Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng ngành lâm nghiệp
3.3.2. Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp
3.3.2.1. Hiện trạng tổ chức quản lý lâm nghiệp a/ Quản lý Nhà nước
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý Nhà nước ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chi cục phát triển lâm nghiệp là đơn vị trực thuộc sở thực hiện các chương trình phát triển lâm nghiệp của tỉnh.
- Các huyện thị, thành phố có cán bộ phụ trách lâm nghiệp như: Phòng kinh tế, riêng huyện Đông Triều là Hạt kiểm lâm.
- Chi cục kiểm lâm là cơ quan có chức năng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
b/ Tổ chức rừng
Quảng Ninh có 433.366 ha đất lâm nghiệp, chiếm 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được chia ra 3 loại rừng.
+ Rừng phòng hộ có diện tích 164.250,6 ha, chiếm 37,9% diện tích đất lâm nghiệp được chia ra :
- Rừng phòng hộ đầu nguồn sông, hồ. - Rừng phòng hộ ven biển.
+ Rừng đặc dụng: tổng diện tích 30.387 ha chiếm 7.01% đất lâm nghiệp, bao gồm 7 khu rừng: Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn Kỳ Thượng; vườn quốc gia Bái Tử Long; Rừng văn hoá di tích lịch sử cảnh quan môi trường Yên Tử; rừng văn hoá lịch sử Yên Lập; hai khu rừng bảo vệ cảnh quan môi trường thành phố Hạ Long thuộc 2 phường Tuần Châu và Bãi Cháy; khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học thành phố Hạ Long
+ Rừng sản xuất: Tổng diện tích 238.729 ha, chiếm 55,1% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng sản xuất có diện tích lớn bao gồm nhiều chủ quản lý, phân bố hầu hết trên các huyện, thị.
Nhìn chung, các khu rừng phòng hộ đã được nhà nước phê duyệt nhưng đến nay mới chỉ có 3 ban quản lý rừng phòng hộ đang hoạt động đó là: Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Lập thuộc huyện Hoành Bồ, ban quản lý trúc Bài Sơn thuộc huyện Hải Hà, ban quản lý rừng phòng hộ Móng Cái thuộc thành phố Móng Cái. Các khu rừng đặc dụng trong tỉnh hầu hết đã có ban quản lý.
c/ Các đơn vị doanh nghiệp lâm nghiệp
Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp đang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp Nhà nước là: Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Đông Triều, Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Uông Bí, Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Hoành Bồ, Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Cẩm Phả, Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Kế Bào, Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Ba Chẽ, Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Tiên Yên, Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Bình Liêu.
3.3.2.2. Kết quả sản xuất lâm nghiệp. a/ Quản lý bảo vệ rừng.
Công tác quản lý bảo vệ rừng được UBND tỉnh và ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Chi cục kiểm lâm có hệ thống quản lý
bảo vệ rừng từ tỉnh, huyện, xã đến các tiểu khu rừng. Vì thế thời gian qua công tác quản lý bảo vệ rừng đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Nạn khai thác lâm sản trái phép, nạn cháy rừng đã giảm đáng kể. Nhờ vậy diện tích rừng tự nhiên ngày càng tăng. Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng ngày càng phát huy có hiệu quả. Theo số liệu thống kê năm 2012 của tỉnh thì :
Năm 2005 khoanh nuôi, bảo vệ được 46.900 ha.. Năm 2011 khoanh nuôi, bảo vệ được 32.703 ha.
Tuy vậy, do nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho công tác bảo vệ rừng thấp (50.000đ/ha- 100.000đ/ha) do đó chưa hấp dẫn người dân tham gia, nhất là ở các huyện thị rừng không tập trung, manh mún.
b/ Trồng rừng.
Từ năm 2005 đến nay, bình quân hàng năm tỉnh Quảng Ninh trồng rừng tập trung đạt 8.000 đến 10.000 ha, năm 2005 trồng 8.400 ha, năm 2011 trồng 11.950 ha trong đó trồng mới 8.188 ha, trồng lại rừng sau khai thác 3.762 ha. Loài cây trồng cây lấy gỗ gồm Keo, Bạch đàn, loài lấy nhựa, tinh dầu gồm: Thông nhựa, Quế, Hồi, Sở, Trẩu, loài cây trồng là cây ăn quả gồm: vải, nhãn, na, xoài, cam, quýt ...
Trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đã trồng được 1 triệu đến 1,2 triệu cây phân tán, tương đương với 500 600 ha.
c/ Khai thác rừng.
+ Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng.
Trên địa bàn tỉnh hàng năm bình quân đạt trên 4.000 m3. Năm 2005 đạt 4.300 m3, năm 2011 đạt 251.171 m3.
- Tre nứa, luồng: lượng khai thác chế biến có chiều hướng giảm. Từ năm 2003 - 2005, bình quân hàng năm khai thác 11.500.000 cây, từ năm 2006 - 2011 chỉ còn 7 đến 8 triệu cây.
- Khai thác và thu mua nhựa thông năm 2011 là 13.004 tấn, trong đó khai thác trong tỉnh 1.804 tấn, thu mua từ các địa phương khác 11.200 tấn
- Quế bình quân hàng năm từ 250 - 300 tấn. - Hồi bình quân hàng năm 150 - 200 tấn.
d/ Chế biến lâm sản.
Hàng năm tỉnh Quảng Ninh chế biến từ 280 - 330 tấn dầu thông và hàng chục ngàn sản phẩm đồ gỗ gia dụng.
e/ Giao đất khoán rừng.
Từ những năm 2000 đến nay, các Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghệp trên địa bàn tỉnh đã được giao hết đất lâm nghiệp với diện tích 213.487 ha. Đối với các hộ gia đình đã giao được 106.701 ha, tính đến cuối năm 2006 chính quyền các địa phương đã cấp và đổi giấy chứng nhận QSDĐ cho 24.915 hộ với diện tích 62.421 ha, số còn lại các địa phương tiến hành rà soát và cấp đổi lại trong thời gian tới.
Tóm lại, công tác giao đất do nhiều đơn vị thực hiện nên việc phối hợp thiếu đồng bộ còn gây khó khăn cho các chủ sử dụng, đại bộ phận đất rừng giao cho các chủ doanh nghiệp không có dự án hoặc đầu tư vì vậy hầu như rừng và đất rừng chưa được tác động dẫn đến chất lượng rừng đã giao ngày càng suy giảm về chất lượng.