Bảng 3.1: Diện tích các loại đất, loại rừng TT Loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
* Đất tự nhiên toàn tỉnh 608142,0 100 A Đất lâm nghiệp 422.299,4 69,44 I Đất có rừng 265.966,6 43,73 I.1 Rừng tự nhiên 165.651,5 27,24 1 Rừng trung bình 12.475,3 2,05 2 Rừng nghèo 20.520,9 3,37 3 Rừng phục hồi 86.953,2 14,30 4 Rừng hỗn giao 21.963 3,61 5 Rừng lá kim 19.787,2 3,25 6 Rừng ngập mặn 18.143,1 2,98 7 Rừng trên núi đá 3.951,9 0,65 I.2 Rừng trồng 100.348,4 16,50 1 Có trữ lượng 27.180 4,47 2 Chưa có trữ lượng 60.182,4 9,90 3 Rừng đặc sản 12.986 2,14 B Đất chưa có rừng 156.332,8 25,71
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011)
Từ bảng trên cho thấy: Hiện trạng đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó:
3.3.1.1.1. Đất có rừng:
Đất có rừng chiếm 63% đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng tự nhiên chiếm 62,3% diện tích đất có rừng, rừng trồng chiếm 37,7%.
- Rừng trung bình.
Diện tích 12.384,8 ha, đây là loại rừng còn trữ lượng bình quân từ 80 - 110 m3/ha rừng kết cấu 2 3 tầng, tổ thành loài phong phú, hiện phân bố ở những nơi cao xa, trong các khu rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, trong rừng đặc dụng, tập trung nhiều ở các huyện: Hoành Bồ, Vân Đồn, Ba Chẽ ...
- Rừng nghèo
Diện tích 20.474,2 ha, Đây là loại rừng đã bị khai thác chọn nhiều lần, chất lượng rừng kém, trữ lượng bình quân từ 50 - 70 m3/ha. Tầng tán rừng bị phá vỡ từng mảng, những cây có giá trị kinh tế cao bị khai thác cạn kiệt, loại rừng này phân bố ở hầu hết các huyện thị.
- Rừng phục hồi
Diện tích là 85.833,1 ha. loại rừng này được phát triển từ sau khai thác kiệt (IIB)và sau nương rẫy (IIA) qua khoanh nuôi tái sinh rừng hoặc khoán bảo vệ. Rừng IIA chủ yếu là cây ưa sáng, mọc nhanh đồng tuổi, 1 tầng, trữ lượng không cao. Rừng IIB có cấu trúc phức tạp hơn: nhiều tuổi nhiều tầng, bao gồm nhiều loài cây. Rừng phục hồi được phân bố ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh.
- Rừng hỗn giao gỗ - tre, nứa.
Diện tích 22.463,3 ha, chiếm 13,5% diện tích rừng tự nhiên. loại rừng này chủ yếu là hỗn giao gỗ + tre nứa hoặc tre nứa hỗn giao với gỗ, phân bố tại các huyện: Hải Hà, Vân Đồn, Hoành Bồ, Móng Cái. Trữ lượng gỗ bình quân 50 - 70 m3/ha, tre nứa từ 1500 - 2000 cây/ha.
- Rừng ngập mặn.
Diện tích 18.285,6 ha, chiếm 11% diện tích rừng tự nhiên. là loại rừng được tái sinh tự nhiên trên các bãi triều ven biển, tập trung ở 10 huyện thị ven biển.
- Rừng trên núi đá.
* Rừng trồng:
Rừng trồng chiếm 38,8% diện tích có rừng, trong đó:
- Rừng trồng cây lấy gỗ: Diện tích 89.496,9 ha, chiếm 85,2 diện tích rừng trồng với các loài cây như: Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh.
- Rừng đặc sản diện tích:15.489,3 ha, chiếm 14,8% diện tích rừng trồng. Rừng đặc sản tập trung ở các huyện Bình liêu, Quảng Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ. Rừng trồng cây ăn quả ở các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng ...
3.3.1.1.2. Đất chưa có rừng
Diện tích 156.332,8 ha chiếm 37% diện tích đất lâm nghiệp tỉnh, trong đó: - Đất trống cỏ (IA) 43.245,9 ha, chiếm 27,7 %.
- Đất trống cây bụi (IB) 67.304,4 ha, chiếm 43 %.
- Đất trống có cây gỗ rải rác (IC) 45.782,5 ha, chiếm 29,3 % diện tích đất chưa có rừng.
