Xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 93)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác

xây dựng mô hình khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp, làm cơ sở nhân rộng

Qua nghiên cứu khảo sát tình hình triển khai mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011, đề tài có một số đề xuất sau:

4.5.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện hoàn thiện bộ máy khuyến nông

tỉnh Quảng Ninh theo đúng tinh thần nghị định 56/NĐ-CP ngày 26/5/2005 và sửa đổi bổ sung theo nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của chính phủ về khuyến nông. Theo đó tất cả các huyện đều thành lập trạm khuyến nông trực thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc UBND huyện, mỗi xã đều phải có cán bộ khuyến nông viên cơ sở hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

-Tăng cường sự phân cấp trong các hoạt động khuyến nông để phù hợp với nhu cầu sản xuất và thị trường, giảm bớt sự quan liêu thông qua cơ chế phân chia lợi ích và chịu trách nhiệm.

- Tăng cường các hoạt động giám sát có sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Xây dựng hệ thống các chỉ số đánh giá.

- Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần có sự tham gia của người dân, các nhà quản lý, cán bộ khuyến nông và các nhà nghiên cứu. Thiết lập mạng lưới hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đoàn thể, để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí.

4.5.2. Giải pháp về phát triển nguồn lực con người.

- Đào tạo tập huấn phù hợp với bản chất phương pháp tập huấn có sự tham gia và tăng cường năng lực tập huấn của cán bộ khuyến nông.

- Xây dựng và thực hiện kết hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Chú trọng phương pháp và hoạt động đào tạo khuyến nông cho người nghèo, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số và phụ nữ…

- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn ngày trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề cụ thể, cho đội ngũ khuyến nông viên xã, phường, khuyến nông viên thôn bản để có đủ năng lực hướng dẫn và chuyển giao trực tiếp những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nông dân. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ khuyến nông viên cơ sở là nữ.

- Nâng cao năng lực về công tác khuyến lâm cho cán bộ địa bàn để tham gia vào các dự án khuyến lâm.

- Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phương pháp khuyến nông cũng như nghiệp vụ và trình độ tổ chức, giám sát, quản lý các hoạt động khuyến nông.

4.5.3. Giải pháp về kỹ thuật

- Tăng cường cải tiến khoa học skỹ thuật trong các mô hình khuyến lâm, thực hiện phương pháp “Nghiên cứu có sự tham gia của người dân” để gắn kết nghiên cứu với sản xuất, chuyển giao và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật.

- Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật có tính chất đột phá như giống, bảo quản và chế biến nông lâm sản.

- Cần ưu tiên xây dựng mô hình khuyến lâm ở vùng cao (vùng 3), nơi người dân còn nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhằm từng bước thay đổi cách nghĩ cách làm truyền thống, lạc hậu, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Lựa chọn những tiến bộ khoa học, lựa chọn những giống tiến bộ, áp dụng kỹ thuật thâm canh phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau, đúng định hướng của ngành, phù hợp với quy hoạch của địa phương, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người dân nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Làm được như vậy mới kỳ vọng đáp ứng được mục tiêu nhân rộng mô hình.

- Phải quản lý được công tác giống, tránh sử dụng giống không rõ nguồn gốc, xuất sứ, chất lượng kém, giảm lòng tin trong dân, ảnh hưởng đến tính nhân rộng của mô hình.

4.5.4. Giải pháp về chính sách

- Tăng cường công tác tuyên truyền luật pháp và chính sách về phát triển lâm nghiệp nói chung và khuyến lâm nói riêng cho các cấp lãnh đạo và cộng

đồng, để người dân từng bước thay đổi cách thức quản lý và sử dụng rừng.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến nông phù hợp để khuyến khích, thu hút cán bộ khuyến nông làm việc gắn bó lâu dài và hoạt động ở vùng sâu, vùng xa.

- Tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động khuyến lâm. Viêc xây dựng mô hình khuyến lâm trình diễn cần được tính đúng, tính đủ bao gồm hỗ trợ: 100% giống, vật tư chính, hỗ trợ một phần nhân công trồng và chăm sóc trong 3 năm đầu để đảm bảo việc kiểm tra giám sát mô hình được triển khai đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian.

- Trong cùng một hoạt động, trong cùng một địa phương không nên tồn tại nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện. Ví dụ xây dựng mô hình khuyến lâm theo Trung tâm quốc gia, hỗ trợ 60% cây giống, 40% phân bón. Xây dựng mô hình khuyến lâm do dự án 661 lại hỗ trợ 100% giống, phân bón và một phần nhân công hay xây dựng mô hình khuyến lâm theo quyết định 1620/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh lại hỗ trợ 2 triệu đồng/ ha.

4.5.5. Giải pháp về cách thức triển khai

Bước 1: Xác định nhu cầu của nông dân

- Để xác định nhu cầu của nông dân một cách chính xác và đầy đủ thì phải thông qua điều tra PRA (điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân), trong quá trình điều tra phải tìm hiểu được các nội dung sau;

+ Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội, phong tục tập quán ,...xác định được thực trạng về sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

+ Xác định được những thuận lợi, khó khăn của địa điểm điều tra (thôn bản). + Xác định được nhu cầu của người dân tại địa phương.

