Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 26)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Nhận xét, đánh giá chung

Điểm qua tình hình phát triển khuyến nông lâm ở trên thế giới và ở Việt Nam có thể rút ra nhận xét như sau :

Vấn đề phát triển công tác khuyến lâm được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển, từ việc hình thành các bộ phận chuyên trách, phát triển đội ngũ cán bộ khuyến lâm từ Trung ương tới địa phương, đầu tư nguồn kinh

phí mạnh mẽ cho công tác khuyến lâm và nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Kết quả đạt được là vô cùng to lớn trong việc phát triển hệ thống lâm nghiệp và đảm bảo đời sống cho người dân, phát triển lâm nghiệp và nhất là hạn chế sự nóng lên của trái đất.

Ở Việt Nam, công tác khuyến nông lâm cũng rất được chú trọng, ngay từ thời các vua chúa phong kiến công tác này đã đặc biệt được coi trọng trong việc phát triển nông lâm nghiệp. Những giai đoạn sau đó, trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử nhưng công tác khuyến nông lâm vẫn luôn được ưu tiên phát triển để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp. Nhiều bộ phận chuyên trách như: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; hệ thống các trung tâm khuyến nông thuộc các tỉnh, huyện, xã được thành lập với đội ngũ cán bộ khuyến lâm đông đảo. Khuyến lâm là một nội dung quan trọng trong công tác khuyến nông đặc biệt đối với nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi, đời sống người dân phụ thuộc rất lớn vào rừng. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều mô hình khuyến lâm đã được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước với mục tiêu cải thiện sinh kế cho cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và phát triển rừng bền vững.

Hằng năm, chính phủ đầu tư nhiều tỷ đồng cho công tác khuyến lâm từ trung ương tới địa phương. Vậy có phải tất cả các mô hình khuyến lâm đều mang lại hiệu quả tốt? Những bất cập trong quá trình chuyển giao những mô hình khuyến lâm này là gì?,… Việc trả lời những câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển khuyến lâm trong giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài được thực hiện là rất cần thiết.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình khuyến lâm với các loài cây lâm sản ngoài gỗ, góp phần nâng cao đời sống của người dân ở tỉnh Quảng Ninh.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được hiệu quả của một số mô hình trồng cây LSNG do địa phương thực hiện : mô hình trồng Ba kích (Morinda officinalis How), Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance), tre Bát độ(Dendrocalamus latiflorus) tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2011.

Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình khuyến lâm nói chung và mô hình trồng cây LSNG nói riêng từ đó có thể áp dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm cơ sở để nhân rộng.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG , cụ thể mô hình trồng Ba kích

(Morinda officinalis How), Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance), tre Bát

độ(Dendrocalamus latiflorus) tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung sau: + Đánh giá thực trạng tổ chức triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (Ba kích, Mây nếp, Tre bát độ) ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 -2011. cacs

+ Đánh giá kết quả của mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG đã xây dựng (mô hình trồng Ba kích, Mây nếp, tre Bát độ) tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011.

+ Đánh giá tác động của một số mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011 (Ba kích, Mây nếp, tre Bát độ).

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn này.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận

Hoạt động khuyến lâm là rất cần thiết, đặc biệt đối với một quốc gia có 3/4 diện tích là đồi núi và một bộ phận không nhỏ dân cư sống phụ thuộc vào rừng như nước ta. Tuy nhiên, hiệu quả của một mô hình khuyến lâm được đưa ra phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhiều mô hình khuyến lâm đưa ra được hưởng ứng rất nhiệt tình của người dân nhưng cũng có những mô hình tỏ ra không phù hợp. Nguyên nhân không thành công có thể do chất lượng của mô hình mang lại hiệu quả kinh tế kém, do khâu tổ chức thực hiện hoặc do công tác tuyên truyền chưa được thực hiện tốt,… Như vậy, khi đánh giá hiệu quả của mô hình khuyến lâm nhất là mô hình trồng cây LSNG cần phải đánh giá trên quan điểm toàn diện, tổng hợp các yếu tố và đối tượng có liên quan. Để làm được điều này thì cách tiếp cận điều tra từ trên xuống và đánh giá từ dưới lên được thực hiện trong đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có hạn nên quan điểm kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan và tiến hành điều

tra bổ xung những nội dung còn thiếu được thực hiện xuyên suốt trong đề tài. Các nội dung được đánh giá theo sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ các nội dung đánh giá:

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu

- Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu trên, đề tài kế thừa các nguồn thông tin, số liệu sau:

+ Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh + Các thông tin, tài liệu, báo cáo, nghiệm thu có liên quan tới tình hình thực hiện các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG (Ba kích, Mây nếp, Tre bát độ) ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006- 2011 được thu thập ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh và ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Nội dung đánh giá Bối cảnh Đầu vào Tiến trình Kết quả Tác động, Ảnh hưởng

+ Các văn bản pháp quy có liên quan tới chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở Việt Nam 2006 - 2011.

