Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 34 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh là tỉnh biên giới, miền núi, hải đảo thuộc vùng Đông Bắc của đất nước. Nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ và chạy dài theo cánh cung từ Đông Triều đến Bình Liêu - Móng Cái tiếp giáp với vùng Thập Vạn Đại sơn Trung Quốc. Quảng Ninh có biên giới đất liền (dài 132,8 km) và hải phận giáp nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trung tâm của tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội 153 km theo đường QL 18.

* Toạ độ địa lý :

- Từ 200 40’ đến 210 40’ Vĩ độ Bắc

- Từ 106 0 26’ đến 108 0 31’ Kinh độ Đông.

Chiều ngang từ Đông sang Tây là 195 km, và chiều dọc từ Bắc xuống Nam là 102 km.

* Ranh giới : Quảng Ninh có trên 300 km giáp với các tỉnh và 132,8 km giáp với Trung Quốc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Trung Quốc - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương. - Phía Nam giáp TP. Hải Phòng

Quảng Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ, cả nước và Quốc tế.

3.1.2. Địa hình địa thế.

Địa hình địa thế ở Quảng Ninh có thể chia thành 3 vùng chính:

3.1.2.1. Vùng núi thấp và trung bình Nam Mẫu - Bình Liêu.

Điển hình của vùng này là hai dãy Nam Mẫu (Yên Tử) và Bình Liêu được ngăn cách nhau bởi thung lũng các sông Ba Chẽ, Phố Cũ và Tiên Yên. Hai dãy núi này gọi là cánh cung Đông Triều của vùng Đông Bắc Việt Nam.

3.1.2.2. Vùng đồi và đồng bằng duyên hải

- Ở đây gồm các đồng bằng phù sa và thung lũng xen đồi núi thuộc phía Đông các huyện Quảng Hà, thị xã Móng Cái, Tiên Yên, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đông Triều và thị xã Uông Bí. So với các vùng đồng bằng, ở đây là những dải hẹp nhất, nơi rộng nhất 10 km.

- Dải thung lũng xen đồi núi chạy song song với phía Tây của vùng đồng bằng có độ cao phổ biến từ 50 - 200 m, độ dốc thoải, có nhiều đỉnh dông bằng phần lớn có nguồn gốc từ phù sa cổ.

3.1.2.3. Vùng quần đảo

Bao gồm 2000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, kéo dài thành hình cánh Cung song song với cánh cung Đông Triều. Trong đó có các đảo lớn như: Kế Bào, Cái bàn, Cái Chiên, Ba Mùn, Cô Tô ...

3.1.3. Khí hậu - thuỷ văn.

3.1.3.1. Khí hậu.

Khí hậu Quảng Ninh mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi bắc Việt Nam và có yếu tố riêng của một tỉnh ven biển, những quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn...là đặc trưng của khí hậu đại dương. Dựa vào các yếu tố khí hậu đặc trưng có thể chia các tiểu vùng khí hậu của tỉnh thành 3 tiểu vùng sau:

- Vùng trũng Ba Chẽ : Do địa hình lòng chảo nên ít bị ảnh hưởng của gió bão, mang đặc trưng của khí hậu miền núi. Mùa đông nhiệt độ xuống tới dưới

20c, xuất hiện nhiều sương muối, lượng mưa trung bình hàng năm là 2317 mm

- Vùng đồng bằng ven biển Đông bắc: Là dải đồng bằng ven biển ở phía nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái, mùa hạ thời tiết mát hơn các vùng khác, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2488 mm và thường bị ảnh hưởng của gió, bão và thuỷ triều.

- Vùng hải đảo : Mang tính chất khí hậu Đại dương, nhưng gần lục địa. lượng mưa hàng năm trung bình là 1733 mm, chịu ảnh hưởng nhiều của gió, bão. Vào mùa Đông thường có sương mù xuất hiện ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông.

Nhìn chung, khí hậu của Quảng Ninh thuận Lợi cho sản xuất đa dạng các loại cây trồng nông - lâm nghiệp song hạn chế chính của khí hậu là: lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa gây xói mòn và rửa trôi lớn ở những vùng núi cao dốc, các lưu vực sông suối do đó cần tạo ra những vùng phòng hộ đầu nguồn để giữ đất, giữ nước và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.3.2. Thuỷ văn

- Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng phần lớn là nhỏ, lòng sông hẹp và dốc, cự ly ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh không có vùng trung lưu, cửa sông khá rộng.

- Bao gồm 8 con sông chảy trên địa bàn tỉnh đó là: sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Diễn Vọng, sông Hà Cối, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ, sông Tiên Yên và sông Đầm Hà.

Nhìn chung các sông đều có diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn và khả năng điều tiết nước yếu. Các sông này đều bắt nguồn từ vùng núi cánh cung Đông Triều, độ chênh cao khá lớn, nhiều gềnh thác.

Mạng lưới suối khá dày đặc, mật độ 1,6 km/1km2. Tuy diện tích lưu vực các sông suối nhỏ nhưng đặc điểm thuỷ văn cũng tương đối phức tạp, sự phân

bố dòng chảy trong năm không đều. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng nước chảy trên sông, suối chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm là chính. Do vậy cần phải xây dựng các hồ đập chứa nước lớn nhỏ, xây dựng một hệ thống rừng phòng hộ hợp lý, lâu bền có ý nghĩa lớn cho việc cung cấp nước để phát triển sản xuất cây trồng lâm - nông nghiệp.

3.1.4. Địa chất - thổ nhưỡng

Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu về đất, Quảng Ninh hiện có 5 nhóm đất chính:

. Nhóm đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi trung bình (FH) . Nhóm đất Feralít mùn vàng đỏ trên núi thấp (F)

. Nhóm đất Feralít đỏ vàng điển hình vùng đồi (F) . Nhóm đất phù sa thung lũng và đồng bằng ven biển . Nhóm đất đá vôi

Nhìn chung: Địa chất thổ nhưỡng ở Quảng Ninh có những đặc điểm khá đặc trưng:

- Các loại đá tạo đất thường là sa thạch và mác ma axít kết tủa chua. Bản thân chúng là các loại đá nghèo dinh dưỡng, kiến trúc hạt thô, khó phong hoá nên đất hình thành trên nó cũng nghèo, kết cấu rời rạc, dễ bị rửa trôi và xói mòn.

- Các loại phiến thạch sét, phù sa cổ và phù sa mới khá màu mỡ nhưng diện tích lại ít, phần nhiều bị ảnh hưởng của nước mặn ven biển nên sẽ bị hạn chế trong canh tác nông - lâm nghiệp.

- Các diện tích núi đá, bãi cát, đầm, hồ nước tuy chúng không thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp nhưng mặt mạnh của chúng chỉ ở Quảng Ninh mới có như tạo thành những quần thể cảnh quan du lịch, phục vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Sự đa dạng về tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh học sẽ tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển đa dạng các loài cây trồng.

Quảng Ninh có hệ sinh thái tự nhiên biển với nhiều cảnh quan có giá trị bảo tồn thiên nhiên, giá trị thẩm mỹ cao là động lực cho phát triển du lịch.

Đất lâm nghiệp chiếm 71,3% diện tích tự nhiên, là tiềm năng để phát triển lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm trồng cây lâm sản ngoài gỗ (ba kích, mây nếp, tre bát độ) tại tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2006 2011​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)