+ Đề xuất được các biện pháp thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương đó.

Khi không có điều kiện tổ chức PRA thì có thể xác định nhu cầu của người dân thông qua các cuộc họp thôn bản. Nhưng các nội dung nêu trên cần phải thực hiện đảm bảo chính xác, đầy đủ. (công việc này thường được thực hiện vào tháng 7,8 của năm trước)

Bước 2: Xây dựng kế hoạch

Sau khi xác định nhu cầu của nông dân thì lập kế hoạch thực hiện (Kế hoạch phát triển thôn bản), hay kế hoạch thực hiện các mô hình.

Khi lập kế hoạch phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cái gì làm trước, cái gì làm sau và có đầy đủ các nội dung;

* Nêu rõ mục tiêu cần thực hiện là gì?

- Mục tiêu có thể là định tính, định lượng tránh nêu chung chung.

- Mục tiêu được xác định phải dựa trên những đặc điểm cụ thể của địa phương cũng như mục tiêu của đơn vị đầu tư.

* Nội dung của bản kế hoạch.

- Nội dung của bản kế hoạch phải được liệt kê một cách chính xác đầy đủ. - Nội dung phải được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể (Ví dụ: Nội dung tập huấn cụ thể loài cây gì, chứ không phải nêu chung chung là tập huấn kỹ thuật)

- Nội dung thực hiện cần phải dựa vào mục tiêu để xây dựng, phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, việc gì thực hiện trước, việc gì thưc hiện sau;

* Quy mô, số hộ tham gia.

Bản kế hoạch phải thể hiện được quy mô, số hộ tham gia mô hình. Dựa vào điều kiện thực tế tại địa phương như quỹ đất, nguồn lao động đặc biệt là điều kiện kinh tế của người dân đóng góp phần kinh phí đối ứng thực hiện mô hình khuyến lâm. Từ đó xây dựng quy mô và số người tham gia cho phù hợp.

* Thời gian và địa điểm thực hiện.

kế hoạch, tránh nêu chung chung để việc triển khai, kiểm tra được tiến hành thuận lợi tránh sự chồng chéo.

* Kinh phí thực hiện:

- Nguồn kinh phí thực hiện phải được tính toán, chuẩn bị đầy đủ bao gồm cả nguồn kinh phí dự phòng.

- Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn nào, phải ghi rõ nguồn nào do người tham gia hưởng lợi đóng góp, phần nào do chương trình hỗ trợ.

Bước 3: Duyệt kế hoạch.

- Kế hoạch hoạt động khuyến lâm được phòng Nông nghiệp & PTNT huyện tổng hợp từ kế hoạch hoạt động thôn bản (kế hoạch hoạt động thôn bản được gửi lên phòng Nông nghiệp & PTNT huyện) xem xét nội dung, căn cứ vào điều kiện của phòng, định hướng của huyện, của Trung tâm khuyến nông tỉnh, quy hoạch của ngành xây dựng triển khai các bước tiếp theo.

- Khi bản kế hoạch được duyệt, Trung tâm khuyến nông tiến hành thẩm định lại. Khi thẩm định kế hoạch phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra thì mới triển khai đi vào thực hiện.

Bước 4: Tổ chức thực hiện

* Họp cộng đồng:

Khi bản kế hoạch được lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thiến hành họp cộng đồng. Mục đích họp công đồng nhằm

- Thông báo lại kết quả của bản kế hoạch đã được phê duyệt. Mục đích nhằm thông báo lại những gì mà bản kế hoạch của người dân được chấp thuận về nội dung, kinh phí thực hiện có gì thay đổi và thay đổi như thế nào, khi thực hiện sẽ phải tiến hành ra sao...

- Thông báo các cơ chế chính sách liên quan đến việc thực hiện kế hoạch: đây là nội dung rất quan trọng bởi vì các cơ chế chính sách được phê duyệt, chấp thuận liên quan mật thiết đến việc thành công của mô hình, người

dân có chấp thuận các cơ chế này không và người dân có khả năng tham gia đóng góp những phần kinh phí được không, .... mặt khác việc thông báo các cơ chế chính sách đến người dân để họ biết rõ họ được hưởng lợi những gì và trách nhiệm của họ phải thực hiện ra làm sao.

* Tổ chức cho các thành viên đăng ký thực hiện

Việc tổ chức cho các thành viên đăng ký thực hiện nhằm

- Tổ chức cho các hộ đăng ký tham gia mô hình, cần vận động, giải thích để người dân nắm rõ các cơ chế chính sách, vận dụng với các điều kiện của gia đình, bàn bạc với gia đình và vận động các thành viên trong gia đình ủng hộ, đồng thuận. Qua đó nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia.

- Thẩm định, chọn hộ tham gia thực hiện mô hình đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của mô hình, lập danh sách chính thức các hộ tham gia.

