tỉnh Quảng Ninh theo đúng tinh thần nghị định 56/NĐ-CP ngày 26/5/2005 và sửa đổi bổ sung theo nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của chính phủ về khuyến nông. Theo đó tất cả các huyện đều thành lập trạm khuyến nông trực thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc UBND huyện, mỗi xã đều phải có cán bộ khuyến nông viên cơ sở hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
-Tăng cường sự phân cấp trong các hoạt động khuyến nông để phù hợp với nhu cầu sản xuất và thị trường, giảm bớt sự quan liêu thông qua cơ chế phân chia lợi ích và chịu trách nhiệm.
- Tăng cường các hoạt động giám sát có sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Xây dựng hệ thống các chỉ số đánh giá.
- Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần có sự tham gia của người dân, các nhà quản lý, cán bộ khuyến nông và các nhà nghiên cứu. Thiết lập mạng lưới hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đoàn thể, để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí.
4.5.2. Giải pháp về phát triển nguồn lực con người.
- Đào tạo tập huấn phù hợp với bản chất phương pháp tập huấn có sự tham gia và tăng cường năng lực tập huấn của cán bộ khuyến nông.
- Xây dựng và thực hiện kết hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Chú trọng phương pháp và hoạt động đào tạo khuyến nông cho người nghèo, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số và phụ nữ…
- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn ngày trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề cụ thể, cho đội ngũ khuyến nông viên xã, phường, khuyến nông viên thôn bản để có đủ năng lực hướng dẫn và chuyển giao trực tiếp những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nông dân. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ khuyến nông viên cơ sở là nữ.
- Nâng cao năng lực về công tác khuyến lâm cho cán bộ địa bàn để tham gia vào các dự án khuyến lâm.
- Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phương pháp khuyến nông cũng như nghiệp vụ và trình độ tổ chức, giám sát, quản lý các hoạt động khuyến nông.