CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3. Đánh giá động lực làm việc tại nhà trường
Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả khảo sát yếu tố “Động lực làm việc”
STT Động lực làm việc Khảo sát Min Max Điểm TB Phương sai
DL1
Công việc hiện tại thú vị giúp tôi có động lực làm việc
199 1 5 2,77 0,818
DL2
Tôi cảm thấy thoải mái, tâm trạng tốt khi làm việc tại nhà trường
199 1 5 2,80 0,809
DL3
Tôi có thể hy sinh quyền lợi cá nhân để thực hiện thêm một phần công việc
199 1 5 2,85 0,751
DL4
Tôi muốn nâng cao trình độ hơn để cống hiến hơn
199 1 5 3,04 0,839
Mức trung bình động lực làm việc 2,86
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu
Mức trung bình của thang đo “Động lực làm việc” là 2,86 điểm, điểm số này cho thấy thực trạng động lực hiện tại của công ty đang xuống thấp dưới mức trung bình, đặc biệt yếu tố “Công việc hiện tại thú vị giúp tôi có động lực làm việc” và yếu tố
“Tôi cảm thấy thoải mái, tâm trạng tốt khi làm việc tại trường” chỉ đạt điểm 2,77 và 2,80, kết quả khảo sát thể hiện rõ ràng tình trạng xuống cấp động lực nội tại của công nhân viên đang làm việc tại trường. Đó là kết quả của việc áp dụng những chính sách trong nhà trường đối với người lao động chưa phù hợp cách chủ quan hoặc khách quan. Làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng làm việc của người lao động, môi trường làm việc trở nên không thoải mái, nhàm chán. Tâm trạng làm việc không tốt và công việc
không còn thú vị cũng là nguyên nhân chính làm cho người lao động không muốn nỗ lực làm việc gây khó khăn cho việc cải thiện năng suất công việc. Bên cạnh những yếu tố tiêu cực trường vẫn còn những chính sách duy trì động lực làm việc và người lao động vẫn còn nguyện vọng có những chuyển biến tại tốt hơn tại nơi làm việc, được chứng minh bằng điểm số 3,04 “Tôi muốn nâng cao trình độ hơn để cống hiến hơn”.
Bảng 4.14: Số lượng lao động nghỉ việc năm 2018-2020
Lý do nghỉ việc Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Vi phạm nội quy 3 1 0 (67) (100)
Thu nhập không tương xứng 5 7 6 40 (14) Phúc lợi không đảm bảo 5 6 5 20 (17) Không phù hợp với công việc 3 4 5 33 25
Môi trường làm việc 6 3 5 (50) 67
Bất hòa với đồng nghiệp/cấp trên 4 2 3 (50) 50
Lý do khác 4 2 3 (50) 50
Tổng 30 25 27 (17) 8
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu
Nhìn chung, số lượng người lao động nghỉ và bỏ việc tăng dần từ năm 2018 đến 2020 với nhiều lý do khác nhau như: Thu nhập và phúc lợi không tương xứng, môi trường làm việc chưa đảm bảo. Cụ thể, năm 2018, 2019 và 2020 số người nghỉ việc do thu nhập không tương xứng là 5 người, 7 người và 6 người; Số người nghỉ do phúc lợi không đảm bảo là 5 người, 6 người và 5 người; Số người nghỉ do môi trường làm việc là 6 người, 3 người và 5 người. So sánh tỷ trọng người nghỉ việc năm 2019 với năm 2018 có tổng số người nghỉ việc giảm 17%. Năm 2020 với năm 2019 có tổng số người nghỉ việc tăng 8%. Những yếu tố tích cực và còn hạn chế liên quan đến vấn đề nghỉ và bỏ việc được tổng kết như sau:
Những yếu tố tích cực
Bảng 4.15: Tóm tắt những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc
TT Yếu tố tích cực Điểm
TB
1 Công việc phù hợp với chuyên môn. 3,58
2 Công việc phù hợp với tính cách và năng lực 3,33 3 Người lao động được khuyến khích sáng tạo cải tiến năng suất, tăng
hiệu quả công việc 3,49
4 Người lao động được trao quyền hạn tương ứng với trách nhiệm 3,32 5 Điều kiện làm việc an toàn, không độc hại 3,33 6 Chính sách công ty luôn luôn đề cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ. 3,45 7 Khách hàng đánh giá cao văn hóa nhà trường 3,30
8 Cấp trên thân thiện, dễ dàng giao tiếp 3,35
9 Người lao động nhận được sự hỗ trợ của cấp trên để giải quyết công
việc 3,31
10 Cấp trên đối xử công bằng 3,48
11 Đồng nghiệp đáng tin cậy 3,32
12 Đồng nghiệp gần gũi thân thiện 3,48
13 Chính sách khen thưởng công bằng, đúng lúc, đúng người và công khai 3,53 14 Công nhân viên hài lòng về phần thưởng được nhận 3,50 15 Mức lương phù hợp với mức lương trên thị trường 3,51 16 Chính sách lương & phúc lợi quy định rõ ràng, trả lương đúng hạn 3,46
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Những yếu tố còn hạn chế
Bảng 4.16: Tóm tắt những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc
STT Vấn đề cần điều chỉnh Điểm TB
A Công việc thú vị không bị nhàm chán, có tính thách thức 3,02 B Tôi hiểu tầm quan trọng công việc của mình đối với chiến lược
phát triển nhà trường 2,97
C Tôi tự hào vì mình góp phần tạo ra dịch vụ của nhà trường 2,98
D Văn hóa trường học luôn được đề cao 2,91
E Cấp trên khéo léo trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ phòng 2,95
F Cấp trên có năng lực điều hành tốt 2,98
G Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau 2,92 H Cơ hội thăng tiến công bằng cho các thành viên 2,95 I Có tổ chức khóa đạo tạo nâng cao chuyên môn 3,00 K Tiền lương được trả công băng giữa các thành viên 2,96
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 4.17: Bảng: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Stt Nhân tố Giá trị % Thứ tự
1 “Thu nhập và phúc lợi” 0.196 22.87 1
2 “Công việc” 0.187 21.82 2
3 “Chính sách đãi ngộ” 0.168 19.60 3
4 “Thương hiệu và văn hóa nhà
trường” 0.134 15.64 4
5 “Cấp trên trực tiếp” 0.116 13.54 5
6 “Đồng nghiệp” 0.056 6.53 6
Tổng 0.857 100.00
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả nghiên cứu có 6 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại HVAQ cơ sở BRVT. Nhân tố thu nhập cá nhân có mức độ ảnh hưởng 22,87%,
Công việc 21,82%, Chính sách đã ngộ 19,6%, Thương hiệu và văn hóa nhà trường la 15,64%, Cấp trên trực tiếp 13,54%, Quan hệ đồng nghiệp 6,53%.