* Tổ chức triển khai

Tổ chức triển khai, sau khi tiến hành đầy đủ các bước trên thì mới tiến hành vào nội dung chính của bản kế hoạch.

- Tập huấn kỹ thuật: Đây là bước đầu tiên của việc thực hiện mô hình và cũng là phần quan trọng nhất. Việc tập huấn kỹ thuật giúp người dân có cơ sở tiếp thu những kiến thức mới và cũng qua việc tập huấn họ chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trong khâu tập huấn cần quan tâm đến đối tượng được tập huấn phải là người trực tiếp triển khai mô hình.

- Chuẩn bị đất, cuốc hố: đây là khâu quan trọng, nếu cán bộ giám sát kỹ thuật thiếu kiểm tra, hướng dẫn, người dân có thể làm không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng cây rừng trong mô hình sau này.

- Cấp phát vật tư, cây giống: Sau khi các hộ đã được tập huấn, chuẩn bị đất đơn vị triển khai tiến hành mua và cấp phát vật tư, cây giống. Trong quá trình cấp phát cây giống cần chọn thời điểm thích hợp về thời tiết cũng như địa điểm tạo điều kiện để người dân có thể triển khai trồng rừng được ngay.

- Tổ chức thăm quan học tập: Đây là khâu quan trọng góp phần cho việc thành công của mô hình, cũng như tính nhân rộng sau này. Người dân được thăm quan học tập có thể là người tham gia mô hình tham quan các mô hình đã thành công để học tập kinh nghiệm, có thể là các hộ không tham gia mô hình tham quan để có thể tham gia mô hình hoặc nhân rộng mô hình vào những năm tiếp theo.

Đây là nội dung cần được thực hiện sau khi tiến hành tập huấn kỹ thuật bởi vì thông qua việc tham quan học tập kinh nghiệm, người dân có thể rút ra được những bài học bổ ích vận dụng vào thực tế địa phương của gia đình mình.

Đối với yêu cầu của một số mô hình thăm quan chéo thì cần tiến hành muộn hơn bởi vì mục đích lúc này là tạo điều kiện cho các hộ trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình xem xét, so sánh kết quả của nhau cái gì tốt, cái gì xấu cần phải được khắc phục…

- Trong quá trình thực hiện mô hình khuyến lâm một yêu cầu đặt ra với nông dân là phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy trình kỹ thuật đã đề ra. Một số nơi người dân tham gia mô hình thực hiện không đúng theo hướng dẫn như việc bón phân cho cây trồng không đúng thời điểm, đúng liều lượng (thường bón ít) thậm chí có không ít người sử dụng phân bón của mô hình bón cho cây nông nghiệp ngắn ngày dẫn đến kết quả đạt được nhưng không cao đặc biệt về năng suất cây trồng.

Bước 5: Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch

Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình phải được tiến hành thường xuyên bởi vì các mô hình thường là các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới do vậy người dân rất cần sự chỉ đạo nhiệt tình, thường xuyên của cán bộ khuyến nông, giúp họ giải quyết những thắc mắc, vướng mắc trong khi thực hiện mô hình. Việc kiểm tra giám sát thực hiện mô hình nhằm:

- Các hộ dân có thực hiện theo đúng các yêu cầu quy trình kỹ thuật đặt ra hay không? Từ công tác chuẩn bị cho đến khi thực hiện về mặt thời gian có đúng không? Lượng vật tư phân bón sử dụng có đúng mục đích hay không? Như quá trình xử lý thực bì, cuốc lấp hố, trồng rừng, chăm sóc, bón phân, nuôi dưỡng có đúng theo quy trình kỹ thuật hay không?...

- Giải quyết kịp thời các thắc mắc của người dân khi tham gia chương trình: Như đã trình bày ở phần trên các mô hình thường là các kỹ thuật mới do vậy người dân rất cần sự chỉ đạo của cán bộ để giải thích những thắc mắc của họ, giúp họ tin tưởng hơn vào kết quả thực hiện của mình, ngoài ra cán bộ chỉ đạo cũng cần có sự động viên khích lệ của người dân tham gia mô hình để họ nhiệt tình hơn trong công việc.

- Việc kiểm tra còn nhằm mục đích thu thập những số liệu, thông tin đầy đủ chính xác về việc thực hiện mô hình để báo cáo lên cấp trên cũng như ghi chép đầy đủ các diễn biến của việc thực hiện mô hình phục vụ cho việc báo cáo tổng kết đánh giá.

Bước 6: Tổ chức hội thảo đánh giá nhân ra diện rộng

Tổ chức hội thảo đánh giá, nhân ra diện rộng: Tổ chức hội thảo đánh giá là việc làm quan trọng và cần thiết khi thực hiện một mô hình khuyến lâm bởi vì nếu không có đánh giá tổng kết thì không giúp cho người dân cũng như cán bộ khuyến nông các cấp, nắm bắt đầy đủ các thông tin nhất trong quá trình thực hiện cũng như kết quả của mô hình ra làm sao, cần tiếp tục thực hiện mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)