2.4.2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG ở tỉnh Quảng Ninh , giai đoạn 2006 – 2011

Để đánh giá thực trạng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG (Ba kích, Mây nếp, tre Bát độ) được triển khai tại Quảng Ninh giai đoạn 2006- 2011, đề tài kế thừa số liệu và làm việc với các đơn vị để thu thập những thông tin.

Phương pháp chủ đạo để thu thập những thông tin được đề tài sử dụng là bộ công cụ PRA để điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan và các nguồn thông tin, tài liệu sơ cấp thu thập được. Làm việc với lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để tiến hành làm rõ các vấn đề sau:

- Chủ trương của Đảng, nhà nước và của ngành lâm nghiệp về vấn đề khuyến lâm trong giai đoạn 2006 - 2011 và trong giai đoạn tiếp theo.

- Trong giai đoạn 2006 - 2011 ngành lâm nghiệp đã thực hiện bao nhiêu dự án khuyến lâm? Xây dựng được bao nhiêu mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG? Địa điểm thực hiện các dự án, mô hình khuyến lâm thuộc các tỉnh nào? Quy mô về diện tích, nguồn vốn đầu tư? Loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các mô hình? Đơn vị thực hiện,…

Thông qua đó cần điều tra làm rõ những thuận lợi, khó khăn của ngành khi triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG này? Trong các mô hình khuyến lâm đã xây dựng thì có bao nhiêu mô hình đã được đánh giá là thành công? Người dân địa phương có chấp nhận và nhân rộng các mô hình này không?,…

2.4.2.3. Đánh giá kết quả của một số mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011

Để đánh giá được các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011, đề tài tiến hành lựa chọn các mô hình :

- Mô hình trồng cây Ba kích, mô hình trồng cây Mây nếp, mô hình trồng tre Bát độ.

- Mô hình đánh giá phải nằm trên các địa bàn các huyện khác nhau. - Trên cùng một xã trong huyện, có điều kiện tự nhiên, lập địa giống nhau, tại cùng thời điểm trồng và chăm sóc để so sánh giữa MHKL và mô hình đại trà.

* Đánh giá mô hình:

- Đối với mỗi mô hình đề tài đánh giá khâu tổ chức triển khai thông qua so sánh kế hoạch triển khai và nghiệm thu kết quả về diện tích, tỷ lệ sống, công tác thông tin tuyên truyền và đào tạo tập huấn.

- Để đánh giá tình hình sinh trưởng, đề tài tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính 1,3m, chiều cao vút ngọn của cây, số cây/bụi (Đối với Tre bát độ và Mây nếp), số kg củ (đối với tre Bát độ và Ba kích), mật độ, tỷ lệ sống…

+ Đối với mỗi mô hình trồng thuần loài, đề tài bố trí OTC diện tích 500 m2, trên OTC thu thập các số liệu sinh trưởng, đảm bảo số cây >=30 cây.

+ Đối với các mô hình trồng xen, đề tài đo 30 cây ngẫu nhiên/loài;

+ Đối với mô hình Mây nếp đề tài đo theo băng, đếm số cây/bụi; mô hình tre Bát Độ đếm số cây/bụi.

2.4.2.4.Đánh giá tác động của một số mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG (Ba kích, Mây nếp, Tre bát độ) tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011.

* Tác động về nâng cao độ che phủ của rừng. * Tác động về thu hút sự tham gia của hộ gia đình. * Tác động về nâng cao nhận thức của người dân. * Tạo công ăn việc làm cho người dân.

* Dự báo tác động về kinh tế.

2.4.2.5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG tại tỉnh Quảng Ninh .

Đề tài tiến hành sử dụng mô hình phân tích S.W.O.T (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để tiến hành phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trồng cây LSNG tại tỉnh Quảng Ninh .

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH.

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh là tỉnh biên giới, miền núi, hải đảo thuộc vùng Đông Bắc của đất nước. Nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ và chạy dài theo cánh cung từ Đông Triều đến Bình Liêu - Móng Cái tiếp giáp với vùng Thập Vạn Đại sơn Trung Quốc. Quảng Ninh có biên giới đất liền (dài 132,8 km) và hải phận giáp nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trung tâm của tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội 153 km theo đường QL 18.

* Toạ độ địa lý :

- Từ 200 40’ đến 210 40’ Vĩ độ Bắc

- Từ 106 0 26’ đến 108 0 31’ Kinh độ Đông.

