Bước 1: Xác định nhu cầu của nông dân
- Để xác định nhu cầu của nông dân một cách chính xác và đầy đủ thì phải thông qua điều tra PRA (điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân), trong quá trình điều tra phải tìm hiểu được các nội dung sau;
+ Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội, phong tục tập quán ,...xác định được thực trạng về sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
+ Xác định được những thuận lợi, khó khăn của địa điểm điều tra (thôn bản). + Xác định được nhu cầu của người dân tại địa phương.
+ Đề xuất được các biện pháp thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương đó.
Khi không có điều kiện tổ chức PRA thì có thể xác định nhu cầu của người dân thông qua các cuộc họp thôn bản. Nhưng các nội dung nêu trên cần phải thực hiện đảm bảo chính xác, đầy đủ. (công việc này thường được thực hiện vào tháng 7,8 của năm trước)
Bước 2: Xây dựng kế hoạch
Sau khi xác định nhu cầu của nông dân thì lập kế hoạch thực hiện (Kế hoạch phát triển thôn bản), hay kế hoạch thực hiện các mô hình.
Khi lập kế hoạch phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cái gì làm trước, cái gì làm sau và có đầy đủ các nội dung;
* Nêu rõ mục tiêu cần thực hiện là gì?
- Mục tiêu có thể là định tính, định lượng tránh nêu chung chung.
- Mục tiêu được xác định phải dựa trên những đặc điểm cụ thể của địa phương cũng như mục tiêu của đơn vị đầu tư.
* Nội dung của bản kế hoạch.
- Nội dung của bản kế hoạch phải được liệt kê một cách chính xác đầy đủ. - Nội dung phải được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể (Ví dụ: Nội dung tập huấn cụ thể loài cây gì, chứ không phải nêu chung chung là tập huấn kỹ thuật)
- Nội dung thực hiện cần phải dựa vào mục tiêu để xây dựng, phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, việc gì thực hiện trước, việc gì thưc hiện sau;
* Quy mô, số hộ tham gia.
Bản kế hoạch phải thể hiện được quy mô, số hộ tham gia mô hình. Dựa vào điều kiện thực tế tại địa phương như quỹ đất, nguồn lao động đặc biệt là điều kiện kinh tế của người dân đóng góp phần kinh phí đối ứng thực hiện mô hình khuyến lâm. Từ đó xây dựng quy mô và số người tham gia cho phù hợp.
* Thời gian và địa điểm thực hiện.
kế hoạch, tránh nêu chung chung để việc triển khai, kiểm tra được tiến hành thuận lợi tránh sự chồng chéo.
* Kinh phí thực hiện:
- Nguồn kinh phí thực hiện phải được tính toán, chuẩn bị đầy đủ bao gồm cả nguồn kinh phí dự phòng.
- Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn nào, phải ghi rõ nguồn nào do người tham gia hưởng lợi đóng góp, phần nào do chương trình hỗ trợ.
Bước 3: Duyệt kế hoạch.
- Kế hoạch hoạt động khuyến lâm được phòng Nông nghiệp & PTNT huyện tổng hợp từ kế hoạch hoạt động thôn bản (kế hoạch hoạt động thôn bản được gửi lên phòng Nông nghiệp & PTNT huyện) xem xét nội dung, căn cứ vào điều kiện của phòng, định hướng của huyện, của Trung tâm khuyến nông tỉnh, quy hoạch của ngành xây dựng triển khai các bước tiếp theo.
- Khi bản kế hoạch được duyệt, Trung tâm khuyến nông tiến hành thẩm định lại. Khi thẩm định kế hoạch phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra thì mới triển khai đi vào thực hiện.
