Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả của các mô hình
4.2.2 Đánh giá kết quả chuyển giao
4.2.2.1 Kết quả thực hiện kế hoạch
Với phương pháp nghiên cứu như đã trình bày ở phần phương pháp như: Kế thừa số liệu, phỏng vấn; Quan sát kiểm chứng ngoài thực tế để so sánh với kế hoạch và kết quả nghiệm thu, kết quả thực hiện xây dựng mô hình được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả xây dựng mô hình
STT Tên mô hình Địa điểm triển khai Diện tích Tỷ lệ hoàn thành(%) Tỷ lệ sống(%) Theo kế hoạch (ha) Nghiệm thu thực tế (ha) 1 Trồng rừng thâm canh cây tre Bát độ Xã Vạn Yên huyện Vân Đồn 20 20 100 92 2 Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp Xã Quảng Sơn huyện Hải Hà 19 19 100 87 3 Trồng rừng thâm canh cây tre Bát Độ Xã Thanh Lâm
huyện Cô Tô 18 18 100 94
4
Trồng thâm canh cây Ba kích Xã Thanh sơn huyện Ba Chẽ 16 16 100 85 5 Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp Xã Đồng Văn huyện Bình Liêu 20 20 100 86 6 Trồng rừng thâm canh cây tre Bát độ Xã Ninh Dương huyện Hải Hà 19 19 100 95 7 Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp Xã Nam Sơn huyện Ba Chẽ 19 19 100 86 8 Trồng rừng thâm canh cây tre Bát độ Xã Vĩnh Thực thị xã Móng Cái 20 20 100 92 9 Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp Xã Đồng Lâm huyện Hoành Bồ 21 21 100 87 10 Trồng rừng thâm canh cây tre Bát độ Xã Tân Việt huyện Đông Triều 22 22 100 93 Tổng 194 194
Từ bảng 4.6 ta có một số nhận xét sau;
Qua khảo sát các mô hình đơn vị triển khai cho thấy: Về mặt diện tích triển khai, 100% mô hình triển khai đủ diện tích theo kế hoạch tính đến thời điểm nghiệm thu. Các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG trong 6 năm qua do Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh triển khai chủ yếu là trồng loài tre Bát độ và Mây nếp.
Mô hình trồng Ba Kích chỉ có 01 mô hình được thực hiện trong năm 2007. Điều đó cho thấy loại cây LSNG để xây dựng mô hình không đa dạng, chưa có nhiều các loại giống được công nhận cấp quốc gia, giống tiến bộ được đưa vào trồng rừng trên địa bàn của tỉnh.
Mặt khác các mô hình triển khai tại địa phương có địa hình tương đối thuận lợi, không quá cao, quá dốc, đi lại thuận tiện và người dân trong vùng có trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuât tương đối cao, vì thế khi triển khai các mô hình được người dân đồng tình tham gia, có trách nhiệm, vì vậy kết quả quan sát điều tra 100% diện tích thực hiện đạt yêu cầu theo kế hoạch.
+ Đánh giá về tỷ lệ sống: Đối với các mô hình trồng cây tre Bát độ có tỷ lệ sống cao hơn (92 % - 95%) so với mô hình trồng cây Mây nếp và Ba kích (85 % - 87%).
4.2.2.2 Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng
Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của các loài cây trong mô hình trồng cây LSNG do Trung tâm khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ninh thực hiện được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng
Loài cây Địa điểm điều tra Tuổi cây
Mô hình khuyến lâm Mô hình đại trà
Tỷ lệ sống (%) Hvn (m) D1.3 (cm) N cây/bụi; kg/ gốc kg/ha Tỷ lệ sống (%) Hvn (m) D1.3 (cm) N cây/bụi; kg/ gốc kg/ha Mây nếp
Xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà 5 87 8,0 8 10021 65 6,0 7 6551
Xã Đồng văn, huyện Bình liêu 4 86 6,3 8 68 5,4 7
Xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ 3 86 4,0 5 75 2,2 4
Xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ 2 87 1,9 2 75 1,0 1
Tre bát độ
Xã Vạn Yên, huyệnVân Đồn 6 92 9,5 8 7 9660 83 8,8 7 6 1245 Xã Thanh Lâm, huyện Cô Tô 5 94 8,7 7,5 6 8460 87 7,6 7 5 1305 Xã Ninh Dương, huyện Hải Hà 4 95 7,8 7,5 5 7125 85 6,8 6,5 4 1275 Xã Vĩnh Thực, TX Móng Cái 3 92 7,2 6,5 4 5520 84 6,5 6 4 1260 Xã Tân Việt, huyện Đông triều 2 93 5,2 4,5 3 85 4,9 4 2
Từ bảng 4.7 ta thấy sinh trưởng của các cây trồng trong mô hình như sau:
Đối với mô hình trồng thâm canh cây Mây nếp do trung tâm khuyến nông Quảng Ninh thực hiện, cây sinh trưởng phát triển tốt, Ở tuổi 4 đến tuổi 5 cây Mây nếp tỷ lệ sống đạt 86%; 87% và mỗi bụi có trung bình là 8 cây/bụi với chiều dài trung bình là 6,3 m – 8m.