Chiều ngang từ Đông sang Tây là 195 km, và chiều dọc từ Bắc xuống Nam là 102 km.

* Ranh giới : Quảng Ninh có trên 300 km giáp với các tỉnh và 132,8 km giáp với Trung Quốc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Trung Quốc - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương. - Phía Nam giáp TP. Hải Phòng

Quảng Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ, cả nước và Quốc tế.

3.1.2. Địa hình địa thế.

Địa hình địa thế ở Quảng Ninh có thể chia thành 3 vùng chính:

3.1.2.1. Vùng núi thấp và trung bình Nam Mẫu - Bình Liêu.

Điển hình của vùng này là hai dãy Nam Mẫu (Yên Tử) và Bình Liêu được ngăn cách nhau bởi thung lũng các sông Ba Chẽ, Phố Cũ và Tiên Yên. Hai dãy núi này gọi là cánh cung Đông Triều của vùng Đông Bắc Việt Nam.

3.1.2.2. Vùng đồi và đồng bằng duyên hải

- Ở đây gồm các đồng bằng phù sa và thung lũng xen đồi núi thuộc phía Đông các huyện Quảng Hà, thị xã Móng Cái, Tiên Yên, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đông Triều và thị xã Uông Bí. So với các vùng đồng bằng, ở đây là những dải hẹp nhất, nơi rộng nhất 10 km.

- Dải thung lũng xen đồi núi chạy song song với phía Tây của vùng đồng bằng có độ cao phổ biến từ 50 - 200 m, độ dốc thoải, có nhiều đỉnh dông bằng phần lớn có nguồn gốc từ phù sa cổ.

3.1.2.3. Vùng quần đảo

Bao gồm 2000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, kéo dài thành hình cánh Cung song song với cánh cung Đông Triều. Trong đó có các đảo lớn như: Kế Bào, Cái bàn, Cái Chiên, Ba Mùn, Cô Tô ...

3.1.3. Khí hậu - thuỷ văn.

3.1.3.1. Khí hậu.

Khí hậu Quảng Ninh mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi bắc Việt Nam và có yếu tố riêng của một tỉnh ven biển, những quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn...là đặc trưng của khí hậu đại dương. Dựa vào các yếu tố khí hậu đặc trưng có thể chia các tiểu vùng khí hậu của tỉnh thành 3 tiểu vùng sau:

- Vùng trũng Ba Chẽ : Do địa hình lòng chảo nên ít bị ảnh hưởng của gió bão, mang đặc trưng của khí hậu miền núi. Mùa đông nhiệt độ xuống tới dưới

20c, xuất hiện nhiều sương muối, lượng mưa trung bình hàng năm là 2317 mm

- Vùng đồng bằng ven biển Đông bắc: Là dải đồng bằng ven biển ở phía nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái, mùa hạ thời tiết mát hơn các vùng khác, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2488 mm và thường bị ảnh hưởng của gió, bão và thuỷ triều.

- Vùng hải đảo : Mang tính chất khí hậu Đại dương, nhưng gần lục địa. lượng mưa hàng năm trung bình là 1733 mm, chịu ảnh hưởng nhiều của gió, bão. Vào mùa Đông thường có sương mù xuất hiện ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông.

Nhìn chung, khí hậu của Quảng Ninh thuận Lợi cho sản xuất đa dạng các loại cây trồng nông - lâm nghiệp song hạn chế chính của khí hậu là: lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa gây xói mòn và rửa trôi lớn ở những vùng núi cao dốc, các lưu vực sông suối do đó cần tạo ra những vùng phòng hộ đầu nguồn để giữ đất, giữ nước và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.3.2. Thuỷ văn

- Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng phần lớn là nhỏ, lòng sông hẹp và dốc, cự ly ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh không có vùng trung lưu, cửa sông khá rộng.

- Bao gồm 8 con sông chảy trên địa bàn tỉnh đó là: sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Diễn Vọng, sông Hà Cối, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ, sông Tiên Yên và sông Đầm Hà.

Nhìn chung các sông đều có diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn và khả năng điều tiết nước yếu. Các sông này đều bắt nguồn từ vùng núi cánh cung Đông Triều, độ chênh cao khá lớn, nhiều gềnh thác.

Mạng lưới suối khá dày đặc, mật độ 1,6 km/1km2. Tuy diện tích lưu vực các sông suối nhỏ nhưng đặc điểm thuỷ văn cũng tương đối phức tạp, sự phân

bố dòng chảy trong năm không đều. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng nước chảy trên sông, suối chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm là chính. Do vậy cần phải xây dựng các hồ đập chứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)