Bước 4: Tổ chức thực hiện
* Họp cộng đồng:
Khi bản kế hoạch được lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thiến hành họp cộng đồng. Mục đích họp công đồng nhằm
- Thông báo lại kết quả của bản kế hoạch đã được phê duyệt. Mục đích nhằm thông báo lại những gì mà bản kế hoạch của người dân được chấp thuận về nội dung, kinh phí thực hiện có gì thay đổi và thay đổi như thế nào, khi thực hiện sẽ phải tiến hành ra sao...
- Thông báo các cơ chế chính sách liên quan đến việc thực hiện kế hoạch: đây là nội dung rất quan trọng bởi vì các cơ chế chính sách được phê duyệt, chấp thuận liên quan mật thiết đến việc thành công của mô hình, người
dân có chấp thuận các cơ chế này không và người dân có khả năng tham gia đóng góp những phần kinh phí được không, .... mặt khác việc thông báo các cơ chế chính sách đến người dân để họ biết rõ họ được hưởng lợi những gì và trách nhiệm của họ phải thực hiện ra làm sao.
* Tổ chức cho các thành viên đăng ký thực hiện
Việc tổ chức cho các thành viên đăng ký thực hiện nhằm
- Tổ chức cho các hộ đăng ký tham gia mô hình, cần vận động, giải thích để người dân nắm rõ các cơ chế chính sách, vận dụng với các điều kiện của gia đình, bàn bạc với gia đình và vận động các thành viên trong gia đình ủng hộ, đồng thuận. Qua đó nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia.
- Thẩm định, chọn hộ tham gia thực hiện mô hình đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của mô hình, lập danh sách chính thức các hộ tham gia.
* Tổ chức triển khai
Tổ chức triển khai, sau khi tiến hành đầy đủ các bước trên thì mới tiến hành vào nội dung chính của bản kế hoạch.
- Tập huấn kỹ thuật: Đây là bước đầu tiên của việc thực hiện mô hình và cũng là phần quan trọng nhất. Việc tập huấn kỹ thuật giúp người dân có cơ sở tiếp thu những kiến thức mới và cũng qua việc tập huấn họ chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trong khâu tập huấn cần quan tâm đến đối tượng được tập huấn phải là người trực tiếp triển khai mô hình.
- Chuẩn bị đất, cuốc hố: đây là khâu quan trọng, nếu cán bộ giám sát kỹ thuật thiếu kiểm tra, hướng dẫn, người dân có thể làm không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng cây rừng trong mô hình sau này.
- Cấp phát vật tư, cây giống: Sau khi các hộ đã được tập huấn, chuẩn bị đất đơn vị triển khai tiến hành mua và cấp phát vật tư, cây giống. Trong quá trình cấp phát cây giống cần chọn thời điểm thích hợp về thời tiết cũng như địa điểm tạo điều kiện để người dân có thể triển khai trồng rừng được ngay.
- Tổ chức thăm quan học tập: Đây là khâu quan trọng góp phần cho việc thành công của mô hình, cũng như tính nhân rộng sau này. Người dân được thăm quan học tập có thể là người tham gia mô hình tham quan các mô hình đã thành công để học tập kinh nghiệm, có thể là các hộ không tham gia mô hình tham quan để có thể tham gia mô hình hoặc nhân rộng mô hình vào những năm tiếp theo.
Đây là nội dung cần được thực hiện sau khi tiến hành tập huấn kỹ thuật bởi vì thông qua việc tham quan học tập kinh nghiệm, người dân có thể rút ra được những bài học bổ ích vận dụng vào thực tế địa phương của gia đình mình.
Đối với yêu cầu của một số mô hình thăm quan chéo thì cần tiến hành muộn hơn bởi vì mục đích lúc này là tạo điều kiện cho các hộ trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình xem xét, so sánh kết quả của nhau cái gì tốt, cái gì xấu cần phải được khắc phục…
- Trong quá trình thực hiện mô hình khuyến lâm một yêu cầu đặt ra với nông dân là phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy trình kỹ thuật đã đề ra. Một số nơi người dân tham gia mô hình thực hiện không đúng theo hướng dẫn như việc bón phân cho cây trồng không đúng thời điểm, đúng liều lượng (thường bón ít) thậm chí có không ít người sử dụng phân bón của mô hình bón cho cây nông nghiệp ngắn ngày dẫn đến kết quả đạt được nhưng không cao đặc biệt về năng suất cây trồng.
