Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá tác động của một số mô hình Mây nếp, tre Bát độ, Ba kích tạ
4.3.2. Tác động tới phát triển kinh tế xã hội
4.3.2.1. Tác động đến kinh tế
Về mặt phát triển kinh tế, do đa phần các mô hình khuyến lâm chỉ hỗ trợ một hoặc hai năm, thời gian chưa đủ một chu kỳ khai thác nên khó định lượng được giá trị kinh tế. Tuy vậy, trong quá trình tham gia vào mô hình, các chủ hộ đã biết lấy ngắn nuôi dài nên thu được những sản phẩm phụ từ rừng cũng góp phần nâng cao đời sống chủ hộ, từ đó giảm thiểu sự phá rừng .
Đối với mô hình tre Bát độ , mật độ còn 460 bụi/ha, nếu ở tuổi 3 cây bắt đầu cho thu hoạch măng, với sản lượng bình quân 10kg măng/bụi với giá thời điểm khảo sát 9.000đ/kg; người dân có thể thu được 41,4 triệu đồng/ha.
Hình 4.15. Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng tre Bát Độ
84,6 triệu đồng/ha.
Đối với các mô hình cây Mây nếp, mới có một mô hình tại xã Quảng sơn, huyện Hải Hà là đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, tương đương giá trị 55 triệu đồng (giá Mây nếp vào thời điểm nghiên cứu khoảng 11.000/kg) sản phẩm thu chủ yếu là thân Mây nếp, một phần hạt giống .
Còn lại các mô hình Mây nếp khác chưa đến chu kỳ khai thác không có thu nhập vì thế không tính được hiệu quả kinh tế.
Đối với các mô hình trồng cây Ba kích, đến khi khai thác mật độ còn 850cây/ha. Mỗi gốc khoảng 1,2kg củ tươi, bình quân mỗi kg theo giá thời điểm này khoảng 110.000đ, vậy sau 1 chu kỳ (4 năm )người dân thu được
khoảng 112 triệu đồng. (Bình quân 28 triệu/ha/năm ).
4.3.2.2. Tạo công ăn việc làm
- Hoạt động triển khai các mô hình khuyến lâm tại địa phương đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tân dụng thời gian nông nhàn cụ thể:
+ Người tham gia mô hình phải bỏ ra từ 200 - 228 công lao động cho 01 ha mô hình trong 3 năm. Trong đó, 140-150 công cho năm đầu bao gồm: Phát thực bì, đào hố, vận chuyển cây giống, lấp hố, chăm sóc, vun xới, bón phân, trồng dặm. Năm thứ hai và ba khoảng 60-78 công cho công việc chăm sóc, phát dọn thực bì tùy theo mức độ xâm lấn. Khi triển khai các mô hình khuyến nông trên địa bàn đã tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm đúng tập quán của mình là làm nghề rừng, bên cạnh đó góp phần ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.
4.3.2.3. Tác động về môi trường
Bên cạnh giá trị về kinh tế, các mô hình khuyến lâm còn có giá trị về môi trường, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất rừng.
Qua thực tế khảo sát cho thấy tại 10 xã có tổng diện tích mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG là 194 ha và tự nhân rộng là 211 ha, với tỷ lệ thành rừng khoảng 80% thì mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG đã đóng góp thêm hơn ha. Theo ước tính, các mô hình khuyến lâm này đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ lên từ 20-35%.
Khi tham gia các mô hình khuyến lâm với chu kỳ dài, nên đất rừng hạn chế được xói mòn so với thâm canh cây nông nghiệp ngắn ngày như ngô, sắn, góp phần cải thiện mực nước ngầm, giữ được môi trường sinh thái trong khu vực.