công nghiệp: 53,8%% GDP. - Ngành du lịch, dịch vụ: 4,06 % GDP.

Từ cơ cấu giá trị sản xuất cho thấy: Quảng Ninh có cơ cấu kinh tế phản ánh là tỉnh công nghiệp và dịch vụ.

- Nhìn chung kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến và đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng của cả nước. Tuy nhiên thực trạng kinh tế của đồng bào các dân tộc vùng đất lâm nghiệp nhất là ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giao thông

Quảng Ninh có hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường sắt khá thuận lợi song lại tập trung chủ yếu cho thành phố Hạ Long và các huyện thị dọc đường 18 từ Đông Triều đến Móng Cái. Các huyện, xã ở vùng núi hải đảo mật độ đường giao thông còn thấp chỉ đạt 0,2 km/km2

3.2.3.2. Thuỷ lợi

Hệ thống các công trình thuỷ lợi hiện có khoảng 80% theo yêu cầu của tỉnh, một số các công trình được đầu tư lớn như đập Yên Lập, Tràng Vinh, Đầm Hà Động, các đập: Khe Chè, Ao Châu ... Một số công trình khác còn tạm thời, nhiều công trình đang bị xuống cấp do vậy năng lực của các công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho diện tích canh tác đất nông nghiệp.

3.2.3.3. Giáo dục

- Thực trạng trường phổ thông đã xây dựng cho các xã trong toàn tỉnh là 181/189 phường xã.

- Kết quả thực hiện chương trình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong tỉnh đến nay đã có 189/189 xã phường đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; 110/189 số xã phường đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường đã dần được hoàn thiện, trình độ dân trí ngày được cao hơn. Tuy nhiên trình độ dân trí ở một số xã vùng cao vẫn còn thấp kém.

3.2.3.4. Y tế.

Cho đến nay cơ sở y tế trong toàn tỉnh đã dần được hoàn thiện, 100% số xã có trạm y tế, các huyện thị xã, thành phố đều có cơ sở bệnh viện công lập.

Hoạt động khám chữa bệnh cũng được nâng cao, cho đến nay đã có 12 bác sỹ/1 vạn dân; 32 giường bệnh/1 vạn dân.

Tóm lại: hiện trạng cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội tỉnh Quảng Ninh khá phát triển song chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và vùng thấp. Vùng núi và hải đảo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp.

* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh

- Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế động lực phía Bắc của Việt Nam, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt Quảng Ninh có cửa khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực qua vùng biển. Đây là lợi thế quan trọng để giao lưu kinh tế hàng hoá, văn hoá, xã hội với cả nước và quốc tế.

- Có diện tỷ lệ đất lâm nghiệp cao (70%), phần lớn dân cư gắn bó với rừng và đất lâm nghiệp, có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong trồng rừng, bảo vệ rừng, xây dựng trại rừng, vườn rừng. Những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh, các ngành có liên quan, sự chuyển đổi nhận thức của nhân dân nên công tác trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trồng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, trồng cây đặc sản và phát triển kinh tế vườn đã thu được những hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)