Để thấy rõ sự khác biệt về về chiều dài vút ngọn và sản lượng sợi Mây nếp sau khi thu hoạch của mô hình khuyến lâm và mô hình đại trà ở tuổi 5 ta có thể xem biểu đồ sau
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh Hvn loài cây Mây nếp tuổi 5 giữa hai
loại mô hình
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh sản lượng loài cây Mây nếp tuổi 5 giữa hai loại
mô hình
Người dân tham gia mô hình được tập huấn và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nên đã trồng cây Mây Nếp dưới tán rừng vì thế chất lượng rừng trồng tốt hơn rất nhiều hộ gia đình tự trồng không nắm vững quy trình kỹ thuật. Các hộ tự trồng không chăm sóc được kịp thời nên dẫn đến cây sinh trưởng phát triển chậm. Mô hình trồng Mây Nếp của Trung tâm khuyến nông triển khai thì được bón phân nên về sinh trưởng có phát triển nhanh hơn mô hình đại trà.
Sinh trưởng của mô hình đại trà về chiều dài chỉ đạt 2,2m và đạt 4 cây/bụi ở tuổi 3, tỷ lệ sống đạt 75%. Mô hình đại trà chủ yếu do người dân trồng quanh bờ rào theo cách tự phát, chính vì vậy mà không được bón phân và chăm sóc nên cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Mây nếp.
ơ
Hình 4.4. Mô hình khuyến lâm Loài cây: Mây nếp tuổi 2
Hình 4.5. Mô hình đại trà Loài cây: Mây nếp tuổi 2
Đối với mô hình trồng tre Bát độ: Được triển khai trên địa bàn của 5 xã trong 5 huyện khác nhau. Ta thấy trong các điều kiện lập địa khác nhau, nhưng tỷ lệ cây sống trong các mô hình đều rất cao. Đặc biệt là mô hình tre Bát độ ở tuổi 4 của xã Ninh Dương huyện Hải Hà do trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện cho thấy tỷ lệ sống lên tới 95%, sinh trưởng về chiều cao trung bình Hvn = 7,8m, đường kính trung bình D1,3 = 7,5 cm và đạt 5 cây/bụi. Ở tuổi 3 cây bắt đầu cho măng, trong mô hình ở tuổi 3 một bụi cho khoảng 10kg măng (theo số liệu ghi trong sổ tay của chủ nhiệm dự án), bình quân đạt 4,6 tấn/ha.
Hình 4.6. Mô hình khuyến lâm Loài cây: tre Bát độ tuổi 4
Hình 4.7. Mô hình đại trà Loài cây: tre Bát độ tuổi 4
So với mô hình trồng đại trà của người dân chỉ đạt 4,2 tấn/ha, điều này chứng tỏ rằng mô hình trồng thâm canh tre Bát độ do TTKN tỉnh Quảng ninh có hiệu quả hơn nhiều so với mô hình người dân trồng đại trà.
Để thấy rõ sự chênh lệch này ta có thể xem biểu đồ sau:
Hình 4.8 Biểu đồ so sánh Hvn loài cây tre Bát độ tuổi 3 giữa hai loại
mô hình
Hình 4.9. Biểu đồ so sánh trọng lượng măng loài cây tre Bát độ tuổi
Đối với mô hình trồng cây Ba kích khi đưa mô hình vào thấy tốc độ sinh trưởng của cây sinh trưởng và phát triển chậm, tỷ lệ sống mới chỉ đạt yêu cầu nghiệm thu. Nguyên nhân do khâu lựa chọn giống ban đầu chưa chuẩn, khi cấp giống tới người dân đã chậm thời vụ, người dân được nhận phân bón nhưng một số hộ không bón mà đem bón cho cây khác nên chất lượng mô hình chưa cao. Khi thu hoạch chất lượng củ thấp, tỷ lệ củ loại C (đường kính < 0,8cm ) rất nhiều.
Hình 4.10. Mô hình khuyến lâm Loài cây: Ba kích
Hình 4.11. Mô hình đại trà Loài cây: Ba kích
Để thấy rõ sự chênh lệch này ta có thể xem biểu đồ sau:
Hình 4.12. Biểu đồ so sánh Hvn loài Ba kích tuổi 4 giữa hai loại mô hình
Hình 4.13. Biểu đồ So sánh trọng lượng củ Ba kích tuổi 4 giữa hai loại
mô hình
Do việc đôn đốc, kiểm tra nhắc nhở của cán bộ các trạm khuyến nông các huyện thường xuyên đối với người dân tham gia mô hình nên người dân trồng sớm đúng thời vụ, đúng mật độ và quy trình kỹ thuật thiết kế nên cây trong mô hình có tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng phát triển mạnh.
Mô hình trồng đại trà có tốc độ sinh trưởng chậm như vậy là do khi trồng người dân không bón phân và kỹ thuật chăm sóc không đúng nên tỷ lệ sống, chiều cao thấp, đường kính nhỏ hơn.
Nhìn chung, tổ chức thực hiện các mô hình khuyến lâm đã có đem lại hiệu quả nhất định, thông qua các mô hình đã chuyển giao được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh cho bà con nông dân. Từ những mô hình thành công là nơi tổ chức tham quan học tập, tuyên truyền, khuyến cao về các hoạt động lâm nghiệp tới các hộ dân.
Thông qua việc tổ chức mô hình đã chứng minh được những loài cây LSNG nào có thể trồng và phát triển được tại địa phương, giúp cho các nhà hoạch định có cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển những loài cây thế mạnh đã được khẳng định có hiệu quả thông qua mô hình cụ thể như cây tre Bát độ, cây Mây nếp. Việc thực hiện mô hình đã chỉ ra được các biện pháp kỹ thuật nên áp dụng cho từng loài cây là như thế nào (thông qua hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc), giúp cho các nhà quản lý đề ra được các quy định về mặt kỹ thuật trồng các loài cây và giúp cho bà con nông dân có thêm các lựa chọn về loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng và thực tế sản xuất của gia đình mình.