Bước 5: Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch
Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình phải được tiến hành thường xuyên bởi vì các mô hình thường là các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới do vậy người dân rất cần sự chỉ đạo nhiệt tình, thường xuyên của cán bộ khuyến nông, giúp họ giải quyết những thắc mắc, vướng mắc trong khi thực hiện mô hình. Việc kiểm tra giám sát thực hiện mô hình nhằm:
- Các hộ dân có thực hiện theo đúng các yêu cầu quy trình kỹ thuật đặt ra hay không? Từ công tác chuẩn bị cho đến khi thực hiện về mặt thời gian có đúng không? Lượng vật tư phân bón sử dụng có đúng mục đích hay không? Như quá trình xử lý thực bì, cuốc lấp hố, trồng rừng, chăm sóc, bón phân, nuôi dưỡng có đúng theo quy trình kỹ thuật hay không?...
- Giải quyết kịp thời các thắc mắc của người dân khi tham gia chương trình: Như đã trình bày ở phần trên các mô hình thường là các kỹ thuật mới do vậy người dân rất cần sự chỉ đạo của cán bộ để giải thích những thắc mắc của họ, giúp họ tin tưởng hơn vào kết quả thực hiện của mình, ngoài ra cán bộ chỉ đạo cũng cần có sự động viên khích lệ của người dân tham gia mô hình để họ nhiệt tình hơn trong công việc.
- Việc kiểm tra còn nhằm mục đích thu thập những số liệu, thông tin đầy đủ chính xác về việc thực hiện mô hình để báo cáo lên cấp trên cũng như ghi chép đầy đủ các diễn biến của việc thực hiện mô hình phục vụ cho việc báo cáo tổng kết đánh giá.
Bước 6: Tổ chức hội thảo đánh giá nhân ra diện rộng
Tổ chức hội thảo đánh giá, nhân ra diện rộng: Tổ chức hội thảo đánh giá là việc làm quan trọng và cần thiết khi thực hiện một mô hình khuyến lâm bởi vì nếu không có đánh giá tổng kết thì không giúp cho người dân cũng như cán bộ khuyến nông các cấp, nắm bắt đầy đủ các thông tin nhất trong quá trình thực hiện cũng như kết quả của mô hình ra làm sao, cần tiếp tục thực hiện mô hình nữa hay không…Cụ thể việc tổ chức hội thảo đánh giá nhằm:
- Đánh giá kết quả thực hiện mô hình: Những mặt mạnh, mặt yếu.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình triển khai thực hiện và xây dựng kế hoạch nhân rộng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. Các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG triển khai ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là 3 loài cây trên, chưa thấy nhiều mô hình trồng loài cây khác. Ngoài ra các mô hình trồng rừng nguyên liệu, mô hình cải tạo rừng tự nhiên, nông lâm kết hợp chưa thấy có.
2. Phương pháp và các bước xây dựng mô hình khuyến lâm là tương đối đồng nhất bao gồm: Điều tra khảo sát; Chọn hộ; Lập kế hoạch; Tập huấn; Thăm quan học tập; Xây dựng mô hình; Giám sát đánh giá và nhân rộng mô hình. Có sự tham gia của người dân, nhưng kết quả của các nội dung hoạt động không giống nhau do thời gian, trình độ, trách nhiệm của cán bộ thực hiện.
3. Các mô hình khảo sát, đánh giá 100% đúng với kế hoạch xây dựng (về mặt diện tích) các biện pháp kỹ thuật khuyến cáo cơ bản đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật xây dựng mô hình.
Về chất lượng.
