CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2. Thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Trường Song ngữ Quốc tế
4.2.4. Thực trạng yếu tố “Thương hiệu và văn hóa” tại trường
Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh quốc – UKA BR luôn chú trọng thương hiệu, chất lượng dịch vụ là định hướng chiến lược phát triển lâu dài cho trường. Với phương châm trường là nơi an toàn và phụ huynh hoàn toàn yên gửi con mình đến học. Luôn đảm bảo chất lượng dạy, học, an toàn, sức khỏe cho người học…
STT Thương hiệu và văn hóa trường học
Khảo
sát Min Max Điểm
Phương sai
THVH1 Trường có chiến lược
phát triển bền vững 199 1 5 3,20 0,987
THVH2 Tôi tự hào về thương
hiệu trường 199 1 5 3,33 0,915
THVH3
Chính sách trường luôn luôn đề cao chất lượng dịch vụ. 199 1 5 3,45 0,937 THVH4 Tôi tự hào vì mình góp phần tạo ra dịch vụ trường 199 1 5 3,30 1,049 THVH5
Tôi vui khi thấy khách hàng đánh giá cao văn hóa trường mình
199 1 5 2,98 1,008
THVH6 Văn hóa trường luôn
được đề cao 199 1 5 2,91 0,968
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu
Nhận xét: Kết quả điểm trung bình yếu tố “Văn hóa trường luôn được đề cao”
chỉ đạt 2,91 điểm, yếu tố “Trường có chiến lược phát triển bền vững” chỉ đạt 3,20. Nguyên nhân vì phần đông đa số người lao động chưa được biết về chiến lược phát triển và kinh doanh cũng như định hướng của trường. Do những chính sách phát triển, mục tiêu kinh doanh dài hạn thường chỉ được chia sẻ cho một số nhân viên chủ chốt và bộ phận quản lý trong trường.
Điểm trung bình yếu tố “Tôi vui khi thấy khách hàng đánh giá cao văn hóa trường mình” đạt điểm 2,98. Nguyên nhân do đa số giáo viên và nhân viên chưa hiểu về văn hóa trường. Do giáo viên các khối đặt mục tiêu cao nhất là đạt được số lượng học sinh, doanh thu về học phí, thời gian làm việc ở các phòng ăn, phòng học,…đôi khi chưa được phổ biến đầy đủ về văn hóa trường. Chính vì vậy bản thân người lao
động cũng chưa hiểu được văn hóa trường, điều đó khiến họ bàng quang không quan tâm việc phụ huynh đánh giá cao hay thấp văn hóa trường mình họ cũng không quan tâm lưu ý.
Vấn đề thương hiệu và văn hóa thường không được quan tâm ở bộ phận bán trú, nhà ăn, giữ xe, bảo vệ, người lao động ở các bộ phận này thường chỉ quan tâm đến nhiệm vụ tại vị trí họ đảm nhận và làm việc cho đến hết thời gian làm việc là hoàn tất nhiệm vụ. Quản lý khu bán trú, nhà ăn, vệ sinh hướng đến nhiều mục tiêu như: Sạch sẽ, an toàn trong sinh hoạt và thực phẩm, an ninh tốt, vệ sinh tốt. Vì vậy, việc phổ biến văn hóa công ty tại bộ phận này cũng không được chú ý quan tâm đúng mức.
Bảng 4.6: Các chia sẻ liên quan tới văn hóa công ty tới người lao động
STT Tham gia Nội dung họp Tần suất
1 Giảng viên và các cấp quản lý
Phổ biến nhận việc:
+ Giới thiệu tổng quan về trường. + Lịch sử hình thành và phát triển. + Thành tựu và chiến lược trường + Văn hóa công ty và luật lao động + Các phúc lợi và nhiệm vụ
1 lần lúc nhận việc
2 Toàn thể giảng viên, nhân viên
Tổng kết năm:
+ Lịch sử hình thành và phát triển trường
+ Thành tựu đạt được sau một năm hoạt động.
+ Mục tiêu kinh doanh năm sau.
1 lần/năm
(Nguồn: Tác giả thu thập)
Sự chia sẻ có liên quan đến văn hóa trường được ghi nhận với những hoạt động mang tính cố định và tần suất xảy ra còn hạn chế. Có những nội dung chỉ xảy ra một lần khi người lao động nhận việc, và cũng có những nội dung được lặp lại một năm
một lần như dịp lễ tổng kết năm mới có thời gian nhắc nhớ về lịch sử hình thành và phát triển của trường.