Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá tác động của một số mô hình Mây nếp, tre Bát độ, Ba kích tạ
4.3.1. Tác động về xã hội
4.3.1.1. Tác động tới nhận thức
Mô hình trình diễn khuyến lâm với mục đích chính là nơi để trình diễn cho người dân thấy những tiến bộ kỹ thuật, giống mới, qua đó hướng dẫn người dân làm theo. Trong giai đoạn 2006-2011, các mô hình khuyến lâm tại Quảng Ninh đã phần nào nâng cao nhận thức của người dân. Chi tiết về nâng cao nhận thức trong bảng 4.8
Bảng 4.8 Nhận thức của người dân khi có mô hình khuyến lâm Chỉ tiêu đánh giá
Số người điều tra (100
người) Ghi chú Đồng ý %
Hiểu được quyền và trách
nhiệm tham gia mô hình 82 82
Hiểu biết về kỹ thuật trồng rừng và bảo vệ rừng...
- Mô hình KN 67 67
- Dự án LN tại địa phương 25 25
- Tự tìm hiểu từ nguồn
khác 7 7
- Không biết 1 1
Muốn tham gia dự án 100 100
Có được kiến thức kỹ thuật trong trồng
-Tre Bát độ 89 89
- Ba kích 65 65
- Mây nếp 78 78
Lựa chọn loài cây khi tham gia mô hình Nhà nước đầu tư
-Tre Bát độ 92 92
- Ba kích 56 56
- Mây nếp 75 75
Lựa chọn loài cây LSNG gì khi tự nhân rộng?
Người dân tự đầu
tư
-Tre Bát độ 90 90
- Ba kích 50 50
Tại 10 mô hình khảo sát đã có 242 hộ tham gia lớp tập huấn kỹ thuật, 242 lượt người đến thăm quan học tập, 292 lượt người đến dự hội thảo tổng kết mô hình. Bên cạnh công tác tập huấn, các đơn vị cũng đã chú trọng đến hoạt động thông tin tuyên truyền.
Hình 4.14. Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình
Trên cơ sở kết quả điều tra 100 người tham gia xây dựng mô hình, ở tại khu vực có mô hình trình diễn, kết quả cho thấy vai trò của các xây dựng mô hình khuyến lâm với việc nâng cao nhận thức như sau:
- Người dân đã nắm được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia mô hình với tỷ lệ 82% người được hỏi. Điều đó được thể hiện rõ hơn 100% người được điều tra có nguyện vọng tham gia mô hình. Tuy nhiên, đối với mô hình cụ thể thì tỷ lệ người dân được hỏi tập trung vào mô hình Tre Bát Độ là 92% và sau đó là Mây nếp với 75%, đứng thứ ba là mô hình Ba Kích 56%.
- Nếu để người dân tự đầu tư nhân rộng mô hình thì tỷ lệ này thấp hơn nhu cầu tham gia mô hình do Nhà nước đầu tư, điều này nói lên người dân vẫn có tư tưởng trông chờ đầu tư của Nhà nước, chưa thực sự mạnh dạn đầu tư.
4.3.1.2. Nhân rộng mô hình
Trên các mô hình điều tra đã có 242 lượt người đến thăm quan học tập, 292 lượt người đến dự hội thảo tổng kết mô hình và 211 hộ tự bỏ vốn gây trồng được 188 ha cây trồng trong 3 loài LSNG trên, chủ yếu là nhân rộng trồng cây Tre Bát độ 104/188ha, sau đó là đến loài Mây nếp 67/188ha, còn lại là cây Ba kích 17ha. Số liệu về ảnh hưởng của mô hình khuyến lâm đến nhận thức và nhân rộng mô hình được thể hiện trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Nhân rộng mô hình khuyến lâm
Tên mô hình Địa điểm
Triển khai mô hình Nhân rộng
Diện tích (ha) Số hộ tham gia (người) Tham quan đầu bờ (người) Hội thảo tổng kết Diện tích (ha) Số hộ (người) Trồng rừng thâm canh cây Tre Bát Độ
Xã Vạn Yên huyện Vân
Đồn
20 26 26 31 22 25
Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp
Xã Quảng Sơn huyện Hải Hà)
19 19 19 24 16 16
Trồng rừng thâm canh cây Tre Bát Độ
Xã Thanh Lâm huyện Cô Tô 18 23 23 28 20 22 Trồng thâm canh cây Ba kích Xã Thanh sơn huyện Ba Chẽ 16 30 30 35 17 20 Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp
Xã Đồng Văn huyện Bình
Liêu
20 21 21 26 18 20
Tên mô hình Địa điểm
Triển khai mô hình Nhân rộng
Diện tích (ha) Số hộ tham gia (người) Tham quan đầu bờ (người) Hội thảo tổng kết Diện tích (ha) Số hộ (người) canh cây Tre Bát Độ Dương huyện
Hải Hà Trồng rừng thâm
canh cây Mây nếp
Xã Nam Sơn
huyện Ba Chẽ 19 20 20 25 15 16
Trồng rừng thâm canh cây Tre Bát Độ
Xã Vĩnh Thực thị xã Móng
Cái
20 25 25 30 25 27
Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp
Xã Đồng Lâm huyện Hoành
Bồ
21 23 23 28 18 20
Trồng rừng thâm canh cây Tre Bát Độ
Xã Tân Việt huyện Đông
Triều
22 30 30 35 21 25
Tổng 194 242 242 292 188 211
Từ thực tiễn cho thấy Tre Bát Độ là loài cây sinh trưởng nhanh, thích nghi ở nhiều điều kiện đất đai khác nhau, thị trường tiêu thụ măng khá ổn định, có thể trồng làm rừng nguyên liệu ...vì vậy mô hình trồng Tre Bát Độ được nhiều người dân nhân rộng.
Mây nếp khả năng nhân rộng ở mức trung bình, thực tế mới có một số hộ gây trồng nhưng chủ yếu là tận dụng trồng ở vườn nhà làm hàng rào, với mục đích rào vườn.
tiêu thụ không ổn định, năng suất thấp, chất lượng củ kém, giá thành hạ, nên người dân không chú trọng phát triển loài cây này.