Thực trạng yếu tố “Cấp trên trực tiếp” tại trường

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại học viện anh quốc cơ sở bà rịa (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Trường Song ngữ Quốc tế

4.2.5. Thực trạng yếu tố “Cấp trên trực tiếp” tại trường

Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả khảo sát yếu tố “Cấp trên trực tiếp” STT Sự hỗ trợ của

cấp trên Khảo sát Min Max Điểm TB

Phương sai QL1 Cấp trên thân thiện, dễ dàng giao tiếp 199 1 5 3,35 0,991 QL2 Tôi nhận được sự hỗ trợ của cấp trên để giải quyết công việc

199 1 5 3,31 0,913

QL3 Cấp trên đối xử

công bằng 199 1 5 3,48 0,938

QL4

Cống hiến trong công việc được cấp trên ghi nhận

199 1 5 3,28 1,045

QL5

Cấp trên khéo léo trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ phòng

199 1 5 2,95 0,935

QL6 Cấp trên có năng

lực điều hành tốt 199 1 5 2,98 0,892

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

Nhận xét: Kết quả yếu tố “Cấp trên khéo léo trong giải quyết vấn về mâu thuẫn nội bộ phòng” chỉ đạt 2,95 điểm. Nguyên nhân do đa số các quản lý ở bộ phận các khối đều xuất thân từ giáo viên, quản lý học sinh,… có tay nghề và kinh nghiệm lâu

năm được đề cử lên mà chưa được đào tạo chuyên sâu về quản lý con người, họ có kinh nghiệm nhưng còn thiếu kỹ năng lãnh đạo. Các quyết định của họ phần lớn mang tính chủ quan là tự quyết không tham khảo ý kiến và bàn bạc với cấp dưới, vì vậy các quyết định của họ có phần chưa khéo léo trong các mâu thuẫn nội bộ.

Cũng vì những nguyên nhân trên nên yếu tố “Cấp trên điều hành tốt” chỉ đạt 2,98 điểm. Có thể nói các quản lý có khả năng điều hành công việc tốt nhưng khả năng quản lý con người còn yếu cần phải chú ý cải thiện. Theo dữ liệu điều tra thực tế tại công ty về lý do nghỉ việc của người lao động cho thấy năm 2020 số lượng người nghỉ việc vì mâu thuẫn với đồng nghiệp và cấp trên tăng gấp đôi so với năm 2019. Theo ghi nhận của phòng nhân sự trung bình mỗi 3 tháng sẽ có xảy ra từ 1 đến 2 vụ mâu thuẫn tại nơi làm việc, chủ yếu từ bộ phận chăm sóc học sinh, bán trú, nhà ăn, bảo vệ, giáo viên mầm non.

Bảng 4.8: Các cuộc họp trao đổi giữa quản lý, giáo viên và nhân viên STT Người tham gia cuộc họp Nội dung họp Tần suất

1 Quản lý – Giáo viên Đầu mỗi học kỳ 1 lần/học kỳ 2 Quản lý – GV, NV Phàn nàn của phụ

huynh Không cố định

3 Quản lý – Giáo viên Tai nạn của học sinh Không cố định 4 Quản lý – Nhân viên Tai nạn thực phẩm Không cố định

(Nguồn: Tác giả thu thập)

Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh quốc – UKA BR đề cao mối quan hệ bình đẳng giữa giáo viên, nhân viên với các quản lý, nhằm mục đích mang đến bầu khí thân thiện cởi mở, người lao động có thể trình bày ý kiến trực tiếp với quản lý bộ phận hoặc quản lý cấp cao hơn về những sáng kiến của mình. Các ý tưởng và thông tin được ghi nhận sẽ góp phần vào sự cải tiến phát triển hoạt động của trường, qua đó người lao động có thể cảm nhận sự quan tâm, tôn trọng từ các cấp quản lý. Sự giao tiếp trao đổi giữa người quản lý bộ phận và người lao động thường diễn ra ở khoảng thời gian bắt đầu mỗi ngày làm việc.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại học viện anh quốc cơ sở bà rịa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)