- Cây Mây nếp được trồng tại các huyện Hải Hà, Bình Liêu, Hoành Bồ, và Ba Chẽ đánh giá chung là cây sinh trưởng tốt, sau 3 - 4 năm trồng có từ 5 – 8 cây/bụi với chiều dài trung bình từ 4,0-6,3 m. Trong mô hình có tới 86-87% khóm sinh trưởng tốt và trung bình, 12-13% khóm sinh trưởng xấu.
- Cây tre Bát độ được đánh giá là cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, sau 3 năm trồng mỗi khóm có trung bình 4 cây/bụi, HVN = 7,2m; D1,3 = 6,5 cm. Trong mô hình có 92% khóm sinh trưởng tốt và trung bình, 8 % khóm sinh trưởng xấu.
- Mô hình Ba kích được trồng ở Ba Chẽ chưa đóng góp được nhiều trong cơ cấu kinh tế hộ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Khả năng chấp nhận của người dân còn rất hạn chế.
4. Các mô hình khuyến lâm đã có tác động tích cực làm thay đổi nhận thức của người dân trong quản lý và phát triển rừng, 100% người được hỏi đều có
nguyện vọng tham gia mô hình khuyến lâm.
5. Trong khuôn khổ đề tài đã phân tích được những thuận lợi, khó khăn trên các lĩnh vực: Điều kiện tự nhiên; Tổ chức; Kỹ thuật; Chính sách; Nguồn lực; Thị trường. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục dựa trên cơ sở phát hiện của công trình. Giúp các nhà quản lý tham khảo xây dựng mô hình khuyến lâm hiệu quả hơn.
2. Kiến nghị
- Cần đầu tư them thời gian để đánh giá sâu hơn hiệu quả của các mô hình. - Cần tiếp tục nghiên cứu so sánh hiệu quả và phương thức trồng ở mỗi mô hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đào Xuân Ánh (2008), “Nhân Festival Huế: Nghĩ về chính sách Gia Long khuyến nông”, Tạp chí Việt Nam hương sắc, (Số 12), Tr 1-2.
2. Bách khoa toàn thư Wikipe.
3. Bách khoa toàn thư, Chiếu khuyến nông
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo ngành lâm nghiệp năm 2005 Các chỉ tiêu về Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông 12 năm giai đoạn 1993-2005.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Báo cáo tổng kết tổng kết
Nghị định 56 và triển khai Nghị định 02 của Chính phủ về Khuyến nông.
7. Cổng thông tin điện tử Hà Nam, Lê Hoàn, nhà vua đầu tiên cày tịch điền
8. Nguyễn Chí Hải (1997), Một số vấn đề về nội dung của lịch sử tư tưởng
kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Vũ Thị Lan (2007), Giáo trình khuyến nông lâm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Kim Oanh (2004), “Kinh nghiệm khuyến nông của Trung Quốc”, Bản tin khuyến nông Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (Số 3), tr. 23-25.
11. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2011), Phương pháp khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Lê Sỹ Trung (2010), Đánh giá hiệu quả chuyển giao khoa học kỹ thuật
của các mô hình khuyến lâm, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
13. Hà Thanh Tùng (2010), Báo cáo tổ chức hoạt động khuyến nông của Nhật Bản, Hội thảo của tổ chức JCA Nhật Bản, Hà Nội.
14. Hà Thanh Tùng (2011), Báo cáo tổ chức hoạt động khuyến nông một số
nước ASEAN, Hội thảo của tổ chức JCA Nhật Bản, Hà Nội.
15. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Niên giám thống kê năm 2011, tỉnh Quảng Ninh
Tiếng Anh
16. Alfred Charles True (1928), A histrory of agricultural extension work in
the United State, United States government printing office Washington,
Washington.
Website
17. http://www.forestry.gov.uk/forestry/CMON-4UUM6R 18. http://www.dephut.go.id/informasi/pusluh/feag.htm 19. http://en.wikipedia.org/wiki/Forestry_in_India