3.3.1.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng
Bảng 3.2: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng
Đơn vị tính: ha TT Loại đất rừng Tổng số Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng sổ 422299,4 27489,7 156103 238706, 7 I Đất có rừng 266000 24678,5 106838,9 134449, 2 1 Rừng tự nhiên 165651,5 22398,7 72230,9 72464,9 2 Rừng trồng 100348,4 2279,8 34608 61984,3 3 Đất chưa có rừng 156332,8 2811,2 49264,1 104257, 5
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011)
Nhận xét:
Rừng đặc dụng chiếm 6,5 % Rừng phòng hộ chiếm 37 % Rừng sản xuất chiếm 56,5 %. - Diện tích các loại rừng + Rừng đặc dụng.
Diện tích đất có rừng chiếm 89,8 % tổng diện tích rừng đặc dụng. Trong đó: rừng tự nhiên 81,5%, rừng trồng 8,3%.
Điện tích đất chưa có rừng chiếm 10,2%. Diện tích rừng đặc dụng + Rừng phòng hộ
Diện tích đất có rừng chiếm 68,4% tổng diện tích rừng phòng hộ, trong đó: rừng tự nhiên 46,3%, rừng trồng 22,1%.
Diện tích đất chưa có rừng chiếm 31,6% tổng diện tích phòng hộ. + Rừng sản xuất.
Diện tích đất có rừng chiếm 56,3% tổng diện tích rừng sản xuất, trong đó: rừng tự nhiên 29,7%, rừng trồng 26,6%.
Đất chưa có rừng 43,7% diện tích rừng sản xuất.
3.3.1.3. Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Bảng 3.3: Phân loại đất lâm nghiệp theo chủ quản lý. Đơn vị tính : ha Chủ quản lý Đất lâm nghiệp Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất chưa có rừng DNNN 187.583,30 74.786,40 41.067,30 71.729,60 BQL. Rừng phòng hộ 13.057,60 7.805,60 1.926,50 3.325,50 BQL rừng đặc dụng 27.543,40 21.863,40 1.526,50 4.153,50 Hộ gia đình 82.308,90 18.184.5 45.276,40 37.032,50 Tập thể 2.201,20 1.177,00 806,2 218 Lực lượng vũ trang 2.047,70 486,8 1.062,70 498,2 UBND 97.392,60 40.595,90 12.264,50 44.532,20 Chủ khác 3.046,80 944,8 1.056,10 1.045,90
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, 2011.)
Nhận xét:
- Đất lâm nghiệp
Phần lớn đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước và các ban quản lý rừng (chiếm 52,7% diện tích đất lâm nghiệp). Chủ quản lý là hộ gia đình 23,2%, còn lại là UBND xã, tập thể và các chủ khác. Như vậy tỷ lệ đất lâm nghiệp chưa giao cho ai mà vẫn thuộc UBND các xã, thị trấn và tập thể còn cao. Sau rà soat 3 loại rừng cần tiến hành làm thủ tục giao đất cho các tập thể, cá nhân theo đúng luật định.
+ Đất có rừng tự nhiên: Có tới 50,3% diện tích rừng tự nhiên thuộc quyền sử dụng của các doanh nghiệp Nhà nước và các ban quản lý; 10,9% diện tích thuộc hộ gia đình; còn lại là diện tích thuộc các UBND, tập thể.
+ Đất có rừng trồng: Có 42,4% diện tích rừng trồng thuộc quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước và các ban quản lý rừng; 43,1% diện tích của hộ gia đình; còn lại thuộc các UBND xã và tập thể và các chủ quản lý khác. Như vậy
chứng tỏ: những năm gần đây, công tác trồng rừng của địa phương có nhiều chuyển biến, ngoài các doanh nghiệp Nhà nước, các ban quản lý thì các hộ gia đình cũng là những lực lượng quan trọng góp phần đáng kể trong kết quả trồng rừng của tỉnh.
+ Đất chưa có rừng: Có 48,7% diện tích thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp Nhà nước và các ban quản lý; 22,8% diện tích thuộc các hộ gia đình; còn lại thuộc UBND xã, tập thể và các chủ quản lý khác. Như vậy: tiềm năng đất trống để tạo rừng trong tỉnh còn lớn, diện tích này có hầu hết ở các chủ thể, nhiều nhất thuộc các DNNN và các ban quản lý rừng.