Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận
Hoạt động khuyến lâm là rất cần thiết, đặc biệt đối với một quốc gia có 3/4 diện tích là đồi núi và một bộ phận không nhỏ dân cư sống phụ thuộc vào rừng như nước ta. Tuy nhiên, hiệu quả của một mô hình khuyến lâm được đưa ra phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhiều mô hình khuyến lâm đưa ra được hưởng ứng rất nhiệt tình của người dân nhưng cũng có những mô hình tỏ ra không phù hợp. Nguyên nhân không thành công có thể do chất lượng của mô hình mang lại hiệu quả kinh tế kém, do khâu tổ chức thực hiện hoặc do công tác tuyên truyền chưa được thực hiện tốt,… Như vậy, khi đánh giá hiệu quả của mô hình khuyến lâm nhất là mô hình trồng cây LSNG cần phải đánh giá trên quan điểm toàn diện, tổng hợp các yếu tố và đối tượng có liên quan. Để làm được điều này thì cách tiếp cận điều tra từ trên xuống và đánh giá từ dưới lên được thực hiện trong đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có hạn nên quan điểm kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan và tiến hành điều
tra bổ xung những nội dung còn thiếu được thực hiện xuyên suốt trong đề tài. Các nội dung được đánh giá theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ các nội dung đánh giá:
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu
- Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu trên, đề tài kế thừa các nguồn thông tin, số liệu sau:
+ Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh + Các thông tin, tài liệu, báo cáo, nghiệm thu có liên quan tới tình hình thực hiện các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG (Ba kích, Mây nếp, Tre bát độ) ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006- 2011 được thu thập ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh và ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Nội dung đánh giá Bối cảnh Đầu vào Tiến trình Kết quả Tác động, Ảnh hưởng
+ Các văn bản pháp quy có liên quan tới chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở Việt Nam 2006 - 2011.
2.4.2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG ở tỉnh Quảng Ninh , giai đoạn 2006 – 2011
Để đánh giá thực trạng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG (Ba kích, Mây nếp, tre Bát độ) được triển khai tại Quảng Ninh giai đoạn 2006- 2011, đề tài kế thừa số liệu và làm việc với các đơn vị để thu thập những thông tin.
Phương pháp chủ đạo để thu thập những thông tin được đề tài sử dụng là bộ công cụ PRA để điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan và các nguồn thông tin, tài liệu sơ cấp thu thập được. Làm việc với lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để tiến hành làm rõ các vấn đề sau:
- Chủ trương của Đảng, nhà nước và của ngành lâm nghiệp về vấn đề khuyến lâm trong giai đoạn 2006 - 2011 và trong giai đoạn tiếp theo.
- Trong giai đoạn 2006 - 2011 ngành lâm nghiệp đã thực hiện bao nhiêu dự án khuyến lâm? Xây dựng được bao nhiêu mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG? Địa điểm thực hiện các dự án, mô hình khuyến lâm thuộc các tỉnh nào? Quy mô về diện tích, nguồn vốn đầu tư? Loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các mô hình? Đơn vị thực hiện,…
Thông qua đó cần điều tra làm rõ những thuận lợi, khó khăn của ngành khi triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG này? Trong các mô hình khuyến lâm đã xây dựng thì có bao nhiêu mô hình đã được đánh giá là thành công? Người dân địa phương có chấp nhận và nhân rộng các mô hình này không?,…
2.4.2.3. Đánh giá kết quả của một số mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011
Để đánh giá được các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011, đề tài tiến hành lựa chọn các mô hình :
- Mô hình trồng cây Ba kích, mô hình trồng cây Mây nếp, mô hình trồng tre Bát độ.
- Mô hình đánh giá phải nằm trên các địa bàn các huyện khác nhau. - Trên cùng một xã trong huyện, có điều kiện tự nhiên, lập địa giống nhau, tại cùng thời điểm trồng và chăm sóc để so sánh giữa MHKL và mô hình đại trà.
* Đánh giá mô hình:
- Đối với mỗi mô hình đề tài đánh giá khâu tổ chức triển khai thông qua so sánh kế hoạch triển khai và nghiệm thu kết quả về diện tích, tỷ lệ sống, công tác thông tin tuyên truyền và đào tạo tập huấn.
- Để đánh giá tình hình sinh trưởng, đề tài tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính 1,3m, chiều cao vút ngọn của cây, số cây/bụi (Đối với Tre bát độ và Mây nếp), số kg củ (đối với tre Bát độ và Ba kích), mật độ, tỷ lệ sống…
+ Đối với mỗi mô hình trồng thuần loài, đề tài bố trí OTC diện tích 500 m2, trên OTC thu thập các số liệu sinh trưởng, đảm bảo số cây >=30 cây.
+ Đối với các mô hình trồng xen, đề tài đo 30 cây ngẫu nhiên/loài;
+ Đối với mô hình Mây nếp đề tài đo theo băng, đếm số cây/bụi; mô hình tre Bát Độ đếm số cây/bụi.
2.4.2.4.Đánh giá tác động của một số mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG (Ba kích, Mây nếp, Tre bát độ) tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011.
* Tác động về nâng cao độ che phủ của rừng. * Tác động về thu hút sự tham gia của hộ gia đình. * Tác động về nâng cao nhận thức của người dân. * Tạo công ăn việc làm cho người dân.
* Dự báo tác động về kinh tế.
2.4.2.5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG tại tỉnh Quảng Ninh .
Đề tài tiến hành sử dụng mô hình phân tích S.W.O.T (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để tiến hành phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG tại tỉnh Quảng Ninh .
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH.