Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả của các mô hình
4.2.1. Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý mô hình khuyến lâm
- Tổ chức thực hiện xây dựng mô hình khuyến lâm được sự phối kết hợp của các bên như sau: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh, Trạm khuyến nông huyện, cán bộ khuyến nông cơ sở, chính quyền địa phương và các chủ hộ thông qua hợp đồng trách nhiệm.
- Lập kế hoạch: Các mô hình khuyến lâm được xây dựng kế hoạch có Mô hình khuyến lâm nằm trong phương thức tiếp cận khuyến nông thông qua mô hình trình diễn, đây là một trong các nội dung hoạt động cơ bản của công tác khuyến lâm.
4.2.1.1 Quy mô và điều kiện để thực hiện các mô hình trình diễn và tham gia triển khai các mô hình khuyến lâm
Về quy mô: Mô hình khuyến lâm được tổ chức thành các điểm trình diễn (là cụ thể hoá của mô hình trình diễn ở một địa điểm nhất định với quy mô nhất định), một mô hình không quá 5 điểm trình diễn, mỗi điểm trình diễn từ 20-25ha.
Để tổ chức mô hình khuyến lâm có những điều kiện mà người sản xuất phải đáp ứng được mới có thể tham gia vào mô hình, các đơn vị triển khai cũng cần có những tiêu chí cụ thể:
- Đối với người sản xuất, muốn tham gia vào mô hình trình diễn cần phải đáp ứng được các yêu cầu:
+ Có địa điểm để thực hiện mô hình trình diễn phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình;
+ Cam kết đầu tư vốn cho mô hình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo tiến độ và tương ứng với tỷ lệ đầu tư thực tế của chủ mô hình;
+ Chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách Nhà nước cho cùng một nội dung của mô hình.
- Đối với các đơn vị tham gia thực hiện việc triển khai mô hình cũng có những yêu cầu như:
+ Có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thuộc chương trình, dự án khuyến nông;
+ Đủ năng lực để thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn các đơn vị được tham gia các chương trình, dự án khuyến nông.
4.2.1.2 Mức hỗ trợ và đối tượng nhận hỗ trợ từ nguồn kinh phí trung ương trong thực hiện mô hình khuyến lâm
Công tác xây dựng mô hình khuyến lâm là nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật từ các mô hình trình diễn ra diện rộng. Từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tại địa phương, nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng.
Đối tượng hưởng lợi là người sản xuất bao gồm nông dân, công nhân Công ty Lâm nghiệp, chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ lâm sản. Mức hỗ trợ cho người sản xuất thay đổi tùy theo vùng miền, cụ thể như sau:
- Đối với đồng bằng hỗ trợ 40% chi phí giống và 20% chi phí phân bón; - Đối với miền núi hỗ trợ 60% chi phí giống và 40% chi phí phân bón; - Đối với hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, biên giới được hỗ trợ 80% chi phí giống và 60% chi phí phân bón.
- Đối với tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo nên được áp dụng mức hỗ trợ 60% chi phí giống và 40% chi phí phân bón; Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009-2010, theo Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn đã phê duyệt mức hỗ trợ cho các mô hình khuyến nông (bao gồm cả khuyến lâm) triển khai trên địa bàn các xã thuộc vùng khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn): Hỗ trợ 100% chi phí về giống và các vật tư thiết yếu khác cho các mô hình trình diễn thuộc chương trình, dự án khuyến nông của địa phương và Trung ương thực hiện ở địa bàn khó khăn. Theo đó trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 53/189 xã thuộc vùng khó khăn và được hỗ trợ 100% chi phí về giống và phân bón.
Với đặc thù của cây trồng lâm nghiệp là cây dài ngày cho nên mức hỗ trợ được tính cho 3 năm. Năm đầu, hỗ trợ chi phí giống và phân bón, năm thứ 2 và thứ 3 chỉ hỗ trợ chi phí phân bón (40%).
Ngoài hỗ trợ chi phí giống và phân bón, mô hình còn được hỗ trợ tiền thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, thăm quam, hội thảo tổng kết, cụ thể theo bảng 4.2.
Bảng 4.2. Định mức triển khai xây dựng mô hình
STT Hạng mục Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3
1 Tập huấn Chuyển giao kỹ thuật gây trồng 1 lần trong 2 ngày Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bón phân 1 lần trong 2 ngày Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ 1 lần trong 2 ngày
2 Thông tin tuyên
truyền
Xây dựng biển quảng cáo mô hình
Viết bài quảng bá mô hình
Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại
chúng
3 Tham quan, hội
thảo tổng kết Tham quan 1 lần; sơ kết 1 lần Sơ kết 1 lần Tổng kết, hội thảo 1 lần 4 Cán bộ chỉ đạo: 1 người/20-25ha 9 tháng 6 tháng 4 tháng (Nguồn Bộ NN & PTNT) 4.2.1.3 Quy trình triển khai mô hình khuyến lâm
Để triển khai mô hình khuyến lâm hằng năm thực hiện theo một trình tự cụ thể như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch: Đối với các mô hình thực hiện bằng nguồn ngân sách địa phương được xây dựng kế hoạch có sự tham gia, các hộ trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Bản kế hoạch lập xong phải báo cáo trước toàn thể thôn bản, thôn bản được quyền tham gia góp ý chỉnh sửa nội dung sau đó thống nhất mới trở thành kế hoạch chính thức và gửi các cấp phê duyệt. Đối với mô hình thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương. Các đơn vị đề xuất danh mục các mô hình khuyến lâm gồm các tiêu chí: quy mô, địa điểm triển khai, đối tượng, loài cây… gửi Trung tâm KNQG trước 31 tháng 5.
Trung tâm KNQG thẩm định nội dung và dự toán chi tiết các chương trình khuyến lâm trước ngày 30 tháng 9; trình Bộ phê duyệt dự toán cho các chương trình khuyến lâm trước ngày 15 tháng 11. Sau khi có phê duyệt của Bộ, Trung tâm KNQG tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm.
- Triển khai xây dựng mô hình:
Sau khi ký hợp đồng, đơn vị triển khai xây dựng mô hình, tùy theo khả năng và cách tiếp cận mà đơn vị có các hình thức triển khai khác nhau. Có thể đơn vị dựa vào hệ thống khuyến nông các cấp, có thể đơn vị triển khai trực tiếp đến thôn và hộ dân, đơn vị ký hợp đồng với hệ thống khuyến nông… thường đầu mối địa phương là dựa vào chính quyền cấp xã.
Các đơn vị triển khai tư vấn, phối hợp chính quyền cấp xã căn cứ trên tình hình thực tế và định hướng quy hoạch đất đai của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, thông báo cho người dân về chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình như loài cây, mức hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, mùa vụ, thời gian triển khai.
Người dân có thể tự quyết định tham gia hoặc phải qua các cuộc họp dân để vận động, giải thích của cán bộ xã, trưởng thôn, trưởng bản cùng cán bộ kỹ thuật.
Khi có danh sách, xã và đơn vị triển khai tiến hành chọn hộ và lên kế hoạch triển khai cụ thể: thời gian tập huấn kỹ thuật, làm đất, nhận cây giống, phân bón…
+ Tập huấn kỹ thuật: để thực hiện được mô hình cần tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình. Đối với mô hình năm thứ nhất sẽ tập huấn chuyển giao kỹ thuật gây trồng 1 lần trong 2 ngày cho tất cả các hộ tham gia mô hình. Tại buổi tập huấn, các đơn vị triển khai phải bố trí cán bộ kỹ thuật của mình hoặc hợp đồng thuê các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn (nếu đơn vị không tự chủ được) tập huấn, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật
trồng giống cây trong mô hình theo đúng các quy trình kỹ thuật đã được Bộ ban hành. Từ chuẩn bị đất, phát thực bì, đào hố, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân… đến thông báo thời điểm đào hố, cấp phát cây giống và phân bón.
Đối với mô hình năm thứ 2 chỉ tập huấn chăm sóc và bón phân; đối với mô hình nằm thứ 3 tập huấn chăm sóc và bảo vệ.
+ Chuẩn bị đất, cây giống: Hướng dẫn người sản xuất chủ động chuẩn bị đất tham gia trong mô hình, phát rọn thực bì, thu hoạch những cây ngắn ngày…, trong thời điểm chuẩn bị đất trồng, cán bộ kỹ thuật phải theo sát và hướng dẫn, kiểm tra các hộ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật như chuẩn bị hố, mật độ, cự ky... Bên cạnh đó các đơn vị triển khai phải chủ động nguồn cây giống đảm bảo các tiêu chuẩn và tuân thủ các qui định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp mà Bộ đã ban hành.
+ Cấp phát cây giống, kiểm tra công tác trồng: Sau khi các hộ đã chuẩn bị hố trồng, đơn vị triển khai cấp cây giống và phân bón cho các hộ, hướng dẫn các hộ trồng đúng qui trình kỹ thuật.
+ Tổ chức thăm quan, hội thảo:
Hình 4.1. Tổ chức thăm quan, hội thảo đầu bờ.
Trong quá trình triển khai mô hình, đơn vị triển khai phải tổ chức cho người dân tham gia mô hình thăm quan các mô hình tương tự đã thành công
để người dân học tập, tổ chức cho người dân ngoài mô hình thăm quan học tập mô hình để góp phần nhân rộng mô hình. Để góp phần cho việc tuyên truyền nhân rộng mô hình, thì các mô hình khuyến lâm trọng điểm được hỗ trợ để xây dựng biển quảng cáo mô hình, đây là hình thức tuyên truyền tại chỗ giúp những người dân không tham gia mô hình có thể hiểu và đánh giá về mô hình. Mô hình năm thứ nhất có 1 lần thăm quan và 1 lần sơ kết; năm thứ 2 có một lần sơ kết; năm thứ 3 tổ chức tổng kết và hội thảo để đánh giá kết quả và nghiệm thu.
+ Nghiệm thu mô hình: Các đơn vị triển khai tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện theo hai cấp là nghiệm thu cơ sở và nghiệm thu tổng hợp. Nghiệm thu cơ sở có thành phần gồm đại diện đơn vị triển khai mô hình, Trung tâm KNQG (nếu là nguồn NS TW), Sở NN & PTNT, chính quyền nơi triển khai, đơn vị khác (nếu có) và đại diện các hộ tham gia mô hình. Trên cơ sở kết quả nghiệm thu cơ sở, Trung tâm KNQG và đơn vị triển khai tiến hành nghiệm thu tổng hợp (nếu là nguồn vốn NSTW).
4.2.1.4 Đánh giá về hoạt động tập huấn và đào tạo kỹ thuật
Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của công tác khuyến nông, khuyến lâm. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trong công tác triển khai các mô hình khuyến lâm, theo quy định các đơn vị triển khai phải tiến hành tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình theo định mức đã nêu tại bảng 4.2. Qua số liệu thực tế cho thấy đơn vị đã tổ chức các hoạt động tập huấn chuyển giao kỹ thuật, chi tiết được thể hiện tại bảng 4.3
Bảng 4.3. Hoạt động tập huấn kỹ thuật trong mô hình khuyến lâm
Tên mô hình Địa điểm triển khai tham gia Số hộ
(người) Số người được tập huấn (người) Thăm quan đầu bờ (người) Hội thảo tổng kết (người) Trồng rừng thâm canh Mây nếp
Xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà 19 19 19 24 Xã Đồng văn, huyện Bình liêu 21 21 21 26
Xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ 20 20 20 25
Xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ 23 23 23 28 Trồng rừng
thâm canh cây Tre Bát Độ
Xã Vạn Yên, huyệnVân Đồn 26 26 26 31
Xã Thanh Lâm, huyện Cô Tô 23 23 23 28 Xã Ninh Dương, huyện Hải Hà 25 25 25 30 Xã Vĩnh Thực, TX Móng Cái 25 25 25 30 Xã Tân Việt, huyện Đông triều 30 30 30 35 Trồng thâm
canh cây Ba kích
Xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ 30 30 30 35
Tổng 242 242 242 292
- Công tác tập huấn được tiến hành cho các năm theo từng giai đoạn: Giai đoạn 2006-2008 chỉ tập huấn năm thứ nhất do mô hình chỉ thực hiện một năm.
Giai đoạn 2008-2011 tập huấn cho các hộ tham gia mô hình được triển khai trong 3 năm, cụ thể như sau:
+ Năm thứ nhất: tập huấn chuyển giao kỹ thuật gây trồng một lần trong 2 ngày;
+ Năm thứ hai: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bón phân một lần trong 2 ngày;
+ Năm thứ ba: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ một lần trong 2 ngày.
Đối tượng tập huấn là các hộ dân tham gia mô hình, việc chọn đối tượng tham gia tập huấn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mô hình, vì người được tập huấn không những phải tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật đã được truyền đạt mà còn có khả năng phổ biến kiến thức đã học cho người thân trong gia đình để áp dụng khi triển khai mô hình.
Trong hoạt động tập huấn kỹ thuật các đơn vị bố trí cán bộ kỹ thuật của mình tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong mô hình. Công việc tập huấn cần những cán bộ không chỉ có hiểu biết sâu về kỹ thuật mà còn phải có một số kỹ năng nhất định về sư phạm về khuyến lâm thì mới đảm bảo chất lượng buổi tập huấn.
Bên cạnh đó, về tổng thể các đơn vị đã chú trọng đến hoạt động thăm quan hội thảo đầu bờ và hội thảo sơ kết, tổng kết đánh giá mô hình với tỷ lệ hộ tham dự trên 100%.
Số liệu các hộ được tập huấn là căn cứ vào biên bản nghiệm thu nhưng còn trình độ nhận thức của người dân sau khi được tập huấn có được thay đổi hay không thì những đánh giá của nông dân về các lớp tập huấn này sẽ có ý nghĩa quan tro ̣ng và có giá trị cao cho chiến lược hoàn thiện công tác khuyến lâm trong thời gian tới.
4.2.1.5. Đánh giá về hoạt động thông tin tuyên truyền:
Có thể nói, thông tin tuyên truyền là hoạt động rất cần thiết trong xây dựng mô hình khuyến lâm, thông tin về thời tiết khí hậu, thông tin về kỹ thuậ,t… Thông tin tuyên truyền tác động đến quyết định sản xuất và thành quả đạt được của hộ. Đồng thời hoạt động thông tin tuyên truyền luôn truyền tải thông tin một cách nhanh nhất, rẻ tiền nhất và được đông đảo bà con nông dân tiếp nhận.
Trong mô hình khuyến lâm, hoạt động thông tin tuyên truyền tuân thủ theo định mức đã nêu ở bảng 4.2. Tại 10 mô hình khảo sát, bên cạnh công tác tập huấn, các đơn vị cũng đã chú trọng đến hoạt động thông tin tuyên truyền, 100% mô hình có pano quảng cáo cho mô hình năm thứ nhất, 60 % số mô hình khảo sát trong năm thứ hai có tuyên truyền với hình thức viết bài quảng bá mô hình và 40 % số mô hình khảo sát trong năm thứ ba có tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin chi tiết trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Hoạt động thông tin tuyên truyền trong mô hình khuyến lâm
Địa điểm điều tra
Hình thức tuyên truyền Pano (N.thứ 1) Viết bài quảng bá (N.thứ 2) TT phương tiện TT (N.thứ 3) Xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà có
Xã Đồng văn, huyện Bình liêu có có Có
Xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ có có Có
Xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ có có
Xã Vạn Yên, huyệnVân Đồn có